Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 48 - 50)

Vị trí địa lý

Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ, có tọa độ địa lý từ 200 55’ đến 210 43’ vĩ độ Bắc, 1040 48’ đến 1050 27’ kinh độ Đông. Địa giới hành chính của tỉnh tiếp giáp với:

Tỉnh Tuyên quang về phía Bắc; Tỉnh Hòa Bình về phía Nam; Tỉnh Vĩnh Phúc về phía Đông;

Thành phố Hà Nội về phía Đông Nam; Tỉnh Sơn La, Yên Bái về phía Tây.

Phú Thọ có vị trí trung tâm vùng và là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Phú Thọ nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh (Trung Quốc), phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây tiếp giáp thành phố Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang. Phú Thọ cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách Trung tâm thành phố Hà Nội 80km, cách cảng Hải Phòng 170km, cách cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu (giữa Lào Cai - Việt Nam và Vân Nam - Trung Quốc) và cửa khẩu Thanh Thủy – Lạng Sơn 200km và là nơi hợp lưu của ba con sông lớn: sông Hồng, sông Đà và sông Lô (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).

Vị trí địa lý của Phú Thọ đã tạo cho Phú Thọ có nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng to lớn để sản xuất kinh doanh, giao lưu, phát triển kinh tế với cả trong nước và ngoài nước.

Địa hình khí hậu

Phú Thọ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23°C, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.700 mm, độ ẩm trung bình năm khoảng 86%; có 2 tiểu vùng chủ yếu gồm:

Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của tỉnh, chủ yếu thuộc các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, phía Tây huyện Cẩm Khê….. là vùng có nhiều tiềm năng phát triển về lâm nghiệp, khai thác khoáng sản.

Tiểu vùng đồi gò thấp, xen kẽ đồng ruộng, dải đồng bằng ven các triền sông Hồng. sông Lô và Sông Đà. Đây là vùng thuận lợi cho việc trồng các loại cây nguyên liệu giấy, cây lương thực, cây công nghiệp dài ngày như chè, cây ăn quả; thuận lợi cho phát triển chăn nuôi và nuôi trông thuỷ sản Có tiềm năng lớn để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp phù trợ, công ngiệp chế biến…

Địa hình tỉnh Phú Thọ mang đặc điểm nổi bật là chia cắt tương đối mạnh vì nằm ở phần cuối của dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Căn cứ vào địa hình, có thể chia Phú Thọ thành hai tiểu vùng cơ bản sau:

Tiểu vùng Tây Nam hay hữu ngạn sông Hồng gồm các huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Tam Nông, Thanh Thủy, Cẩm Khê và một phần của Hạ Hòa có diện tích tự nhiên gần 2.400km2, bằng 67,94% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 200 - 500m. Đây là tiểu vùng có những lợi thế phát triển chủ yếu như: trồng cây ôn đới, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, khai thác khoáng sản, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng... Tuy nhiên, tiểu vùng này có nhiều khó khăn về giao thông và dân trí còn thấp nên việc khai thác tiềm năng nông, lâm, khoáng sản... để phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế.

Tiểu vùng Đông Bắc hay tả ngạn sông Hồng gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện: Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Ba, Đoan Hùng và phần còn lại của Hạ Hòa, có diện tích tự nhiên 1.132,5 km2, bằng 32,06% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Địa hình đặc trưng của tiểu vùng này là các đồi gò thấp, phát triển trên phù sa cổ (bình quân 50 - 200m) xen kẽ với những dộc ruộng và những cánh đồng bằng ven sông. Đây là vùng tương đối thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, sản xuất lương thực, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi. Một số khu vực tập trung những đồi gò thấp tương đối bằng phẳng (tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam của tỉnh) thuận lợi cho phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và phát triển các hạ tầng kinh tế - xã hội khác (Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).

Do phân cấp địa hình, diện tích đất đồi núi, đất dốc của tỉnh Phú Thọ chiếm 64,52% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất có độ dốc >150 chiếm tới 51,6%; sông suối chiếm 4,26% tổng diện tích tự nhiên; địa

hình bị chia cắt mạnh gây cản trở không nhỏ cho giao thông, giao lưu kinh tế - văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân (Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)