Yếu tố về tự nhiên và kỹ thuật, kinh tế và xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 110 - 112)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với đất đa

4.2.2. Yếu tố về tự nhiên và kỹ thuật, kinh tế và xã hội

Nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung phân bố phần lớn tại các vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới, khu vực cư trú của đồng bào dân tộc ít người nên quan hệ đất đai rất đa dạng, phức tạp; lâu đời, ảnh hưởng của tập quán du canh, du cư còn nhiều, nhất là trong giai đoạn đầu quá trình hình thành và phát triển nơng, lâm trường. Chính vì thế, việc quy

định chế độ quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường phù hợp với tất cả các địa phương là một thách thức lớn.

Do địa bàn phân tán và địa hình chia cắt, khó tiếp cận; trình độ dân trí khơng đồng đều, khó khăn về ngơn ngữ đối với đồng bào dân tộc thiểu số nên công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các đối tượng liên quan, công tác chỉ đạo, tổ chức thi hành pháp luật gặp nhiều khó khăn.

Lịch sử sử dụng đất của các nông, lâm trường có nhiều điểm khơng rõ ràng do quá trình giao đất thiếu hồ sơ, không chỉ dẫn ranh giới trên thực địa, không điều tra đầy đủ về hiện trạng sử dụng đất của địa phương nên xảy ra giao đất chồng lấn lên đất đã có người sử dụng; q trình sử dụng đất đan xen nhiều năm với người dân địa phương nên việc lấn, chiếm xảy ra một cách từ từ, không được phát hiện, xử lý kịp thời nên ranh giới ngày càng không rõ ràng và khác biệt với hồ sơ. Tại thời điểm hiện nay, hồ sơ đất đai cơ bản chưa được hoàn thiện do chưa thực hiện được công tác đo vẽ, lập bản đồ nên việc rà soát quỹ đất, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, bàn giao đất cho địa phương chủ yếu thực hiện trên hồ sơ chưa đầy đủ, cũ, lạc hậu, không phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất trên thực địa. Đây là nguyên nhân quan trọng khiến việc rà soát ranh giới sử dụng đất, xác định tính pháp lý, tính hợp lý và xử lý đối với các trường hợp tranh chấp, lấn chiếm rất khó khăn; việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý đất đai khác như giao đất, chuyển đổi hình thức giao đất có thu tiền hoặc thuê đất, xác định giá đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thiếu cơ sở kỹ thuật và pháp lý để thực hiện.

Nhiều công ty nông lâm nghiệp chậm triển khai các dự án giao, cho thuê đất; quy hoạch các dự án cải tạo rừng tràn lan, thiếu hợp lý. Điều này tạo tâm lý chống đối cho người dân, khiến họ phát sinh các hành vi bao chiếm đất và phá rừng trái phép. Bên cạnh đó, do diện tích đất nơng, lâm nghiệp bình qn giao cho một hộ gia đình quá thấp trong khi nhu cầu về đất sản xuất của các hộ tương đối lớn, bởi vậy người dân không ngừng lấn chiếm rừng để lấy đất canh tác nông, lâm nghiệp… Một số công ty nơng lâm nghiệp, diện tích giao khốn cao hơn khả năng tổ chức sản xuất cho người lao động dẫn tới khơng canh tác hết. Trong khi đó nhiều hộ dân địa phương ngay cùng khu vực thiếu đất sản xuất. Một số thuê lại đất của người lao động trong các công ty nông, lâm nghiệp về sản xuất. Một số công ty nơng lâm nghiệp tuy hoạt động kém hiệu quả, đóng ngân sách hàng năm ít, không tương xứng với tiềm năng đất đai quản lý nhưng không bàn giao, trả lại đất cho địa phương quản lý do các cơng ty sống ựa vào chính sách giao

khoán, dựa vào thực trạng người dân khơng có đất buộc phải làm thuê cho các hộ nhận khốn.

Điều kiện kinh phí của các địa phương và các nơng, lâm trường cịn nhiều khó khăn nên việc đầu tư kinh phí để thực hiện nhiệm vụ rà soát đất đai, quy hoạch sử dụng đất, đo đạc, cắm mốc ranh giới, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các nông, lâm trường còn hạn chế.

Việc tách bạch giữa nhiệm vụ kinh doanh và cơng ích đối với loại hình doanh nghiệp nông, lâm nghiệp chưa thực sự rõ nét, một số Công ty TNHH 1 thành viên nông lâm nghiệp ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS phải đảm nhiệm thêm nhiều nhiệm vụ liên quan đến dân sinh, xã hội, an ninh quốc phòng, bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn. Do vậy, việc đổi mới mơ hình tổ chức và cơ chế hoạt động, tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nông lâm nghiệp đến nay vẫn đang là yêu cầu cấp bách và còn gặp rất nhiều khó khăn.

Các địa phương có nơng, lâm trường đều có khó khăn về ngân sách nên chưa bố trí đủ kinh phí đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai nói chung và đối với nơng, lâm trường nói riêng. Các nơng, lâm trường, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có nhiều khó khăn về vốn, khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng hạn chế nên khơng có khả năng ứng trước kinh phí để thực hiện việc xác định ranh giới, đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trừ dần vào tiền thuê đất hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)