Phương pháp điều tra thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 53 - 56)

Phần 3 : Phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp điều tra thu thập thông tin

Thực hiện điều tra thực tế để thu thập thông tin làm cơ sở đánh giá thực

trạng thực hiện chính sách, quy định pháp luật về quản lý và NLT, việc chuyển đổi, sắp xếp, đổi mới NLT tại tỉnh Phú Thọ, làm cơ sở đánh giá những bất cập, hạn chế của công tác quản lý đất NLT, xác định được những vấn đề vướng mắc nảy sinh từ thực tiễn cần giải quyết. Cụ thể:

3.2.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp

Tiến hành điều tra, thu thập thông tin, tài liệu, số liệu liên quan đến quy hoạch, quản lý đất NLT tại các cơ quan Trung ương (Cục Đăng ký đất đai, Cục Quy hoạch đất đai và các đơn vị khác trực thuộc Tổng cục Quản lý đất đai...) các

Sở, Ban, Ngành tại địa phương (Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thống kê, các NLT, BQL rừng, UBND một số huyện điều tra... thuộc tỉnh Phú Thọ.

Số liệu thứ cấp trong công tác quản lý đất đai được thu thập từ các báo cáo tổng kết hàng năm; số liệu thống kê, tổng hợp và các Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch… từ Trung ương đến địa phương giai đoạn 2015-2017, thông qua các kênh:

Các công bố chính thức, trang Web, sách, báo, tạp chí, các cơng trình khoa học... của Chính phủ, Tổng cục Quản lý đất đai, Cơng thông tin điện tử Tài ngun và mơi trường tỉnh, các Sở, ngành có liên quan và các bài viết có nguồn uy tín trên Internet.

Trực tiếp từ các cơ quan tỉnh Phú Thọ như UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Quản lý đất đai các phịng ban chun mơn, các cơ quan làm công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;

Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội: vị trí địa lý của tỉnh Phú Thọ, tình hình chính trị, dân số, lao động, tốc độ tăng trưởng, tình hình hoạt động của các nơng lâm trường, tình hình hoạt động của các Sở, Ban, Ngành trực thuộc UBND tỉnh Phú Thọ, UBND các huyện, thành, trị trong tỉnh thông qua các báo cáo, quyết định, kết luận của các cơ quan chức năng: UBND tỉnh Phú Thọ, Sở Tài nguyên và Mơi trường, Phịng Tài nguyên các huyện, thành, thị,… Làm cơ sở đánh giá những bất cập, hạn chế của công tác quản lý đất đai trong quản lý nhà nước, xác định được những vấn đề vướng mắc nảy sinh từ thực tiễn cần giải quyết nhằm đưa ra các giải pháp mới, thích hợp.

3.2.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin, tài liệu sơ cấp

Tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập thông tin tài liệu, số liệu tại thực địa về việc thực hiện chính sách, quy định pháp luật và hiện trạng quản lý đất NLT. Tiến hành khảo sát thực tế, thu thập thông tin, điều tra hiện trạng sử dụng đất NLT. Đề tài chọn các 03 nhóm đối tượng để tiến hành điều tra phỏng vấn, bao gồm: Các hộ gia đình cá nhân sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường; Các Công ty, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường; Các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại địa phương (Chi tiết tại bảng 3.2).

Bảng 3.2. Phân bổ số lượng mẫu phiếu điều tra

Đối tượng điều tra Số mẫu

1. Hộ gia đình sử dụng đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường 30

2. Tổ chức, doanh nghiệp, chủ sử dụng đất 30

3. Cơ quan quản lý (cán bộ) 30

Cán bộ UBND tỉnh 5

Cán bộ Sở Tài nguyên và môi trường 10

Cán bộ Phịng Tài ngun và mơi trường 15

Tổng 90

Điều tra, phỏng vấn: Phỏng vấn cán bộ, hộ dân. Phỏng vấn theo các câu

hỏi liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đối tượng phỏng vấn là các cán bộ của Sở Tài nguyên và Mơi trường, Phịng Tài ngun và Mơi trường của các huyện điều tra; cán bộ địa chính xã; các NLT; cán bộ NLT; hộ dân sản xuất nông nghiệp hoặc sống xung quanh khu vực đất NLT. Cụ thể:

Các đối tượng trực tiếp sử dụng đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường tại các nông lâm trường: Công ty Cổ phần chè Phú Thọ phỏng vấn 06 cán bộ lãnh đạo, 06 hộ dân sử dụng đất có nguồn gốc nơng lâm trường trên địa bàn công ty; Công ty lâm nghiệp Yên Lập, Công ty lâm nghiệp Tam Thắng, Công ty lâm nghiệp Tam Sơn, Công ty lâm nghiệp Xuân Đài, Công ty lâm nghiệp Tam Thanh, Công ty lâm nghiệp Đoan Hùng, Công ty lâm nghiệp Thanh Hồ, Cơng ty lâm nghiệp Sông Thao: tại mỗi đơn vị phỏng vấn 3 cán bộ là lãnh đạo các công ty nông lâm nghiệp và 03 hộ dân sử dụng đất có nguồn gốc từ nông lâm trường tại các công ty nông lâm nghiệp về việc thực hiện các quy định chính sách, pháp luật về đất đai; mức độ hài lịng, phù hợp của chính sách pháp luật đất đai tại địa phương. Tổng số đối tượng phỏng vấn: 60 người.

Các cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về đất đai có nguồn gốc từ nơng, lâm trường đã có thời gian cơng tác lâu năm, có bề dày kinh nghiệm trong công tác; các cán bộ cấp tỉnh và thành phố cũng là các cán bộ có nghiệp vụ tốt, có trách nhiệm: UBND tỉnh 05 cán bộ; Sở Tài nguyên và Môi trường 10 cán bộ (Chánh Thanh tra Sở, Phó Chánh Thanh tra Sở, Chi cục Trưởng Chi cục Quản lý đất đai, Trưởng Phịng, Phó trưởng phịng 03 phịng chuyên môn trực thuộc Chi cục Quản lý đất đai tỉnh Phú Thọ); Phịng tài ngun của các Huyện có đất

có nguồn gốc từ nông, lâm trường: 15 cán bộ (Trưởng phịng tài ngun, Phó trưởng phịng tài ngun các Huyện: thị xã Phú Thọ, huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập). Tổng số đối tượng phỏng vấn: 30 người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)