Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 52)

3.2.1. Lý do chọn điểm nghiên cứu

Quản lý đất đai góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước; phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục, phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Tại tỉnh Phú Thọ, công tác quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường trong những năm vừa qua với sự quan tâm sát sao của các cấp chính quyền, tỷ lệ đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tăng cao, công tác đo đạc lập hồ sơ địa chính đạt trên 80% diện tích các nông lâm trường quản lý, công tác bàn giao đất cho địa phương quản lý được đẩy mạnh cả về diện tích và thời gian bàn giao, công tác thanh tra kiểm tra đã phát hiện nhiều sai phạm, kịp thời xử lý nhiều vụ việc kiện cáo, tranh chấp, vi phạm về đất đai góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đất đai.

Bảng 3.1. Diện tích đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được cấp GCNQSDĐ đến năm 2004

TT Đơn vị Tổng diện tích (ha) Diện tích được cấp GCNQSDĐ (ha) Tỷ lệ (%)

1 Các công ty Nông nghiệp 4.032 1.960 48,6

2 Các công ty Lâm nghiệp,

Ban quản lý rừng 79.247 63.808 80,5

Tổng 83.279 65.768

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường (2018)

Qua một số điều tra và đánh gia, công tác quản lý nhà nước về đất đai tại tỉnh Phú Thọ vẫn còn tồn tại một số hạn chế, còn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Công tác đo đạc bản đồ, đo đạc cắm mốc giới tại một số địa bàn chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chưa kịp thời, còn nhiều vướng mắc, tình trạng lấn chiếm, tranh chấp, kiện cáo về đất đai vẫn còn diễn ra tại một số nông lâm trường. Một số cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai còn chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Chính từ đó, tôi chọn tỉnh Phú Thọ là địa điểm tiến hành nghiên cứu, nhằm đề xuất những giải pháp thích hợp để hoàn thiện công tác quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đạt hiệu quả và chất lượng cao.

3.2.2. Phương pháp điều tra thu thập thông tin

Thực hiện điều tra thực tế để thu thập thông tin làm cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện chính sách, quy định pháp luật về quản lý và NLT, việc chuyển đổi, sắp xếp, đổi mới NLT tại tỉnh Phú Thọ, làm cơ sở đánh giá những bất cập, hạn chế của công tác quản lý đất NLT, xác định được những vấn đề vướng mắc nảy sinh từ thực tiễn cần giải quyết. Cụ thể:

3.2.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp

Tiến hành điều tra, thu thập thông tin, tài liệu, số liệu liên quan đến quy hoạch, quản lý đất NLT tại các cơ quan Trung ương (Cục Đăng ký đất đai, Cục Quy hoạch đất đai và các đơn vị khác trực thuộc Tổng cục Quản lý đất đai...) các

Sở, Ban, Ngành tại địa phương (Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thống kê, các NLT, BQL rừng, UBND một số huyện điều tra... thuộc tỉnh Phú Thọ.

Số liệu thứ cấp trong công tác quản lý đất đai được thu thập từ các báo cáo tổng kết hàng năm; số liệu thống kê, tổng hợp và các Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch… từ Trung ương đến địa phương giai đoạn 2015-2017, thông qua các kênh:

Các công bố chính thức, trang Web, sách, báo, tạp chí, các công trình khoa học... của Chính phủ, Tổng cục Quản lý đất đai, Công thông tin điện tử Tài nguyên và môi trường tỉnh, các Sở, ngành có liên quan và các bài viết có nguồn uy tín trên Internet.

Trực tiếp từ các cơ quan tỉnh Phú Thọ như UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Quản lý đất đai các phòng ban chuyên môn, các cơ quan làm công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;

Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội: vị trí địa lý của tỉnh Phú Thọ, tình hình chính trị, dân số, lao động, tốc độ tăng trưởng, tình hình hoạt động của các nông lâm trường, tình hình hoạt động của các Sở, Ban, Ngành trực thuộc UBND tỉnh Phú Thọ, UBND các huyện, thành, trị trong tỉnh thông qua các báo cáo, quyết định, kết luận của các cơ quan chức năng: UBND tỉnh Phú Thọ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên các huyện, thành, thị,… Làm cơ sở đánh giá những bất cập, hạn chế của công tác quản lý đất đai trong quản lý nhà nước, xác định được những vấn đề vướng mắc nảy sinh từ thực tiễn cần giải quyết nhằm đưa ra các giải pháp mới, thích hợp.

3.2.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin, tài liệu sơ cấp

Tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập thông tin tài liệu, số liệu tại thực địa về việc thực hiện chính sách, quy định pháp luật và hiện trạng quản lý đất NLT. Tiến hành khảo sát thực tế, thu thập thông tin, điều tra hiện trạng sử dụng đất NLT. Đề tài chọn các 03 nhóm đối tượng để tiến hành điều tra phỏng vấn, bao gồm: Các hộ gia đình cá nhân sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường; Các Công ty, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường; Các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại địa phương (Chi tiết tại bảng 3.2).

Bảng 3.2. Phân bổ số lượng mẫu phiếu điều tra

Đối tượng điều tra Số mẫu

1. Hộ gia đình sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường 30

2. Tổ chức, doanh nghiệp, chủ sử dụng đất 30

3. Cơ quan quản lý (cán bộ) 30

Cán bộ UBND tỉnh 5

Cán bộ Sở Tài nguyên và môi trường 10

Cán bộ Phòng Tài nguyên và môi trường 15

Tổng 90

Điều tra, phỏng vấn: Phỏng vấn cán bộ, hộ dân. Phỏng vấn theo các câu hỏi liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đối tượng phỏng vấn là các cán bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường của các huyện điều tra; cán bộ địa chính xã; các NLT; cán bộ NLT; hộ dân sản xuất nông nghiệp hoặc sống xung quanh khu vực đất NLT. Cụ thể:

Các đối tượng trực tiếp sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại các nông lâm trường: Công ty Cổ phần chè Phú Thọ phỏng vấn 06 cán bộ lãnh đạo, 06 hộ dân sử dụng đất có nguồn gốc nông lâm trường trên địa bàn công ty; Công ty lâm nghiệp Yên Lập, Công ty lâm nghiệp Tam Thắng, Công ty lâm nghiệp Tam Sơn, Công ty lâm nghiệp Xuân Đài, Công ty lâm nghiệp Tam Thanh, Công ty lâm nghiệp Đoan Hùng, Công ty lâm nghiệp Thanh Hoà, Công ty lâm nghiệp Sông Thao: tại mỗi đơn vị phỏng vấn 3 cán bộ là lãnh đạo các công ty nông lâm nghiệp và 03 hộ dân sử dụng đất có nguồn gốc từ nông lâm trường tại các công ty nông lâm nghiệp về việc thực hiện các quy định chính sách, pháp luật về đất đai; mức độ hài lòng, phù hợp của chính sách pháp luật đất đai tại địa phương. Tổng số đối tượng phỏng vấn: 60 người.

Các cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường đã có thời gian công tác lâu năm, có bề dày kinh nghiệm trong công tác; các cán bộ cấp tỉnh và thành phố cũng là các cán bộ có nghiệp vụ tốt, có trách nhiệm: UBND tỉnh 05 cán bộ; Sở Tài nguyên và Môi trường 10 cán bộ (Chánh Thanh tra Sở, Phó Chánh Thanh tra Sở, Chi cục Trưởng Chi cục Quản lý đất đai, Trưởng Phòng, Phó trưởng phòng 03 phòng chuyên môn trực thuộc Chi cục Quản lý đất đai tỉnh Phú Thọ); Phòng tài nguyên của các Huyện có đất

có nguồn gốc từ nông, lâm trường: 15 cán bộ (Trưởng phòng tài nguyên, Phó trưởng phòng tài nguyên các Huyện: thị xã Phú Thọ, huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập). Tổng số đối tượng phỏng vấn: 30 người

3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được vận dụng để mô tả tổng quát về công tác quản lý nước về đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại tỉnh Phú Thọ qua các năm. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường tỉnh Phú Thọ. Tình hình thực hiện và việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai của các đối tượng sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh. Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê để đánh giá thực trạng quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại tỉnh Phú Thọ nói chung.

3.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh

- Phương pháp này dùng để so sánh tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai qua các năm. So sánh kết quả thực tế đã đạt được so với kế hoạch đề ra.

Đánh giá, so sánh chất lượng hoạt động quản lý nhà nước về đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường qua các năm nhằm so sánh kết quả đạt được có các ưu, nhược điểm, tồn tại, hạn chế của công tác quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh.

3.2.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Tài liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu có nhiều nguồn và giá trị sử dụng của tài liệu cũng rất khác nhau. Do đó, số liệu cần phải được xử lý trước khi sử dụng. Sau khi thu thập tiến hành tổng hợp, xử lý thông tin bằng phần mềm Excel. Tiến hành chọn lọc và phân loại thông tin.

- Xử lý thông tin thứ cấp: Chọn lọc thông tin từ các nguồn thu thập như sách báo, internet, báo cáo, luận văn… sẽ được trích dẫn rõ ràng các thông tin được sử dụng trong luận văn.

- Xử lý thông tin sơ cấp: Sau khi được xử lý trên máy tính bằng những chỉ số thống kê để tìm ra con số tương đối, tuyệt đối và bình quân. Những con số này sẽ phản ánh quy mô và mức độ biến động của hiện tượng.

+ Thông tin định tính: Tổng hợp, phân loại và so sánh.

+ Thông tin định lượng: Xử lý số liệu điều tra bằng phần mềm Excel.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Chỉ tiêu đánh giá công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại các nông, lâm trường.

Tỷ lệ văn bản quy phạm pháp luật về đất đai phù hợp với thực tiễn tại địa phương.

3.2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá công tác xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các nông lâm trường tại tỉnh Phú Thọ;

Tỷ lệ đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại tỉnh Phú Thọ đã xác định ranh giới, cắm mốc giới;

Tỷ lệ đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại tỉnh Phú Thọ đã được đo đạc lập bản đồ địa chính.

3.2.4.3. Chỉ tiêu đánh giá công tác thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi và bàn giao đất cho các địa phương.

Tỷ lệ đất cho thuê, giao khoán của các công ty nông lâm trường đạt hiệu quả cao;

Diện tích đất bị thu hồi và bàn giao đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường cho địa phương.

Diện tích đất bị tranh chấp, lấn chiếm của các nông lâm trường.

3.2.4.4. Chỉ tiêu đánh giá công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp và khiếu nại, xử lý tố cáo và vi phạm về đất đai.

Số lượng cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;

Số vụ tranh chấp, kiện cáo về đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường; Tỷ lệ đơn khiếu nại, vi phạm về đất đai đã được xử lý, giải quyết.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẤT CÓ NGUỒN GỐC TỪ NÔNG, LÂM TRƯỜNG TẠI PHÚ THỌ TRƯỜNG TẠI PHÚ THỌ

4.1.1. Thực trạng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất có và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông lâm trường

4.1.1.1. Thực trạng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Nhà nước ta nói chung và Tỉnh Phú Thọ nói riêng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh việc quản lý, sử dụng đất của nông, lâm trường ngay từ giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển nông, lâm trường. Tuy nhiên, trong báo cáo này tập trung đề cập tới công tác ban hành quy phạm pháp luật kể từ khi bắt đầu thực hiện đổi mới kinh tế năm 1986; vì các quy định pháp luật ban hành kể từ giai đoạn đó đã tạo ra diện mạo và còn tiếp tục tác động tới thực trạng đất đai của các nông, lâm trường ngày nay.

a) Thời kỳ thi hành Luật đất đai 1987

Luật Đất đai năm 1987 quy định một số nội dung về việc quản lý và sử dụng đối với đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường; trong đó, quy định việc Nhà nước giao đất cho các nông, lâm trường; nông, lâm trường có quyền giao lại đất cho các hộ thành viên của mình; cụ thể: các nông trường, lâm trường được Nhà nước giao đất để sử dụng ổn định, lâu dài (Điều 1 của Luật Đất đai năm 1987) và được giao lại cho các hộ thành viên của mình một diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp trong số đất được Nhà nước giao sử dụng ổn định, lâu dài để các hộ này làm kinh tế gia đình, nhưng mỗi hộ nhiều nhất cũng không vượt quá mức quy định cho từng vùng (Quốc hội, 1987).

b) Thời kỳ thi hành Luật đất đai 1993

Luật Đất đai năm 1993 quy định rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, quy định cụ thể thời hạn sử dụng đất nông, lâm nghiệp (Điều 20 Luật Đất đai năm 1993). Bên cạnh mối quan hệ giữa Nhà nước với người sử dụng đất, pháp luật đất đai còn quy định mối quan hệ dân sự giữa những người sử dụng đất với nhau. Thi hành Luật Đất đai năm 1993, Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan đã ban hành nhiều văn bản quy phạm dưới luật liên quan đến quản lý, sử dụng đất của các nông, lâm trường, cụ thể tại bảng 4.1:

Bảng 4.1. Các văn bản liên quan đến quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn thi hành Luật Đất đai 1993 TT Các văn bản chủ yếu Nội dung chính

Thời kỳ thi hành Luật Đất đai 1993

1. Nghị định số 12/CP ngày 2 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ

Sắp xếp lại tổ chức và đổi mới cơ chế quản lý các doanh nghiệp nông nghiệp. 2. Nghị định 02/1994/NĐ-CP ngày 15

tháng 1 năm 1994 của Chính phủ

Giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)