Yếu tố phối hợp giữa các cấp, các ngành; công tác tuyên truyền, tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 116 - 118)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với đất đa

4.2.5. Yếu tố phối hợp giữa các cấp, các ngành; công tác tuyên truyền, tăng

cường nhận thức về quy định của pháp luật đất đai trong nhân dân

Việc phối hợp của các cấp, các ngành trong khâu tổ chức thực hiện chính sách chưa chặt chẽ, thủ tục cịn phức tạp. Cơng tác chỉ đạo, thực hiện có nơi chưa được tập trung, thiếu thống nhất, chưa gắn với qui hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tổ chức, chỉ đạo triển khai, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Nghị quyết của một số bộ, ngành và địa phương chưa quyết liệt, phối hợp thiếu đồng bộ, cịn hiện tượng khốn trắng cho cơ quan chuyên môn. Sự hỗ trợ, phối hợp của chính quyền địa phương với các NLT

trong việc giải quyết các tranh chấp, xử lý các vi phạm pháp luật đất đai ở các NLT còn hạn chế, thiếu chặt chẽ; nhiều nơi chính quyền địa phương cịn phó mặc cho NLT tự giải quyết các tranh chấp, vi phạm pháp luật đất đai.

Các cấp chính quyền chưa thực sự quan tâm chỉ đạo công tác quản lý đất đai có nguồn gốc từ nơng, lâm trường; đặc biệt là bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ xác định, cắm mốc ranh giới; đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các nông, lâm trường. Đến nay, kinh phí Trung ương chưa hỗ trợ cho các địa phương thực hiện nhiệm vụ này. Các địa phương cơ bản chưa thực hiện nghiêm việc bố trí tối thiểu 10% tiền thu từ đất để đầu tư cho cơng tác đo đạc lập bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói chung; hầu hết các địa phương chưa đầu tư thực hiện nhiệm vụ này đối với các nông, lâm trường. Có địa phương cịn quan niệm việc đầu tư cho xác định, cắm mốc, đo đạc, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các nông, lâm trường không thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước. Các nông, lâm trường cịn tư tưởng trơng chờ Nhà nước, chưa chủ động tham gia phối hợp với địa phương trong việc xây dựng hồ sơ ranh giới của chính các đơn vị đó. Việc chậm trễ trong việc xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, lập bản đồ địa chính trực tiếp là ngun nhân làm chậm cơng tác rà sốt, lập quy hoạch sử dụng đất, thực hiện các thủ tục giao đất, cho thuê đất, xác định và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với các loại đất phải chuyển sang giao đất có thu tiền và thuê đất.

Nhận thức của cán bộ, công nhân viên trong bộ máy cơ quan nhà nước và các nơng, lâm trường về pháp luật đất đai cịn hạn chế.

Yếu tố nhận thức của người dân cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ đến công tác quản lý đất đai. Một trong những trở ngại lớn nhất cần tập trung khắc phục chính là thực tế người dân lấn chiếm đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường để tự canh tác. Để giải quyết vấn đề này, tỉnh Phú Thọ cũng đã có những chỉ đạo đối với chính quyền các địa phương trong tỉnh về các chính sách liên quan các chính sách pháp luật đất đai nhưng vẫn cịn một bộ phận dân cư chưa thơng hiểu, gây trở ngại cho việc thực hiện.

4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐẤT CĨ NGUỒN GỐC TỪ NƠNG, LÂM TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)