Yếu tố về năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 109 - 110)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với đất đa

4.2.1. Yếu tố về năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai

Q trình quản lý, sử dụng đất của các nơng, lâm trường, đã trải qua nhiều lần thay đổi Luật Đất đai và các quy định, chính sách đất đai, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn, tổ chức thực hiện của các bộ, ngành cịn chậm, chưa đồng bộ; tính ổn định của văn bản chưa cao, nhiều nội dung tại các Nghị định, Thơng tư thường xun có sửa đổi, bổ sung, gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện. Chủ trương chính sách sắp xếp, đổi mới NLT thời gian qua mới chủ yếu làm thay đổi hình thức tổ chức quản lý, chưa làm thay đổi căn bản cơ chế quản lý và quản trị doanh nghiệp nên chưa tạo được sự chuyển biến căn bản theo mục tiêu đề ra.

Đội ngũ cán bộ quản lý đất đai ở các cấp, nhất là cấp xã, huyện cịn rất thiếu; trình độ, năng lực chuyên mơn cịn hạn chế; cán bộ địa chính cấp xã ở nhiều địa phương không ổn định, thường xuyên bị thay đổi. Một bộ phận lãnh đạo nơng, lâm trường muốn duy trì cơ chế cũ, trơng chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, khơng chủ động tháo gỡ khó khăn, đổi mới quản lý, tổ chức lại sản xuất, kinh doanh. Một số cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn cấp xã huyện vẫn chưa thật sát sao, quyết liệt trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai. Số lượng cán bộ cịn ít, lực lượng cán bộ địa chính phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác ngoài việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận như: hoà giải tranh chấp, phối hợp xử lý vi phạm đất đai... Năng lực cán bộ cịn yếu do đó hồ sơ kê khai đăng ký cịn nhiều sai sót, chất lượng kém; nhiều cán bộ địa chính cơ sở chưa thực sự nắm vững được các chính sách liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận nhưng lại có tư tưởng bảo thủ, trì trệ, khơng chịu tiếp thu, học hỏi. Hơn nữa Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã thường có nhiều biến động sau mỗi kỳ luân chuyển cán bộ hoặc bầu cử Hội đồng nhân dân. Do đó cán bộ khơng nắm vững được tình hình nhà đất trên địa bàn cơ sở dẫn đến lúng túng trong cơng tác. Thêm vào đó tinh thần trách nhiệm phục vụ dân, ý thức làm việc của đội ngũ cán bộ địa chính cịn kém, phổ biến tình trạng trì trệ kém linh hoạt. Ngồi ra vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong công tác cấp

giấy chứng nhận là một vấn đề còn nhiều bất cập. Vẫn còn tồn tại một số cán bộ địa chính khơng tận tâm với nghề, lợi dụng quyền để trục lợi cho bản thân, nhiều trường hợp lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận sai nguồn gốc, cịn tranh chấp đất đai nhưng đã trình hồ sơ cấp giấy chứng nhận.

Theo số liệu thu thập điều tra về năng lực đội ngũ cán bộ làm việc về công tác quản lý đất đai tại tỉnh Phú Thọ có 70% người dân đánh giá thái độ ứng xử của cán bộ với người dân chưa tốt, chưa hướng dẫn các thủ tục, yêu cầu liên quan đến hồ sơ dẫn đến tình trạng giải quyết hồ sơ chậm, bổ sung nhiều lần... (Xem bảng 4.16)

Bảng 4.16. Ý kiến hộ gia đình, cá nhân về năng lực của đội ngũ cán bộ làm việc về công tác quản lý đất đai tại tỉnh Phú Thọ

Số lượng Tỷ lệ (%)

Thái độ ứng xử của cán bộ với người dân chưa tốt 21 70,0 Công chức không hướng dẫn các thủ tục, yêu cầu liên

quan tới hồ sơ 3 10,0

Cách thức làm việc của cán bộ không tốt 4 13,3

Nguyên nhân khác 2 6,7

Tổng 30 100,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Có thể nói nhận thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật đất đai của một bộ phận cán bộ ở nhiều nơng, lâm trường cịn hạn chế, vẫn cịn mang nặng tư tưởng bao cấp, ỷ lại và chờ sự ưu đãi, hỗ trợ, bảo hộ của Nhà nước; nhiều nơi cịn bng lỏng quản lý đất đai, chưa chú trọng thực hiện các giải pháp về quản lý, sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật. Ý thức chấp hành pháp luật, chính sách đất đai của một số người dân kém, không tuân thủ pháp luật;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)