Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với đất đa
4.2.3. Yếu tố về mức độ tuân thủ quy hoạch, quy định pháp luật của các cấp
ngành địa phương
Tốc độ phát triển kinh tế dẫn đến đời sống, thu nhập của người dân được tăng cao trong những năm gần đây tại tỉnh Phú Thọ cũng như sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật đã dẫn đến hiệu quả sử dụng đất tăng cao kéo theo nhu cầu sử dụng đất canh tác nói chung của người dân ngày một tăng. Trong khi quỹ đất tại địa phương có hạn, mặt khác phần lớn diện tích đất màu mỡ lại nằm trong tay các công ty nông lâm nghiệp, theo thống kê điều tra cho thấy các nông lâm trường không sử dụng hết năng suất của đất do mình quản lý nên giao khoán lại cho người dân dưới hình thức cơng ty chủ động vốn, giống cây trồng, người dân chỉ bỏ sức lao động và cuối vụ thu hoạch công ty lấy sản phẩm với phần trăm rất cao. Chính vì những lý do này dẫn đến người dân bất chấp pháp luật lấn chiếm đất đai
có nguồn gốc từ nơng, lâm trường canh tác, trồng cây thu màu phá vỡ quy hoạch chung. Một mặt do địa bàn nông lâm trường thường phức tạp, rộng lớn không quản lý tốt nên khi phát hiện thường rất khó thu hồi diện tích lấn chiếm này dẫn đến tình trạng kéo dài kiện cáo…
Bên cạnh đó hiện nay, có một thực tế đang diễn ra tại một số doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn tỉnh cho thấy mức độ tuân thủ quy hoạch không chỉ của riêng cá nhân tổ chức mà là từ rất nhiều phía chính quyền, doanh nghiệp, hộ gia đình… vì một số lợi ích trước mắt mà khơng để ý đến quy hoạch, không tuân thủ theo đúng quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch là một công cụ quan trọng trong quản lý, thúc đẩy phát triển nhưng ngược lại, hệ thống quy hoạch của nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thiếu sự gắn kết trong mục tiêu, định hướng phát triển và giải pháp thực hiện. Việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch bị buông lỏng, chưa xử lý kịp thời và thiếu kiên quyết trong chỉ đạo, điều hành. Xảy ra tình trạng thiếu gắn kết, khớp nối, rồi mâu thuẫn và chồng chéo các loại quy hoạch khiến công tác quản lý nhà nước về đất đai chưa phát huy hết hiệu quả.
Lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất hiện nay tại tỉnh Phú Thọ vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập do chất lượng của một số báo cáo quy hoạch đạt thấp, việc công bố quy hoạch một cách cơng khai minh bạch cịn hạn chế do chưa phổ biến sâu rộng cho Nhân dân và các doanh nghiệp. Việc triển khai thực hiện các quy hoạch chưa được quan tâm nghiêm túc và đúng mức, tình trạng quản lý phát triển kinh tế - xã hội tự phát, khơng tn thủ các quy hoạch cịn xảy ra dẫn đến việc phải điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khá thường xuyên. Mặt khác do lợi ích cá nhân và sự bng lỏng quản lý của các cấp ngành, tình trạng khơng tn thủ pháp luật về đất đai diễn ra phổ biến tại các nông lâm trường phân bố tại các vùng sâu xa, địa hình phức tạp. Các cá nhân sẵn sàng tranh chấp, lấn chiếm đất với các nông lâm trường, dẫn đến phá vỡ quy hoạch, không thể đo đạc cắm mốc giới, lập hồ sơ địa chính và kiện cáo kéo dài.
Theo kết quả điều tra phỏng vấn tại địa phương về mức độ tuân thủ quy hoạch sử dụng đất đối với đất có nguồn gốc từ nơng lâm trường tại tỉnh Phú Thọ ta có thể thấy việc tuân thủ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp, ngành địa phương còn rất yếu kém (chiếm đến 83,3% số ý kiến) chủ yếu do các nguyên nhân như: Ý thức chấp hành thấp chiếm 55%, Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất chưa phù hợp chiếm 28,3%. Có thể kết luận những bất cập trong thời gian qua
trong công tác quản lý đất đai có nguồn gốc từ nơng lâm trường có ngun nhân khơng nhỏ là từ ý thức chấp hành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của người dân, các cơng ty sử dụng đất có nguồn gốc nơng lâm trường và chính quyền địa phương. (Xem bảng 4.17).
Bảng 4.17. Ý kiến về mức độ tuân thủ quy hoạch đất đai tại tỉnh Số lượng Tỷ lệ (%)
Tổng 60 100,0
1. Cấp ngành địa phương tuân thủ kế hoạch, quy hoạch sử
dụng đất 10 16,7
2. Cấp ngành địa phương chưa tuân thủ kế hoạch, quy hoạch
sử dụng đất 50 83,3
- Do ý thức chấp hành quy hoạch thấp 33 55,0
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa phù hợp 17 28,3
- Lý do khác 5 8,3
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)