Thực trạng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 58 - 77)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường tại Phú Thọ

4.1.1. Thực trạng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông lâm trường

4.1.1.1. Thực trạng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Nhà nước ta nói chung và Tỉnh Phú Thọ nói riêng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh việc quản lý, sử dụng đất của nông, lâm trường ngay từ giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển nông, lâm trường. Tuy nhiên, trong báo cáo này tập trung đề cập tới công tác ban hành quy phạm pháp luật kể từ khi bắt đầu thực hiện đổi mới kinh tế năm 1986; vì các quy định pháp luật ban hành kể từ giai đoạn đó đã tạo ra diện mạo và còn tiếp tục tác động tới thực trạng đất đai của các nông, lâm trường ngày nay.

a) Thời kỳ thi hành Luật đất đai 1987

Luật Đất đai năm 1987 quy định một số nội dung về việc quản lý và sử dụng đối với đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường; trong đó, quy định việc Nhà nước giao đất cho các nơng, lâm trường; nơng, lâm trường có quyền giao lại đất cho các hộ thành viên của mình; cụ thể: các nông trường, lâm trường được Nhà nước giao đất để sử dụng ổn định, lâu dài (Điều 1 của Luật Đất đai năm 1987) và được giao lại cho các hộ thành viên của mình một diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp trong số đất được Nhà nước giao sử dụng ổn định, lâu dài để các hộ này làm kinh tế gia đình, nhưng mỗi hộ nhiều nhất cũng không vượt quá mức quy định cho từng vùng (Quốc hội, 1987).

b) Thời kỳ thi hành Luật đất đai 1993

Luật Đất đai năm 1993 quy định rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, quy định cụ thể thời hạn sử dụng đất nông, lâm nghiệp (Điều 20 Luật Đất đai năm 1993). Bên cạnh mối quan hệ giữa Nhà nước với người sử dụng đất, pháp luật đất đai còn quy định mối quan hệ dân sự giữa những người sử dụng đất với nhau. Thi hành Luật Đất đai năm 1993, Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan đã ban hành nhiều văn bản quy phạm dưới luật liên quan đến quản lý, sử dụng đất của các nông, lâm trường, cụ thể tại bảng 4.1:

Bảng 4.1. Các văn bản liên quan đến quản lý đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn thi hành Luật Đất đai 1993 TT Các văn bản chủ yếu Nội dung chính

Thời kỳ thi hành Luật Đất đai 1993

1. Nghị định số 12/CP ngày 2 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ

Sắp xếp lại tổ chức và đổi mới cơ chế quản lý các doanh nghiệp nông nghiệp. 2. Nghị định 02/1994/NĐ-CP ngày 15

tháng 1 năm 1994 của Chính phủ

Giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài 3. Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 1

tháng 1 năm 1995 của Chính phủ

Giao khốn đất sử dụng vào mục đích sản xuất nơng, lâm nghiệp ni trồng thủy sản 4. Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16

tháng 11 năm 1999 của Chính phủ

Giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng 5.

Quyết định số 329/TTg ngày 27 tháng 5 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ

Chuyển giao các nơng trường, lâm trường cho địa phương quản lý.

6.

Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ

Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp có thẩm quyền đối với rừng và đất lâm nghiệp.

7.

Quyết định 187/1999/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ

Quy định việc tổ chức sắp xếp lại các lâm trường quốc doanh hiện có; quản lý, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp

8.

Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ

Quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.

Nguồn: Tổng hợp tài liệu điều tra (2018)

Trong thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai được đánh giá trong Báo cáo Tổng kết 10 năm thi hành Luật Đất đai năm 1993 (giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2003) của Bộ Tài nguyên và Mơi trường như sau:

Q trình thực hiện Luật Đất đai năm 1993, Nhà nước ở trung ương đã ban hành hơn 200 văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai; trong đó có 4 luật, 8 pháp lệnh. Nếu tính cả các cấp địa phương thì tới hàng nghìn văn bản nên đã tạo ra một hệ thống pháp luật về đất đai tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, số lượng như vậy là quá nhiều, mức độ phức tạp cao, không thuận lợi trong sử dụng; nội bộ còn mâu thuẫn, gây nên lúng túng trong xử lý; còn nhiều yếu tố chưa có khung điều chỉnh đầy đủ trong văn bản luật, tạo kẽ hở trong thực thi pháp luật.

Đã đo vẽ được bản đồ địa chính chính quy cho 6.639.117ha; thiết lập hồ sơ địa chính ở 9000 xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, tới 40% số đơn vị cấp xã có hồ sơ địa chính chưa đầy đủ và thiếu thống nhất về mẫu sổ sách và nội dung.

Đã phân chia toàn bộ quỹ đất thành 6 loại đất là: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất đô thị, đất khu dân cư nông thôn, đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng. Việc phân chia như vậy là vừa theo mục đích, vừa theo địa bàn đã gây trùng lặp, chồng chéo, thiếu tính minh bạch về mặt pháp lý (trong đất đô thị và đất khu dân cư nông thôn đều chứa đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng), gây khơng ít khó khăn cho kiểm kê, thống kê.

Cơng tác giao đất nơng nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nơng nghiệp theo Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ đã góp phần giúp cho nơng dân yên tâm sản xuất, tăng năng suất lao động, sản lượng nông nghiệp tăng nhưng cũng thể hiện hạn chế là làm manh mún ruộng đất (làm cho cả nước có khoảng 75-100 triệu thửa đất). Đây là nguyên nhân phát sinh việc dồn điền, đổi thửa ở các địa phương.

Đã cơ bản cấp xong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. Tuy nhiên, với đất ở và đặc biệt là đất ở đơ thị thì kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn rất thấp, mới đạt khoảng 35% số hộ và 25% số diện tích đất ở đơ thị. Chưa có những quy định về quản lý tài chính đất một cách hệ thống. Trong thực tế khung giá đất do Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định có chênh lệch quá lớn so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên bình diện thực tế (Bùi Văn Sỹ, 2016).

c) Thời kỳ thi hành Luật đất đai 2003

Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW (2003) về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh. Để tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 28 - NQ/TW tại Quyết định số 179/2003/QĐ-TTg, Quyết định số 264/2003/QĐ-TTg về một số giải pháp quản lý, sử dụng đất đai trong các nông, lâm trường quốc doanh để thể chế hóa và triển khai thực hiện các nội dung của Nghị quyết 28-NQ/TW về lĩnh vực đất đai.

Những nội dung cơ bản của Nghị quyết 28-NQ/TW liên quan đến quản lý, sử dụng đất của các nông, lâm trường đã được thể chế hóa trong Luật Đất đai năm 2003 và một số văn bản quy phạm dưới luật; cụ thể đã quy định những vấn đề sau:

- Quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp;

- Thực hiện giao đất, cho thuê đất đối với nơng, lâm trường; trong đó quy định cơ chế giao đất khơng thu tiền sử dụng đất đối với thời hạn ổn định lâu dài đối với các nông, lâm trường chuyển thành đơn vị sự nghiệp; cơ chế giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền hàng năm đối với các nông, lâm trường chuyển đổi thành doanh nghiệp sử dụng có thời hạn (tối đa 50 năm hoặc 70 năm nếu ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn); lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông, lâm trường; hướng dẫn việc chuyển hợp đồng thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.

- Giải quyết đất ở, đất sản xuất cho các hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên công ty nông, lâm nghiệp;

Để quy định cụ thể việc sắp xếp, đổi mới, phát triển nông, lâm trường quốc doanh theo Nghị quyết 28-NQ/TW, sau khi Luật đất đai năm 2003 được ban hành, cấp Trung ương và địa phương đã ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003 (Chi tiết tại bảng 4.2).

Bảng 4.2. Các văn bản liên quan đến quản lý đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn thi hành Luật Đất đai 2003 TT Các văn bản chủ yếu Nội dung chính

Thời kỳ thi hành Luật Đất đai 2003

1. Nghị định 170/2004/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ

Sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh.

2. Nghị định số 198/NĐ-CP ngày 3 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ

Thu tiền sử dụng đất. 3. Nghị định 200/2004/NĐ-CP ngày 3

tháng 12 năm 2004 của Chính phủ

Sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh.

4. Nghị định 135/2005/NĐ-CP ngày 8 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ

Giao khốn đất nơng nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước ni trồng thủy sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh.

5. Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 1 năm 2006 của Chính phủ

Về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.

tháng 3 năm 2006 của Chính phủ rừng. 7. Nghị định số 120/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ Về thu tiền sử dụng đất. 8. Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ

Chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần.

9.

Quyết định 179/2003/QĐ-TTg ngày 3 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ

Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh.

10.

Quyết định 264/2003/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ

Một số giải pháp quản lý, sử dụng đất trong các nông, lâm trường quốc doanh.

11.

Quyết định số 146/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ

Chính sách thu hồi đất sản xuất của các nông trường, lâm trường để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. 12.

Quyết định số 672/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng chính phủ

Lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/10000, xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.

13.

Quyết định số 57/2007/QĐ-TTg, ngày 4 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ

Chính sách thu hồi đất sản xuất của các nông trường, lâm trường để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. 14.

Quyết định số 668/2007/QĐ-TTg, ngày 31 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ

Phê duyệt đề án sắp xếp, đổi mới lâm trường trực thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam

15. Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007

Một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 – 2015.

16.

Quyết định số 391/2008/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ

Rà soát, kiểm tra thực trạng việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006-2010 trên địa bàn cả nước 17. Quyết định số 14/2011/QĐ-TTg ngày 4

tháng 3 năm 2011 của TT Chính phủ

Ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước.

18.

Chỉ thị Số: 05/2004/CT-TTg, ngày 9 tháng 2 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ

Về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003.

19.

Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ

Về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất).

20.

Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Về việc kiểm kê quỹ đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

21.

Chỉ thị số 03/2012/CT-TTg ngày 17 tháng 1 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ

Chuyển các Cơng ty TNHH MTV lâm nghiệp thành Ban quản lý rừng là đơn vị Sự nghiệp để tổ chức quản lý bảo vệ rừng. 22.

Công văn số 1019/TTg-ĐMDN ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ

Về sắp xếp, đổi mới nơng, lâm trường quốc doanh.

23.

Thông tư số 10/2005/TT-BNN ngày 4 tháng 3 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Hướng dẫn xây dựng và triển khai đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh.

24.

Thông tư số 16/2005/TT-BLĐTBXH, ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Bộ Lao động thương binh và xã hội

Quy định về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh, hướng dẫn về chính sách lao động

25.

Thơng tư số 04/2005/TT-TNMT ngày 18 tháng 7 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Hướng dẫn các biện pháp về quản lý, sử dụng đất khi sắp xếp, đổi mới các nông, lâm trường quốc doanh.

26.

Thông tư số 09/2006/TT-BTNMT, ngày 25 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường:

Hướng dẫn việc chuyển hợp đồng thuê đất và cấp GCNQSDD khi chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.

27.

Thông tư 102/2006/TT-BNN, ngày 13 tháng 11 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Về việc giao khốn đất nơng nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước ni trồng thuỷ sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh.

28.

Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT- BNN-BNV, ngày 15 tháng 5 năm 2008 của liên Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Bộ Nội vụ

Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ QLNN của UBND cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn. 29. Thông tư số 93/2011/TT-BTC, ngày 29

tháng 6 năm 2011 của Bộ Tài chính

Về thu tiền sử dụng đất.

30.

Quyết định số 455/1997/QĐ-UB ngày 11 tháng 4 năm 1997 của UBND Tỉnh Phú Thọ

Quy định một số điểm về thu hồi đất và hợp thức, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất cho thuê trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ. Nguồn: Tổng hợp tài liệu điều tra (2018)

Song song với việc rà soát, sắp xếp, đổi mới các nông lâm trường theo Nghị định 170/2004/NĐ-CP và Nghị định 200/2004/NĐ-CP, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg về kiểm kê quỹ đất đang quản lý, sử dụng của tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, trong đó có các nơng, lâm trường nhằm xác định rõ diện tích đất mà các tổ chức đang quản lý, sử dụng; diện tích lấn chiếm, diện tích bị lấn chiếm; diện tích sử dụng sai mục đích; diện tích đất chuyển nhượng, cho thuê trái phép; diện tích đất chưa đưa vào sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 58 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)