Thực trạng công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp và khiếu nại, xử lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 102 - 109)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường tại Phú Thọ

4.1.4. Thực trạng công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp và khiếu nại, xử lý

lý tố cáo và vi phạm về đất đai

4.1.4.1. Thực trạng tranh chấp và vi phạm pháp luật về đất đai có nguồn gốc từ nơng, lâm trường

Tình trạng tranh chấp vi phạm pháp luật đất đai trong các nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn còn nhiều dưới các hình thức như: lấn chiếm đất đai, cho thuê, cho mượn đất, chuyển mục đích, chuyển nhượng đất trái pháp luật; nhiều trường hợp kéo dài đã nhiều năm nhưng chậm được giải quyết; nhiều nơng, lâm trường tình trạng này vẫn cịn diễn biến phức tạp trong những năm gần đây. Trong tổng diện tích 13.809,08 ha đất của các công ty LN, diện tích đất thực tế sử dụng là 12.644,55 ha; diện tích đất tranh chấp, bị lấn chiếm là 357,3 ha và diện tích đất giao trùng, cấp trùng là 737,23 ha.

Tính đến thời điểm hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 19 đơn vị đang sử dụng đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường với tổng diện tích được giao là gần 39.000 ha. Tuy nhiên, việc quản lý, khai thác, sử dụng đất tại các nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua còn lỏng lẻo, chưa hiệu quả, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm xảy ra ở hầu hết các huyện có đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường, dẫn đến tình trạng khiếu kiện, tranh chấp xảy ra ở nhiều địa phương trong tỉnh và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Điển hình như tình

trạng lấn chiếm xảy ra ở các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam và Công ty chè Phú Thọ với tổng diện tích đất có tranh chấp hơn 14.800 ha, chiếm 22,62% diện tích đất được giao. Bên cạnh đó do q trình quản lý, sử dụng và khi thực hiện diện giao đất trước đây theo số liệu, tài liệu khơng chính xác; Hiện nay sau khi rà soát, số hoá lại bản đồ, đến nay cơng ty chỉ cịn quản lý tổng diện tích là 1.190,39 ha, chiếm 72,6% so với tổng diện tích đất được Nhà nước giao trên hồ sơ pháp lý (trong đó: tại huyện Cẩm Khê: 131,69 ha; tại huyện Yên Lập 553,02 ha; tại huyện Thanh Sơn 505,20 ha; tại thành phố Việt Trì 0,48 ha (vị trí này Cơng ty đã chuyển nhượng tài sản trên diện tích 0,45 ha đất cho Công ty TNHH Hải Linh). Tuy nhiên trong tổng diện tích 1.190,39 ha Cơng ty quản lý, Công ty đã buông lỏng quản lý và để các hộ công nhân và các hộ dân địa phương lấn chiếm tổng diện tích 215,73 ha và sử dụng vào mục đích làm nhà ở và nhiều mục đích khác (huyện Cẩm Khê: diện tích 92,52 ha; huyện Yên Lập: diện tích 11,28 ha; huyện Thanh Sơn: diện tích 111,93 ha).

Có thể thấy tình trạng tranh chấp đất có nguồn gốc từ nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chủ yếu diễn ra tại các công ty lâm nghiệp sử dụng đất có nguồn gốc từ các lâm trường trước đây. Số liệu thống kê cho thấy trong tổng diện tích 13.809,08 ha đất của các cơng ty lâm nghiệp, diện tích đất thực tế sử dụng là 12.644,55 ha; diện tích đất tranh chấp, bị lấn chiếm là 357,3 ha và diện tích đất giao trùng, cấp trùng là 737,23 ha. Nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng này là do diện tích quản lý sử dụng của các công ty lâm nghiệp lớn, nhân lực của các cơng ty lại ít, địa bàn phân bố của cơng ty lâm nghiệp lại hiểm trở, khơng thuận tiện giao thơng, bên cạnh đó người dân trên địa bàn chưa hiểu rõ các quy định pháp luật về quản lý đất đai nên tình trạng lấn chiếm tranh chấp tại các cơng ty lâm nghiệp vẫn cịn phổ biến.

4.1.4.2. Công tác thanh tra thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại các nông, lâm trường

Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường trước hết được lồng ghép trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra thi hành pháp luật đất đai nói chung. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện nhiều trường hợp tranh chấp, lấn chiếm đất đai, vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng đất; những bất cập, hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai ở các cấp, các ngành; những hạn chế trong nhận thức pháp luật đất đai của người dân và cán bộ. Đã giải quyết được nhiều trường hợp tranh chấp, xử

lý được nhiều vi phạm chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất của các nông, lâm trường. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ đã phối hợp chặt chẽ với các Sở ban, ngành tại địa phương tăng cường công tác thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai có nguồn gốc từ nơng, lâm trường. Số lượng các cuộc thanh tra kiểm tra đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý hành vi vi phạm về đất đai có nguồn gốc từ nơng, lâm trường tại tỉnh Phú Thọ tăng qua các năm cũng như số lượng các vụ vi phạm và đơn khiếu nại, tố cáo. Nguyên nhân do lợi ích từ đất tăng khiến cho các vụ vi phạm về đất đai có nguồn gốc từ nơng, lâm trường có xu hướng tăng cả về số lượng và tính chất phức tạp vụ vi phạm.

Về công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi và đánh giá việc thực hiên quy định của pháp luật đất đai chính quyền huyện đã triển khai thực hiện việc kiểm tra các Huyện điển hình: Yên Lập, Thanh Sơn, Tân Sơn, Đoan Hùng, Hạ Hòa …. Kết quả kiểm tra cho thấy, các địa phương đều đã tích cực triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013 và đã đạt được nhiều kết quả ở tất cả các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai theo quy định; công tác quản lý đất đai nhất là trong bối cảnh sau sắp xếp đổi mới trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có nhiều chuyển biến tích cực hơn trước.

Qua quá trình thanh tra kiểm tra giám sát, đã phát hiện có nhiều sai phạm trong việc xử lý vi phạm về pháp luật đất đai và đã kiến nghị xử lý khắc phục, gồm các sai phạm chủ yếu: Có 4/9 công ty nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục về quản lý đất đai (ký hợp đồng thuê đất, cấp GCNQSDĐ); có 5/9 cơng ty khơng lập quy hoạch chi tiết, không thực hiện theo đúng nội dung trong đề án sắp xếp, đổi mới các nơng lâm trường; có 2/9 cơng ty giao đất trái thẩm quyền, sử dụng đất sai mục đích với diện tích khoảng 1.729,7 ha cho cán bộ công nhân viên và người dân sử dụng đất không đúng mục đich. Trong năm 2015 Tỉnh đã tổ chức 17 đoàn thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai trong việc quản lý quy hoạch, rà sốt, cắm mốc đo đạc, lập hồ sơ địa chính, kế hoạch sử dụng đất và giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký đất đai, cấp GCN đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường cho hộ gia đình, cá nhân, kết quả đã phát hiện nhiều tồn tại, sai phạm của chính quyền và các cán bộ làm công tác đất đai tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. (Xem bảng 4.14)

Bảng 4.14. Tình hình thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý hành vi vi phạm về đất

đai có nguồn gốc từ nơng, lâm trường tại tỉnh Phú Thọ

TT Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015

1 Số cuộc thanh tra, kiểm tra 15 12 15 15 15 17

2 Số vụ vi phạm 60 45 48 51 75 90

3 Số lượng đơn khiếu nại, tố cáo 95 86 120 115 120 154 Nguồn: Sở TNMT Tỉnh Phú Thọ (2017)

Trong 3 năm triển khai thực hiện Luật đất đai 2013, cơng tác quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, các cấp, các ngành trong toàn tỉnh tiếp nhận đơn thuộc thẩm quyền giải quyết liên quan đến đất đai là 389 đơn (Khiếu nại 194 đơn, tố cáo 195 đơn), đã giải quyết xong 379/389 đơn, đạt 99% (khiếu nại 191/194 đơn; tố cáo 188/195 đơn), còn 05 vụ việc đang trong hạn giải quyết. Trong đó riêng năm 2017 đã thanh tra kiểm tra 17 cuộc về công tác quản lý, sử dụng đất đối với 4 đơn vị (Công ty TNHH Sông Thao, Công ty lâm nghiệp Yên Lập, Công ty chè Phú Thọ, Công ty lâm nghiệp Đoan Hùng) về các nội dung kết luận thanh tra việc cấp GCNQSDD, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn với đất. Riêng công tác giải quyết tranh chấp đất đai tỉnh Phú Thọ: Số lượng đơn tiếp nhận 323 đơn trong đó các đơn tranh chấp đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường 154 đơn, chủ yếu về các nội dung tranh chấp đất đai, sử dụng đất khơng đúng mục đích, giao đất khơng đúng mục đích, khơng đăng ký biến động đất đai đối với diện tích nhận quyền chuyển nhượng…

Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn một số cuộc thanh tra kiểm tra về đất đai có tỷ lệ thực hiện đạt thấp, thu hồi tiền và đất đai khơng cao, thậm chí khơng thu hồi được, một số kiến nghị trong kết luận thanh tra kéo dài trong nhiều năm chưa thực hiện xong.

Một số người đứng đầu cơ quan, đơn vị nông lâm trường được thanh tra chưa thật sự quan tâm chỉ đạo việc thực hiện những kiến nghị trong các kết luận thanh tra, chỉ tập trung vào thực hiện việc thu hồi kinh tế mà chưa chú trọng chỉ đạo việc thực hiện các kiến nghị trong công tác quản lý, điều hành, kiểm điểm, xử lý cán bộ vi phạm.

Một số đối tượng nông lâm trường được thanh tra, kiểm tra vi phạm có biểu hiện trốn tránh, đối phó với kết luận thanh tra dẫn đến việc xử lý gặp khó

khăn, nhất là xử lý về kinh tế. Một số cơ quan quản lý nhà nước chậm thực hiện kiến nghị trong kết luận thanh tra liên quan đến trách nhiệm của mình, có biểu hiện đùn đẩy, đối phó.

Nhận thức của một số cá nhân, tổ chức về thanh tra còn chưa đúng, cho rằng kết luận thanh tra chỉ là văn bản hành chính thơng thường, chỉ có tính chất kiến nghị mà khơng có tính chất mệnh lệnh u cầu hành chính nên chấp hành, thực hiện khơng nghiêm túc.

Trong q trình thu thập thơng tin số liệu tra tại các xã trên địa bàn của các hộ gia đình, cá nhân có nhiều ý kiến cho rằng công tác công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về đất đai có nguồn gốc từ nơng, lâm trường tại Tỉnh Phú Thọ giai đoạn trước năm 2004 còn nhiều bất cập tuy nhiên giai đoạn hiện nay tỷ lệ người dân hài lịng về cơng tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về đất đai đạt tỷ lệ 70% tương ứng với số phiếu 21, có 9 phiếu chưa hài lòng chiếm 30% chủ yếu nguyên nhân do chính quyền địa phương chưa quan tâm, cơng tác giáo giục tuyên truyền và sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương chưa tốt. (Xem bảng 4.15)

Bảng 4.15. Tổng hợp ý kiến hộ gia đình, cá nhân về tác cơng tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về đất đai tại Tỉnh Phú Thọ

Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%)

Tổng 30 100,0

1. Có hài lịng về công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi

phạm về đất đai 21 70,0

2. Khơng hài lịng về cơng tác thanh tra, kiểm tra, xử lý

vi phạm về đất đai 9 30,0

- Chính quyền địa phương cịn chưa quan tâm 3 10,0

- Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về đất

đai còn chưa tốt 9 30,0

- Việc tuyên truyền, giáo dục chưa tốt 8 26,70

Đánh giá công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp và khiếu nại, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

a) Ưu điểm

Công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm về đất đai có nguồn gốc từ nơng, lâm trường trong những năm gần đây đã có chuyển biến tích cực. Đặc biệt là trong quá trình thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW, các Nghị định 170/2004/NĐ-CP và Nghị định 200/2004/NĐ-CP, công tác thanh tra đã được thực hiện đồng bộ tại tất cả các địa phương có nơng, lâm trường. Các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đã quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác thanh tra; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị thanh tra; xử lý trách nhiệm của tổ chức và cá nhân liên quan đến việc thực hiện các kết luận và kiến nghị thanh tra.

- Qua thanh tra đã phát hiện nhiều trường hợp tranh chấp, vi phạm pháp luật về đất đai, kiến nghị xử lý cụ thể; nhiều vụ việc kéo dài nhiều năm đã được xử lý. Kết quả thanh tra và thực hiện các kết luận và kiến nghị thanh tra

b) Nhược điểm, hạn chế

Tình trạng đất được Nhà nước giao, cho thuê sử dụng không đúng mục đích, chậm đưa vào sử dụng, sử dụng khơng hiệu quả cịn xảy ra ở nhiều nơi nhưng chưa giải quyết kịp thời.

Công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm về đất đai có nguồn gốc từ nơng, lâm trường không được quan tâm trong một thời gian dài, nên nhiều vụ việc bị tồn đọng, phát sinh các tình tiết khó xử lý.

Sự phối hợp giữa chính quyền địa phương với các nông, lâm trường và các cơ quan chủ quản trong công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm chưa chặt chẽ; nhiều địa phương phó mặc cho các nông, lâm trường tự giải quyết các vướng mắc về đất đai với người dân địa phương nên hiệu lực và hiệu quả không cao. Việc kiến nghị xử lý thu hồi về kinh tế, các cơ quan thanh tra không trực tiếp xử lý các trường hợp sai phạm mà chỉ kiến nghị để Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thực hiện. Do vậy công tác xử lý cán bộ sai phạm chưa được thực hiện triệt để, kịp thời dẫn đến giảm bớt hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường

Việc thực hiện các quyết định và kiến nghị thanh tra, kết luận xử lý tranh chấp chưa tích cực, nhiều tường hợp để dây dưa, kéo dài, làm giảm hiệu qủa của

công tác thanh tra và giải quyết tranh chấp.

Công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật đất đai đối với đất thuộc các NLT còn bất cập. Nhiều vụ lấn chiếm, tranh chấp đất đai tồn tại nhiều năm không được giải quyết dứt điểm, ảnh hưởng xấu đến sản xuất, kinh doanh của đơn vị và tình hình xã hội của địa phương. Tình trạng bng lỏng quản lý đất đai của các nơng, lâm trường cịn tương đối phổ biến nhưng chậm được phát hiện hoặc không được giải quyết dứt điểm. Một số BQL rừng phịng hộ cố tình khoanh vẽ bao trùm, chồng lấn diện tích của dân đã được giao quyền sử dụng đất để đảm bảo quy mô quỹ đất đủ lớn cho hoạt động của Ban quản lý. Ngồi ra, nhiều lâm trường khơng muốn đổi mới, khơng muốn giải quyết tranh chấp đất đai, cứ để thực trạng sử dụng đất nhập nhằng nhằm thu lợi cho cá nhân.

Thiếu Thơng tư hướng dẫn về quy trình và các bước thực hiện thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, xử lý vi phạm pháp luật

Chưa có cơ chế qui định gắn bó trách nhiệm và quyền lợi của các bên quốc gia, địa phương và doanh nghiệp. Công tác đổi mới sắp xếp lại nơng lâm trường đóng trên địa bàn không mang lại cho địa phương lợi ích gì. Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, đóng ngân sách, nộp thuế ở tỉnh, khi xảy ra tranh chấp đất đai thì huyện, xã phải giải quyết.

Vai trò của UBND các cấp trong việc phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm trong quản lý, sử dụng đất tại các nông, lâm trường chưa nổi bật. Theo quy định của pháp luật thì khi xảy ra tranh chấp thì bước đầu tiên là các bên tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 102 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)