Về công tác thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi và bàn giao đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 122 - 124)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.3. Về công tác thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi và bàn giao đất

cho địa phương

Thực trạng công tác thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi và bàn giao đất có nguồn gốc từ nơng lâm trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cho địa phương quản lý đã bộc lộ một số hạn chế như:

- Đối với diện tích bàn giao lại cho địa phương quản lý: Các cơng ty đang sử dụng đất có nguồn gốc từ nông lâm trường không muốn bàn giao đất cho địa phương quản lý, hoặc bàn giao diện tích xấu, diện tích khó canh tác và có tranh chấp khơng thể quản lý được cho địa phương nên xảy ra tình trạng địa phương khơng nhận hoặc có nhận diện tích bàn giao nhưng khơng sử dụng được hoặc hiệu quả sử dụng thấp.

- Đối với diện tích đất có nguồn gốc từ nơng lâm trường công ty giữ lại để tự sản xuất kinh doanh: Một số cơng ty nhận diện tích lớn hơn khả năng quản lý của mình, sản xuất kinh doanh không hiệu quả trong khi người dân trên địa bàn thiếu đất sản xuất dẫn đến tình trạng người dân phải nhận thuê khoán lại của cơng ty nơng lâm nghiệp với mức khốn rất cao hoặc xảy ra tình trạng người dân thiếu đất lấn chiếm phá rừng để trồng cây ngắn ngày, sử dụng đất khơng đúng mục đích, phá vỡ quy hoạch chung của vùng.

Để khắc phục tình trạng nêu trên, nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất có nguồn gốc từ nơng lâm trường, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp về công tác thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi và bàn giao đất cho địa phương như sau:

- Giải pháp thực hiện:

+ Quy định rõ chất lượng, số lượng và thời gian bàn giao đất có nguồn gốc từ nông lâm trường của các công ty nông lâm nghiệp cho địa phương.

+ Các Bộ ban ngành có liên quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hình thức phá sản công ty nông, lâm nghiệp; giải thể thu hồi đất đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ kéo dài; kiểm soát cơ chế giao khoán sử dụng đất nông nghiệp của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật. Đối với những đơn vị kinh doanh không hiệu quả, cần thu hồi bàn giao về cho địa phương quản lý tránh tình trạng nơng lâm trường giữ quá nhiều đất nhưng hoạt động quản lý không hiệu quả thua lỗ kéo dài còn người dân thiếu đất sản xuất phải nhận th khốn đất cho nơng lâm trường với mức khoán cao.

+ Ban hành cơ chế, chính sách bảo vệ rừng, gắn với giảm nghèo bền vững; hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, người trồng rừng, quản lý, bảo vệ rừng có thu nhập từ rừng để bảo đảm ổn định cuộc sống.

- Dự kiến kết quả và các phát sinh trong quá trình thực hiện: nâng cao hiệu quả công tác quản lý sử dụng đất nói chung, góp phần làm giảm tình trạng thiếu đất sản xuất dẫn đến lấn chiếm đất, phá rừng của người dân. Tuy nhiên trong q trình thực hiện cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa UBND các cấp và các Sở ban ngành có liên quan nhằm nâng cao tính bắt buộc, đảm bảo tính khả thi của giải pháp.

- Tính khả thi của giải pháp: giải pháp về công tác thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi và bàn giao đất cho địa phương có tính khả thi cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)