Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3.4. Về công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp và khiếu nại, xử lý tố cáo
và vi phạm về đất đai
Qua quá trình nghiên cứu, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong giai đoạn những năm gần đây, công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp và khiếu nại, xử lý tố cáo và vi phạm về đất đai có nguồn gốc từ nơng lâm trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cịn tồn tại một số khó khăn bất cập sau:
- Một số trường hợp vi phạm về đất đai tại các nông lâm trường tồn đọng từ những giai đoạn trước không được quan tâm nên phát sinh những tình tiết khó xử lý. - Sự phối hợp giữa chính quyền địa phương với các nơng, lâm trường và các cơ quan chủ quản trong công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm chưa chặt chẽ; nhiều địa phương phó mặc cho các nông, lâm trường tự giải quyết các vướng mắc về đất đai với người dân địa phương nên hiệu lực và hiệu quả của công tác thanh tra kiểm tra không cao.
- Việc kiến nghị xử lý thu hồi về kinh tế, các cơ quan thanh tra không trực tiếp xử lý các trường hợp sai phạm mà chỉ kiến nghị để Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thực hiện. Do vậy công tác xử lý cán bộ sai phạm chưa được thực hiện triệt để, kịp thời dẫn đến giảm bớt hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý sử dụng đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường.
- Vai trò của UBND các cấp trong việc phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm trong quản lý, sử dụng đất tại các nông, lâm trường chưa nổi bật. Về mặt quản lý, các công ty này lại không trực thuộc chính quyền địa phương quản lý dẫn tới vai trị của chính quyền huyện, xã trong chỉ đạo lâm trường giải quyết tranh chấp không khả thi.
Để khắc phục tình trạng nêu trên, nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất có nguồn gốc từ nơng lâm trường đồng thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai có nguồn gốc từ nơng lâm trường. Nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp về công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp và khiếu nại, xử lý tố cáo và vi phạm về đất đai như sau:
- Giải pháp thực hiện: Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp và khiếu nại, xử lý tố cáo và vi phạm về đất đai.
+ Tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tố tụng hành chính, tố tụng dân sự; cơng bố công khai kết quả giải quyết. Tiếp tục tập trung
giải quyết và xử lý dứt điểm các đơn thư tồn đọng, trên cơ sở bảo đảm tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo nhất là về thẩm quyền và thời hạn giải quyết. Bên cạnh đó việc hạn chế phát sinh đơn thư. Muốn làm được như vậy, địa phương cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo chỉ đạo của công tác quản lý và sử dụng đất, thường xuyên kiểm tra, thanh tra, phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp vi phạm.
+ Quy định rõ trách nhiệm và vai trị của chính quyền địa phương trong giải quyết tranh chấp, khiếu nại, xử lý vi phạm pháp luật; sự tham gia của người dân và tổ chức bên ngoài có chức năng hỗ trợ cộng đồng (các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp...) vào một số khâu trong quá trình giải quyết tranh chấp.
+ Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan liên quan đến lĩnh vực hoạt động của đối tượng bị thanh tra, kiểm tra để xử lý các đối tượng thanh tra có biểu hiện trốn tránh, chây ỳ không chịu thực hiện các kiến nghị trong kết luận thanh tra, nhất là quyết định xử lý hành chính. Tăng cường phối hợp giữa cơ quan thanh tra với các cơ quan tài chính trong việc tạm dừng việc cấp vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước cho đối tượng vi phạm, phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư trong việc không cho tham gia đấu thầu hoặc chỉ định thầu, không phê duyệt dự án đầu tư mới với đối tượng là các đơn vị doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ các kiến nghị, kết luận thanh tra; phối hợp với các cơ quan truyền thơng trong việc cơng khai danh tính đối tượng thanh tra chưa thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kết luận thanh tra.
- Dự kiến kết quả và các phát sinh trong quá trình thực hiện: nâng cao hiệu quả công tác quản lý sử dụng đất nói chung, góp phần làm giảm tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai có nguồn gốc từ nơng lâm trường nói riêng. Tuy nhiên trong q trình thực hiện cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa UBND các cấp và các Sở ban ngành có liên quan nhằm nâng cao tính bắt buộc, đảm bảo tính khả thi của giải pháp.
- Tính khả thi của giải pháp: giải pháp về nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp và khiếu nại, xử lý tố cáo và vi phạm về đất đai là cao.