Phần 1 Mở đầu
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đất có nguồn gốc từ nông,
công ty được chuyển đổi từ các NLT và trực tiếp tổ chức thanh tra việc quản lý, sử dụng đất của các nông trường, lâm trường và các công ty được chuyển đổi từ các nông trường, lâm trường.
Thời hạn, qui trình tiến hành cuộc thanh tra được qui định cụ thể tại Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ qui định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Nội dung thanh tra được đánh giá căn cứ theo qui định tại Thông tư số 04/204/2005/TT-BTNMT ngày 18/7/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW và thi hành Luật Đất đai 2013:
Nghị quyết 30-NQ/TW xác định sẽ tiếp tục xử lý các trường hợp đất cho thuê, cho mượn, đất bị lấn chiếm, tranh chấp.
2.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường lâm trường
2.1.4.1. Nhóm các yếu tố về năng lực quản lý Nhà nước về đất đai
Trong những năm gần đây, bước vào công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đất đai đã có những bước chuyển biến tích cực, kiến thức cũng như năng lực thực tiễn quản lý về đất đai nói riêng ngày càng được nâng cao, Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước về đất đai nói riêng
đã tích cực tham mưu, hoạch định chính sách ở tầm chiến lược, cụ thể: tham mưu xây dựng chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật trên tất cả các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực đất đai.
Tuy nhiên bên cạnh những điểm tích cực đó, đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng vẫn còn những bất cập và hạn chế cần phải khắc phục. Một số cán bộ công chức lãnh đạo, quản lý nhà nước không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, thiếu kiến thức về chuyên môn, bất cập về nhiều mặt. Sự thiếu hụt những cán bộ có trình độ, năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức, quản lý giỏi; thừa cán bộ lãnh đạo, quản lý kém cả phẩm chất đạo đức, sức khỏe cũng như năng lực công tác. Có thể nói những tồn tại nói trên là một trong những thách thức lớn của công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường nói riêng trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay.
2.1.4.2. Nhóm các yếu tố về tự nhiên và kỹ thuật
Các yếu tố tự nhiên
Đất ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng suất, phân bố cây trồng của các NLT. Trong đó, độ phì nhiêu là thuộc tính quan trọng nhất, là dấu hiệu chất lượng của đất. Độ phì nhiêu tự nhiên được tạo ra do kết quả của quá trình hình thành và phát triển của đất với các thuộc tính lý học, hoá học, sinh vật học và gắn chặt chẽ với điều kiện thời tiết, khí hậu. Độ phì nhiêu nhân tạo là kết quả của quá trình lao động sản xuất của con người. Độ phì nhiêu kinh tế là sự thống nhất của độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo, nhằm sử dụng có hiệu quả độ phì nhiêu của đất trồng.
Khí hậu, thủy văn ảnh hưởng đến thời vụ, cơ cấu, khả năng xen canh tăng vụ, mức ổn định của sản xuất tại các nông, lâm trường. Các điều kiện thời tiết có tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy sự phát sinh và lan tràn dịch bệnh cho vật nuôi, các sâu bệnh có hại cho cây trồng. Những tai biến thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, bão… gây thiệt hại nghiêm trọng cho hoạt động nông, lâm trường.
Các yếu tố kỹ thuật
Quy mô, diện tích đất đai có ảnh hưởng đến thu nhập và sự phát triển của NLT. Các NLT có quy mô diện tích đất ít, nằm phân tán, không tập trung thì khó
có thể phát triển sản xuất hàng hóa. Ngược lại các NLT có quy mô diện tích đất lớn, nằm tập trung rất thuận lợi cho việc sản xuất hàng hóa.
2.1.4.3. Nhóm các yếu tố về kinh tế, xã hội
Dân cư, lao động ảnh hưởng đến cơ cấu, sự phân bố cây trồng, vật nuôi. Để sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn nhân lực trong nông, lâm nghiệp cần thiết phải xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, phân bố và phân bố lại lao động hợp lý, cải tiến tổ chức lao động,...
Vốn, thị trường tiêu thụ ảnh hưởng đến việc điều tiết sản xuất, hướng chuyên môn hóa của NLT. Vốn là nguồn lực hạn chế đối với các ngành kinh tế nói chung, NLT nói riêng. Vốn sản xuất vận động không ngừng từ phạm vi sản xuất sang phạm vi lưu thông và trở về sản xuất. Hình thức của vốn sản xuất cũng thay đổi từ hình thức tiền tệ sang hình thức tư liệu sản xuất và tiền lương cho nhân công đến sản phẩm hàng hoá và trở lại hình thức tiền tệ… Vốn sản xuất trong NLT là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp.
Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài vốn cố định, các NLT còn cần có vốn lưu động. Để tiến hành sản xuất kinh doanh cần thiết phải ứng trước một số tiền nhất định để mua sắm tư liệu lao động, trong quá trình sử dụng các tư liệu lao động này không thay đổi hình thái vật chất ban đầu và tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm mới theo mức độ hao mòn, phần vốn ứng trước đó được gọi là vốn cố định. Ngoài vốn cố định muốn tiến hành sản xuất kinh doanh cần có vốn lưu động. Vốn lưu động là vốn bằng tiền ứng trước để xây dựng dự trữ cho sản xuất.
2.1.4.3. Nhóm các yếu tố về trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác chuyên môn về quản lý đất đai
Hiện nay có thể nói công tác quản lý nhà nước về đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường có sự đóng góp rất lớn của lực lượng cán bộ chuyên môn làm công tác quản lý nhà nước về đất đai và trang thiết bị máy móc chuyên môn.
Để công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường nói riêng phát huy được hiệu quả thì công tác đo đạc, cập nhật bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch…cần phải được thực hiện thường xuyên và cần có độ chính xác cao nhằm tránh những sai sót, trùng lặp dẫn đến tình trạng tranh chấp, sai lệch, kiện cáo. Vì vậy có thể nói ngoài yếu tố về chuyên môn của cán bộ làm
công tác quản lý đất đai, trang thiết bị máy móc là một phần không thể thiếu trong công tác trắc địa, đo đạc bản đồ... phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai. Việc đổi mới máy móc, trang thiết bị trong không chỉ một lĩnh vực về quản lý đất đai mà trong mọi lĩnh vực giúp việc tiết kiệm chi phí, đem lại độ chính xác cao làm cho các công tác đo đạc, cập nhật được diễn ra nhanh chóng và kịp thời bởi sự hỗ trợ của các loại máy móc chuyên dụng giúp việc thực hiện các công tác quản lý về đất đai được diễn ra nhanh chóng, đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật, không phát sinh lỗi đảm bảo công tác cập nhật được chính xác nhất và thuận tiện hơn so với các phương pháp thủ công nhất là trong giai đoạn hiện nay khi quá trình số hóa, cập nhật cơ sở dữ liệu, thông tin về đất đai yêu cầu độ chính xác cao nhằm phục vụ hiệu quả cho công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ trên khắp các địa phương của cả nước.
Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy không chỉ các đơn vị nhà nước mà cả các doanh nghiệp tư nhân của cả nước vấn đề trang thiết bị máy móc còn gặp khá nhiều khó khăn như thiếu vốn hay thiếu trang thiết bị máy móc chuyên dụng, hoặc trang thiết bị lỗi thời, cũ kỹ và lạc hậu. Các thiết bị máy móc dùng cho đo đạc, trắc địa, công tác chuyên môn…đã cũ, khó đáp ứng được yêu cầu về độ chính xác của việc cập nhật bản đồ đất đai trên các tỉnh, thành và các địa phương, theo thống kê, hiện nay có đến gần 70% thiết bị máy móc đã có tuổi thọ hàng chục năm, trong đó có khoảng 60% máy móc thiết bị đo đạc đã hết khấu hao, có 50% trang thiết bị máy móc chỉ được tân trang lại mới để tiếp tục sử dụng, việc thay thế chỉ đơn lẻ từng bộ phận nhỏ, chắp vá và thiếu đồng bộ, tình trạng máy móc mới, tiên tiến và hiện đại chỉ chiếm một con số nhỏ khoảng 4-5%. Chính những lý do đó đã khiến cho công tác quản lý đất đai nhất là trong đo đạc, cập nhật bản đồ bị chậm, thiếu chính xác, không hiệu quả gây thất thoát lớn cho địa phương và làm giảm hiệu quả quản lý đất đai tại các cấp, các ngành, và gây ra việc chậm trế trong công tác đăng ký và cấp GCNQSDĐ tại nhiều tỉnh, thành và địa phương.Vì vậy, để đạt được hiệu quả trong công tác quản lý đất đai nói chung và công tác quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường nói riêng thì không chỉ cần một đội ngũ cán bộ có chuyên môn, năng lực mà việc đầu tư trang thiết bị máy móc cũng đóng một vai trò thiết yếu và quan trọng, nên việc nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng của năng lực của trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác chuyên môn về đất đai là hết sức cần thiết.
2.1.4.4. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; công tác tuyên truyền, tăng cường nhận thức về quy định của pháp luật đất đai trong nhân dân
phương luôn là một trong những nhiệm vụ nhận được quan tâm chỉ đạo của các ngành, các cấp với yêu cầu đặt ra là phải từng bước nâng cao hiệu quả trong việc phối hợp quản lý hoạt động này giữa các cấp, ngành tại các địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Thời gian qua, hoạt động quản lý đất đai trên địa cả nước đã có nhiều nét chuyển biến. Các ngành, các cấp tại các địa phương đã thực hiện tốt các chỉ đạo và vào cuộc quyết liệt. Mỗi cơ quan, địa phương đã xây dựng kế hoạch và thực hiện nhiều biện pháp cụ thể, từng bước đưa hoạt động quản lý đất đai nhất là đất đai trong bối cản đô thị hóa theo đúng Luật.
Cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các ngành, các cấp, các Sở, Phòng Tài nguyên… luôn chủ động tham mưu cho lãnh đạo trong quản lý hoạt động đất đai. Luôn chủ động đề xuất các biện pháp và tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các quy định pháp luật về đất đai. Những nhiệm vụ được Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên Môi trường… xác định trọng tâm trong công tác quản lý đó là, tuyên truyền, tập huấn Luật đất đai và các quy định pháp luật có liên quan, vận động các tổ chức, cá nhân có liên quan và quần chúng nhân dân cùng tham gia chấp hành; tăng cường phối hợp với các ngành, các cấp, các cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra thường xuyên cũng như tổ chức các đợt kiểm tra đột xuất nhằm kịp thời xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động quản lý đất đai trên các địa bàn của cả nước.
Tuy nhiên hiện nay, việc phối hợp giữa các cấp, ngành trong lĩnh vực đất đai vẫn còn một số địa phương không coi trọng, không thống nhất, quản lý lỏng lẻo thiếu cơ sở dẫn đến tình trạng khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo xảy ra gây mất niềm tin trong quần chúng nhân dân, cùng với việc nhận thức về pháp luật đất đai bị hạn chế, và việc quản lý thiếu đồng bộ giữa các địa phương trong một địa bàn nói chung không thống nhất, có thêm sự tác động của một số cá nhân khác gây cho việc quản lý đất đai gặp nhiều khó khăn cần phải có những nghiên cứu để đưa ra giải pháp tăng tính phối hợp giữa các địa phương và nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật đất đai qua đó giúp tăng hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường.