Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3.1. Về công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ
chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý đất có nguồn gốc từ nơng lâm trường
Qua q trình nghiên cứu thực trạng cơng tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại các nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã bộc lộ một số hạn chế như:
- Hệ thống pháp luật, các văn bản hướng dẫn về quản lý đất đai của các cấp Trung ương đến địa phương cịn mâu thuẫn, chồng chéo, khơng đồng bộ và thống nhất, dẫn đến không rõ trách nhiệm quản lý, gây khó khăn cho tổ chức thực hiện. Nhiều văn bản công bố sau mâu thuẫn với những quy định của văn bản được ban hành trước đó; luật ban hành nhưng do chưa có văn bản hướng dẫn thi hành một cách kịp thời. Thực tế đó cộng với việc có nhiều nội dung cần các văn bản dưới luật quy định đã tạo cho các văn bản triển khai, hướng dẫn có giá trị pháp lý "cao" hơn luật, pháp lệnh. Pháp lệnh đã ban hành, nhưng phải chờ nghị định; nghị định ban hành phải chờ thông tư hướng dẫn mới thực hiện được. Một số nội dung quy định của Luật đất đai, một số văn bản hướng dẫn của địa phương chưa phù hợp với thực tiễn triển khai; có một số nội dung mới phát sinh trong thực tiễn nhưng pháp luật chưa có quy định điều chỉnh khiến địa phương lúng túng trong quá trình thi hành.
- Việc tổ chức thi hành pháp luật về quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cịn hạn chế, mặc dù pháp luật đã có quy định nhưng công tác tổ chức thực hiện hoặc thực hiện chưa đúng, chưa đầy đủ trong khi công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật chưa thực sự có hiệu quả. Cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức, chỉ đạo cụ thể, sát sao và thường xun. Vai trị của chính quyền cấp cơ sở trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai chưa thực hiện tốt. Mặt khác ý thức tuân thủ pháp luật của bộ phận cán bộ, công chức và các tổ chức, cá nhân vẫn còn chưa nghiêm túc; thiếu cơ chế kiểm tra, theo dõi, tình trạng khơng chấp hành luật vẫn diễn ra; thiếu các điều kiện bảo đảm cho việc thi hành pháp luật được hiệu quả…
Để khắc phục tình trạng nêu trên, đồng thời nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại các nông lâm trường với mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai có nguồn gốc từ nông lâm trường trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp sau:
Giải pháp: Nâng cao chất lượng của công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Mục tiêu: Nâng cao chất lượng của công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản pháp luật, hướng dẫn thi hành từ Trung ương đến địa phương cần đầy đủ, đồng bộ và ban hành kịp thời đáp ứng thực tiễn quản lý sử dụng đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường.
- Giải pháp thực hiện: Các Bộ ban ngành liên quan như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Nơng nghiệp, Phát triển Nơng thơn, UBND tỉnh, Sở TNMT cần chú trọng nâng cao chất lượng của công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, phối hợp nhằm tránh tình trạng trùng lặp giữa văn bản pháp luật của các bộ ban nghành gây khó khăn cho cơng tác quản lý đất đai tại địa phương. Để thực hiện được điều này cần chú trọng công tác đánh giá tác động trước và sau khi ban hành của chính sách pháp luật nói chung và chính sách pháp luật đất, đánh giá rủi ro khi thi hành chính sách, pháp luật. Đồng thời nâng cao trình độ của các cán bộ làm cơng tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật đất đai.
- Dự kiến kết quả và các phát sinh trong quá trình thực hiện: Chất lượng văn bản quy phạm pháp luật về đất đai được nâng cao, phù hợp với thực tiễn quản lý đất đai tại địa phương, nâng cao hiệu quả quản lý đất đai có nguồn gốc từ nơng lâm trường.
- Tính khả thi của giải pháp: khả năng thực hiện công tác đánh giá tác động của chính sách pháp luật trước và sau khi ban hành và nâng cao trình độ chun mơn của các cán bộ làm công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật là rất cao.
Giải pháp: Nâng cao chất lượng của công tác tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý đất có nguồn gốc từ nơng lâm trường
- Mục tiêu: Tăng cường hiệu quả công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện các quy định pháp luật về quản lý đất đai có nguồn gốc từ nơng lâm trường của các cơ
quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai. - Giải pháp thực hiện:
+ Kiện tồn bộ máy tổ chức làm cơng tác quản lý nhà nước tại địa phương để tương xứng với yêu cầu tổ chức triển khai thi hành pháp luật trên thực tế: bố trí nguồn lực đầy đủ; nâng cao năng lực cán bộ, công chức, viên chức; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của Văn phòng đăng ký đất đai; Tổ chức phát triển quỹ đất; Thanh tra tỉnh và thanh tra Sở.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi hành pháp luật; tăng cường công tác quản lý nhà nước, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là vi phạm trong giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, các cơ quan báo chí và của người dân đối với công tác tổ chức thi hành pháp luật. Cụ thể là tham gia xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành luật; theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật; tham gia hồn thiện pháp luật thơng qua việc tập hợp, đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật.
- Dự kiến kết quả và các phát sinh trong q trình thực hiện: cơng tác tổ chức chỉ đạo thực hiện các quy định pháp luật về quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông lâm trường của các cơ quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai cũng như ý thức tuân thủ pháp luật được nâng cao.
- Tính khả thi của giải pháp: khả năng thực hiện nâng cao chất lượng của công tác tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý đất có nguồn gốc từ nơng lâm trường là rất cao.