Các giải pháp chính sách và thể chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất bưởi đỏ trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 89 - 90)

Các cơ quan Nhà nước, mà trực tiếp là UBND, Sở NN&PTNT và Sở KH- CN tỉnh Hòa Bình; UBND Huyện Tân Lạc, các xã, thị trấn vùng bưởi đỏ cần có sự hỗ trợ nông dân trong quá trình sản xuất, kinh doanh bưởi đỏ.

Các cơ quan chuyên môn của huyện nên tham mưu cho lãnh đạo để hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cho người sản xuất để họ yên tâm sản xuất. Mở rộng nhiều hình thức, nhiều thành phần kinh tế tham gia tiêu thụ sản phẩm thông qua ưu đãi về thuế, tín dụng.

Có cơ chế và khuyến khích cho việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong các lĩnh vực: giống, phân bón, kỹ thuật đầu tư thâm canh, kỹ thuật tưới nước, công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm quả.

Tỉnh Hòa Bình và huyện Tân Lạc cần có chính sách ưu đãi về vốn vay cho các hộ nông dân tham gia chương trình phát triển cây ăn quả, vốn có lãi suất thấp, thời gian vay dài; đồng thời có chính sách khuyến khích mở rộng sản xuất hàng hóa đới với sản phẩm bưởi đỏ.

Thực hiện Bảo hiểm cho sản phẩm bưởi đỏ:

Quỹ bảo hiểm về giá: trên cơ sở tự nguyện và chủ yếu do người dân đóng góp. Chính quyền quy định về giá trần và giá sàn. Nếu sản phẩm bán vượt quá giá trần thì người sản xuất phải nộp một tỷ lệ nhất định để xây dựng quỹ, nếu bán thấp hơn giá sàn thì được trợ giá.

Quỹ bảo hiểm thiên tai: trên cơ sở tự nguyện đóng góp của người dân, nhưng phải đóng thường xuyên theo mùa vụ. Nếu thiệt hại do thiên tai trên mức quy định thì được hưởng trợ cấp từ quỹ này.

Bên cạnh đó, cần đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi, giao thông, tạo thuận lợi phát triển sản xuất và lưu thông sản phẩm, góp phần hạ giá thành, nâng cao thu nhập cho người trồng bưởi đỏ và các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng bưởi đỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất bưởi đỏ trên địa bàn huyện tân lạc, tỉnh hòa bình (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)