Thực trạng công tác xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc lập bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 77)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường tại Phú Thọ

4.1.2. Thực trạng công tác xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc lập bản

đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

4.1.2.1. Thực trạng công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, xác định ranh giới, cắm mốc giới

Theo số liệu tổng hợp của UBND tỉnh: Giai đoạn 2004-2014, các nông trường, lâm trường trên địa bàn tỉnh được giao quản lý: 36.871ha, bao gồm đất các nông trường quốc doanh trước đây (nông trường chè Yên Sơn, Ngọc Đồng, Hưng Long, Vạn Thắng, nhà máy chè Cẩm Khê) do Công ty CP chè Phú Thọ quản lý, đất của 8 công ty lâm nghiệp trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam (Công ty lâm nghiệp Yên Lập, Đoan Hùng, Sông Thao, Tam Thắng, Tam Sơn, Xuân Đài, Thanh Hịa, Tam Thanh). Tính đến thời điểm hiện nay trên địa bàn

tỉnh Phú Thọ có 13 tổ chức quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường quốc doanh bao gồm các tổ chức sau:

- Vườn quốc gia Xuân Sơn;

- Ban quản lý rừng khu di tích lịch sử Đền Hùng; - Ban quản lý rừng phịng hộ sơng Bứa;

- Ban quản lý rừng phịng hộ Ngịi Giành; - Cơng ty Cổ phần chè Phú Thọ;

- Các công ty lâm nghiệp: Tam Thanh, Đoan Hùng, Thanh Hịa, Sơng Thao, Yên Lập, Tam Thắng, Tam Sơn, Xuân Đài.

Do các Vườn quốc gia và các Ban quản lý rừng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tuy có sử dụng đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường tuy nhiên các đơn vị này khơng có chức năng kinh doanh, giao khốn đất cũng như khơng tổ chức sản xuất trên diện tích đất được giao mà chỉ có nhiệm vụ bảo vệ, quản lý đất, rừng đơn thuần nên trong báo cáo này khơng phân tích, đánh giá các đơn vị nói trên mà chỉ tập trung vào các cơng ty lâm nghiệp, nơng nghiệp có tham gia sản xuất kinh doanh, giao khốn, cho thuê đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường (Xem bảng 4.5).

Bảng 4.5. Diện tích các đơn vị sử dụng đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường đã được đo đạc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2017

TT Đơn vị Tổng diện tích năm 2014 (ha) Tổng diện tích năm 2017 (ha) 1 Công ty Cổ phần chè Phú Thọ 4.301 1.190,9

2 Công ty lâm nghiệp Yên Lập 4.999 2.615,2

3 Công ty lâm nghiệp Tam Thắng 4.561 1.769,7

4 Công ty lâm nghiệp Tam Sơn 10.903,1 3.189,5

5 Công ty lâm nghiệp Xuân Đài 6.093,1 2.427,23

6 Công ty lâm nghiệp Tam Thanh 490 452,95

7 Công ty lâm nghiệp Đoan Hùng 2.064,4 1.431,8

8 Cơng ty lâm nghiệp Thanh Hồ 1.308,9 930

9 Công ty lâm nghiệp Sông Thao 2.150,7 992,7

Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính cho các tổ chức sử dụng đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cơ bản được thực hiện theo các hướng dẫn của các Bộ Ban Ngành Trung ương. Cụ thể: Nghị định 170/2004/NĐ-CP, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, Nghị định số 200/2004/NĐ- CP và Thông tư số 04/2005/TT-BTNMT; Văn bản số 4043/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 01/11/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hướng dẫn xác định, cắm mốc, đo đạc ranh giới, mốc ranh giới đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường quốc doanh. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ đã lập Dự án xác định, cắm mốc, đo đạc ranh giới, mốc ranh giới đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Quyết định số 2974/QĐ-UBND ngày 19/11/2013 UBND tỉnh phê duyệt Dự án xác định, cắm mốc, đo đạc ranh giới, mốc ranh giới đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Văn bản số 2773/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 02/7/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc rà sốt, đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận cho các Cơng ty nông, lâm nghiệp; Văn bản số 1513/TCQLĐĐ-CĐKĐĐ ngày 22/10/2015 của Tổng cục Quản lý đất đai chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các Công ty nông lâm nghiệp.

Tính đến thời điểm hiện nay tỉnh Phú Thọ đã tổ chức chỉ đạo triển khai việc đo đạc cắm mốc ranh giới cho 10/11 Cơng ty nơng lâm nghiệp trong đó: 8 Cơng ty lâm nghiệp trực thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam và 03 Công ty chè thuộc Công ty cổ phần chè Phú Thọ.

Tuy nhiên trong q trình thực hiện cơng tác đo đạc, lập bản đồ địa chính cho các tổ chức sử dụng đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng gặp nhiều khó khăn do việc quản lý đất đai ở một số công ty chưa chặt chẽ, hiệu quả sử dụng đất thấp, nhiều khu vực đất nhỏ lẻ xen lẫn khu vực dân cư, khó xác định được chủ sử dụng do chủ sử dụng ở các địa phương khác, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm giữa các công ty với nhân dân địa phương chưa được giải quyết triệt để, một số hộ gia đình, cá nhân có sự tranh chấp ranh giới với các công ty, hoặc đang sử dụng đất trong ranh giới các công ty thiếu tinh thần hợp tác trong công tác xác định ranh giới sử dụng đất. Địa bàn thi công chủ yếu thuộc khu vực trung du, miền núi, giao thông, thời tiết khơng thuận lợi nên rất khó khăn trong việc di chuyển máy móc, thiết bị trong q trình triển khai thực

hiện, kinh phí bố trí cho cơng tác này chưa đảm bảo. Do điều kiện thực tế về kỹ thuật, khi thành lập, việc giao đất cho các nông, lâm trường thường trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng được thực hiện dựa trên tài liệu bản đồ địa hình tỷ lệ nhỏ; ranh giới trên thực địa thường chỉ được chỉ dẫn sơ bộ, không được xác định một cách chính xác. Một số nơng, lâm trường tự đầu tư kinh phí đo đạc bản đồ chi tiết để phục vụ quản lý đất đai trong nội bộ nông, lâm trường; tuy nhiên, các tài liệu bản đồ này không được lập theo quy định của ngành quản lý đất đai, không được các cơ quan quản lý đất đai quản lý và sử dụng theo quy định đối với bản đồ địa chính.

* Đánh giá công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, xác định ranh giới, cắm mốc giới

a, Ưu điểm

Có thể nói cơng tác xác định ranh giới, cắm mốc giới, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất của các nông lâm trường sau quá trình đổi mới sắp xếp đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể: Trong q trình thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW, các nông, lâm trường và các cơ quan chuyên môn ở địa phương đã thực hiện một bước việc rà soát ranh giới sử dụng đất của các nơng, lâm trường; xác định phạm vi và diện tích đất giữ lại để tiếp tục sử dụng, phạm vi và diện tích đất bàn giao cho các địa phương quản lý, sử dụng. Các công ty sử dụng đất từ nông lâm trường trong thời gian qua đã sắp xếp rà soát lại diện tích, trả lại địa phương gần 22.000 ha. Đồng thời một số địa phương đã bố trí kinh phí để cắm mốc giới, đo đạc, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất của các nông, lâm trường.

b, Nhược điểm, hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được kết quả điều tra cho thấy công tác xác định ranh giới, cắm mốc giới sử dụng đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường tại tỉnh Phú Thọ còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý đất đai của Nhà nước. Cụ thể tại bảng 4.6 dưới đây cho thấy 56,7% các cán bộ làm công tác quản lý về đất đai cho rằng công tác xác định ranh giới, cắm mốc giới cịn nhiều khó khăn, khơng đủ kinh phí để triển khai, các quy định về pháp luật chưa đầy đủ rõ ràng khiến cho xảy ra tình trạng tranh chấp đất đai giữa các nông lâm trường và các hộ dân trên địa bàn. Đây cũng là lý do chính khiến cơng tác rà sốt, lập quy hoạch sử dụng đất, thực hiện các thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gặp nhiều khó khăn, bất cập. Tình trạng này chủ yếu diễn ra tại các công ty

lâm nghiệp sử dụng đất có nguồn gốc từ lâm trường với diện tích quản lý lớn, địa hình hiểm trở khó khăn cho cơng tác xác định ranh giới, cắm mốc giới.

- Phần lớn các trường hợp, việc xác định phạm vi ranh giới, diện tích đất các nơng, lâm trường đang quản lý, sử dụng hoặc đất dự kiến bàn giao cho địa phương, thậm chí kể cả đất đã thực hiện thủ tục bàn giao cho địa phương mới chỉ được thực hiện trên hồ sơ sổ sách, bản đồ; chưa thực hiện rà soát, chỉ dẫn ranh giới trên thực địa; chưa thực hiện đo vẽ lập bản đồ ranh giới theo tiêu chuẩn đối với bản đồ địa chính.

- Các nông, lâm trường cịn tư tưởng trơng chờ Nhà nước, chưa chủ động tham gia phối hợp với địa phương trong việc xây dựng hồ sơ ranh giới của chính các đơn vị đó. Việc chậm trễ trong việc xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, lập bản đồ địa chính trực tiếp là nguyên nhân làm chậm cơng tác rà sốt, lập quy hoạch sử dụng đất, thực hiện các thủ tục giao đất, cho thuê đất, xác định và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với các loại đất phải chuyển sang giao đất có thu tiền và thuê đất.

Bảng 4.6. Ý kiến cán bộ quản lý về công tác xác định ranh giới, cắm mốc giới, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường tỉnh Phú Thọ

Số lượng Tỷ lệ %)

Công tác xác định ranh giới, cắm mốc giới, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất đáp ứng yêu cầu của Nhà nước

13 43,3

Công tác xác định ranh giới, cắm mốc giới, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất chưa đáp ứng yêu cầu của Nhà nước

17 56,7

Tổng 30 100,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

- Tình trạng sai phạm do lấn chiếm đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường, tranh chấp với các hộ dân và các tổ chức trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung hiện đang rất phổ biến tại trên 56% nông lâm trường với 4.500 hộ gia đình, cá nhân và tổ chức lấn chiếm với hơn 8.400 ha. Cụ thể tại tỉnh Phú Thọ: trên địa bàn của công ty lâm nghiệp Xuân Đài và Tam Sơn Huyện Tân Sơn Tỉnh Phú Thọ mặc dù đã thu hồi 10.533,68 ha đất lâm nghiệp tuy nhiên với hơn 10.000 ha đất lâm nghiệp và 25.000 ha đất rừng phòng hộ, đặc dụng còn lại việc đo đạc cắm mốc ranh giới vẫn chưa được triển khai gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó

một số diện tích chưa thực hiện triển khai trồng rừng, sử dụng đất khơng đúng mục đích; một số diện tích để người dân lấn chiến, làm nhà ở kiên cố trên đất rừng đã được giao cho các công ty. Trong một số khu vực được quy hoạch là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng (Khu Bến Thân, xã Đồng Sơn; Xã Xuân Sơn…) người dân đã sinh sống xen kẽ trước đây đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đất ở, đất lâm nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp để sản xuất …, nay quy hoạch sang rừng phòng hộ, rừng đặc dụng nhưng việc đền bù, thu hồi hay vẫn để cho người dân sản xuất chưa được giải quyết dứt điểm.

4.1.2.2. Thực trạng công tác lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất

Trong thời gian qua xác định công tác xác định ranh giới, cắm mốc ranh giới, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất của nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý đất đai của ngành Tài ngun và Mơi trường nói chung và của tỉnh Phú Thọ nói riêng nhằm quản lý đất đai có nguồn gốc từ nơng, lâm trường một cách chặt chẽ theo một hệ thống tư liệu mang tính khoa học, kỹ thuật cao, cần thiết phải xác định ranh giới, cắm mốc ranh giới, đo đạc mốc và đường ranh giới đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tiến tới đồng bộ với hệ thống thơng tin địa chính tồn tỉnh.

Căn cứ vào các văn bản: Nghị quyết số 28NQ/TW, ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị; Nghị định số 170/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 của Chính phủ vê việc sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh; Công văn số 1019/TTg-ĐMDN ngày 24/6/2011 của Thủ tướng Chính Phủ; Cơng văn 4043/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 01/11/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết việc xác định, cắm mốc, đo đạc ranh giới đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường; Công văn số 2053/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 19/6/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thực hiện xác định ranh giới, cắm mốc ranh giới, đo đạc, thống kê chi tiết hiện trạng sử dụng đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường quốc doanh; Văn bản số 3057/UBND-KT3 ngày 06/8/2012 của UBND tỉnh về việc xác định ranh giới, cắm mốc ranh giới, đo đạc thống kê chi tiết hiện trạng sử dụng đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường quốc doanh; Quyết định số 2974/QĐ-UBND ngày 19/11/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Phương án xác định ranh giới, cắm mốc ranh giới, đo đạc mốc và đường ranh giới sử dụng đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Phú Thọ đã tiến hành xác định ranh giới, cắm mốc ranh giới, đo đạc mốc và đường ranh giới sử dụng đất có nguồn gốc từ nơng, lâm trường trên các nông, lâm trường quốc

doanh phân bố trên địa bàn các xã, thị trấn thuộc huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hịa, Đoan Hùng, Tam Nơng và Cẩm Khê.

Qua hình 4.2 về số diện tích đã lập hồ sơ ranh giới của các nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2017 dưới đây ta có thể thấy đến thời điểm hiện nay qua hơn 04 năm triển khai công tác cắm mốc giới xác định ranh giới đất có nguồn gốc từ nơng lâm trường thuộc các công ty nông lâm nghiệp cơ bản đã được hoàn tất, một số đơn vị đã đo đạc cắm mốc gần như 100% diện tích đơn vị mình quản lý như: Cơng ty Lâm nghiệp Đoan Hùng, Công ty Lâm nghiệp Sông Thao, Công ty Lâm nghiệp Thanh Hịa, Cơng ty Lâm nghiệp Tam Thanh, Công ty Lâm nghiệp Xuân Đài, chỉ còn một số đơn vị như Công ty cổ phần chè Phú Thọ, Công ty Lâm nghiệp Tam Thắng, Công ty Lâm nghiệp Tam Sơn chưa hồn thành cơng tác cắm mốc giới đối với diện tích đất có nguồn gốc nơng lâm trường mà đơn vị mình quản lý sử dụng.

Hình 4.2. Diện tích đã lập hồ sơ ranh giới của các nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2017

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Phú Thọ (2018)

Căn cứ vào sự quan tâm đầu tư về cả kinh phí lẫn thời gian thực hiện công tác cắm mốc giới xác định ranh giới đất có nguồn gốc từ nơng lâm trường của các cấp ban nghành có liên quan có thể nói việc xác định ranh giới, cắm mốc ranh giới, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất của các nông, lâm trường gặp nhiều khó khăn. Các nguyên nhân chủ yếu như sau:

nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của các đơn vị triển khai chậm nên chưa được UBND tỉnh phê duyệt; trong quá trình quản lý, sử dụng đất của các đơn vị cịn nhiều diện tích sử dụng chưa hiệu quả, cơng tác quản lý, sử dụng cịn lỏng lẻo dẫn đến tình trạng tranh chấp, lấn chiếm cấp trùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với nhân dân địa phương; hầu hết các đơn vị sử dụng đất có nguồn gốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)