Địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 48 - 52)

Phần 3 : Phương pháp nghiên cứu

3.1. Địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý

Vị trí địa lý

Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ, có tọa độ địa lý từ 200 55’ đến 210 43’ vĩ độ Bắc, 1040 48’ đến 1050 27’ kinh độ Đông. Địa giới hành chính của tỉnh tiếp giáp với:

Tỉnh Tuyên quang về phía Bắc; Tỉnh Hịa Bình về phía Nam; Tỉnh Vĩnh Phúc về phía Đơng;

Thành phố Hà Nội về phía Đơng Nam; Tỉnh Sơn La, n Bái về phía Tây.

Phú Thọ có vị trí trung tâm vùng và là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đơ Hà Nội. Tỉnh Phú Thọ nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Cơn Minh (Trung Quốc), phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây tiếp giáp thành phố Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hồ Bình, phía Bắc giáp tỉnh n Bái và Tuyên Quang. Phú Thọ cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách Trung tâm thành phố Hà Nội 80km, cách cảng Hải Phòng 170km, cách cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu (giữa Lào Cai - Việt Nam và Vân Nam - Trung Quốc) và cửa khẩu Thanh Thủy – Lạng Sơn 200km và là nơi hợp lưu của ba con sông lớn: sông Hồng, sông Đà và sông Lô (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).

Vị trí địa lý của Phú Thọ đã tạo cho Phú Thọ có nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng to lớn để sản xuất kinh doanh, giao lưu, phát triển kinh tế với cả trong nước và ngồi nước.

Địa hình khí hậu

Phú Thọ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23°C, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.700 mm, độ ẩm trung bình năm khoảng 86%; có 2 tiểu vùng chủ yếu gồm:

Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của tỉnh, chủ yếu thuộc các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, phía Tây huyện Cẩm Khê….. là vùng có nhiều tiềm năng phát triển về lâm nghiệp, khai thác khoáng sản.

Tiểu vùng đồi gò thấp, xen kẽ đồng ruộng, dải đồng bằng ven các triền sông Hồng. sông Lô và Sông Đà. Đây là vùng thuận lợi cho việc trồng các loại cây nguyên liệu giấy, cây lương thực, cây công nghiệp dài ngày như chè, cây ăn quả; thuận lợi cho phát triển chăn ni và ni trơng thuỷ sản Có tiềm năng lớn để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp phù trợ, công ngiệp chế biến…

Địa hình tỉnh Phú Thọ mang đặc điểm nổi bật là chia cắt tương đối mạnh vì nằm ở phần cuối của dãy Hồng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Căn cứ vào địa hình, có thể chia Phú Thọ thành hai tiểu vùng cơ bản sau:

Tiểu vùng Tây Nam hay hữu ngạn sông Hồng gồm các huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Tam Nông, Thanh Thủy, Cẩm Khê và một phần của Hạ Hịa có diện tích tự nhiên gần 2.400km2, bằng 67,94% diện tích tự nhiên tồn tỉnh; độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 200 - 500m. Đây là tiểu vùng có những lợi thế phát triển chủ yếu như: trồng cây ôn đới, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, khai thác khoáng sản, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng... Tuy nhiên, tiểu vùng này có nhiều khó khăn về giao thơng và dân trí cịn thấp nên việc khai thác tiềm năng nơng, lâm, khống sản... để phát triển kinh tế - xã hội cịn hạn chế.

Tiểu vùng Đơng Bắc hay tả ngạn sơng Hồng gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện: Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Ba, Đoan Hùng và phần cịn lại của Hạ Hịa, có diện tích tự nhiên 1.132,5 km2, bằng 32,06% diện tích tự nhiên tồn tỉnh. Địa hình đặc trưng của tiểu vùng này là các đồi gò thấp, phát triển trên phù sa cổ (bình quân 50 - 200m) xen kẽ với những dộc ruộng và những cánh đồng bằng ven sông. Đây là vùng tương đối thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, sản xuất lương thực, nuôi trồng thủy sản và chăn ni. Một số khu vực tập trung những đồi gị thấp tương đối bằng phẳng (tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam của tỉnh) thuận lợi cho phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và phát triển các hạ tầng kinh tế - xã hội khác (Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).

Do phân cấp địa hình, diện tích đất đồi núi, đất dốc của tỉnh Phú Thọ chiếm 64,52% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất có độ dốc >150 chiếm tới 51,6%; sông suối chiếm 4,26% tổng diện tích tự nhiên; địa

hình bị chia cắt mạnh gây cản trở không nhỏ cho giao thông, giao lưu kinh tế - văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân (Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đơng - Bắc đi Hà Nội, Hải Phịng và các nơi khác. Là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc.

Quốc lộ 2 qua Phú Thọ đi Tuyên Quang, Hà Giang sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 70 đi Yên Bái, Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 32 qua Phú Thọ đi Yên Bái, Sơn La, cùng với các tỉnh bạn trong cả nước và quốc tế.

Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai có chiều dài 245km, đi qua 5 tỉnh và thành phố là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, n Bái và Lào Cai. Cơng trình do Tổng Cơng ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư. Đây là dự án cao tốc có quy mơ lớn nhất, dài nhất và hiện đại nhất Việt Nam, với tổng mức đầu tư hơn 1,46 tỷ USD. Tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã mang mại những tiềm năng, cơ hội phát triển kinh tế - xã hội rất lớn cho tỉnh Phú Thọ nói riêng và những địa phương có tuyến đường đi qua nói chung.

Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính cấp huyện gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Đoan Hùng, Hạ Hồ, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập; 277 đơn vị hành chính cấp xã. Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh (Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).

Vị trí địa lý của Phú Thọ đã tạo cho Phú Thọ có nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng to lớn để sản xuất kinh doanh, giao lưu, phát triển kinh tế với cả trong nước và ngồi nước.

Tỉnh Phú Thọ có trên 1,4 triệu người với 21 dân tộc anh em cùng sinh sống. Số người trong độ tuổi lao động khoảng 800.000 người (60% dân số) trong đó lực lượng lao động trẻ chiếm 65%, lao động qua đào tạo trên 40%.Trong đó nữ chiếm khoảng 50,5%; dân số thành thị chiếm 18,8%. Tỷ suất tăng dân số tự nhiên đạt 11,60‰. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế ước tính năm 2017 là 759,8 nghìn người, trong

đó: khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 54,6% tổng số; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 22,9%, ; khu vực dịch vụ chiếm 22,4%. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đã qua đào tạo ước đạt 26,7%,; tỷ lệ lao động thất nghiệp 1,60%.

Phú Thọ có nhiều tiềm năng phát triển cơng nghiệp chế biến nông - lâm sản. Khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt, may vì ở Phú Thọ có nguồn nguyên liệu, lực lượng lao động tại chỗ; đã xây dựng được một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp và đầu tư với tốc độ nhanh.

Kinh tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2017 theo giá so sánh 2010 ước đạt 35.634,5 tỷ đồng, tăng 7,75% so với năm 2016 trong đó khu vực cơng nghiệp và xây dựng tăng 10,66%; khu vực dịch vụ tăng 7,48%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,74%.

Cơ cấu kinh tế (cơ cấu giá trị tăng thêm) năm 2017: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 22,00% khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 38,99%; khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 39,01% . Cơ cấu kinh tế 2017 có sự chuyển dịch theo hướng tích cực theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực cơng nghiệp và xây dựng và dịch vụ.

Đóng góp vào mức tăng trưởng chung 7,75%, khu vực cơng nghiệp - xây dựng có mức tăng trưởng cao nhất, tiếp theo đó là các ngành dịch vụ đóng góp 2,72%; khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đóng góp 0,80 %; thuế sản phẩm đóng góp 0,23 % (Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).

3.1.2.2. Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên của Phú Thọ là 3.519,56 km2, theo kết quả điều tra thổ nhưỡng gần đây, đất đai của Phú Thọ được chia theo các nhóm sau: đất feralít đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, diện tích 116.266,27 ha chiếm tới 66,79% (diện tích điều tra). Đất thường có độ cao trên 100 m, độ dốc lớn, tầng đất khá dày, thành phần cơ giới nặng, mùn khá. Loại đất này thường sử dụng trồng rừng, một số nơi độ dốc dưới 25o có thể sử dụng trồng cây cơng nghiệp.

Hiện nay, Phú Thọ mới sử dụng được khoảng 54,8% tiềm năng đất nông - lâm nghiệp; đất chưa sử dụng cịn 81,2 nghìn ha, trong đó đồi núi có 57,86 nghìn ha.

Đánh giá các loại đất của Phú Thọ thấy rằng, đất đai ở đây có thể trồng cây nguyên liệu phục vụ cho một số ngành cơng nghiệp chế biến, nếu có vốn đầu tư và tổ chức sản xuất có thể tăng năng suất ở nhiều nơi; đưa hệ số sử dụng đất lên đến 2,5 lần (hiện nay hệ số sử dụng đất mới đạt khoảng 2,2), đồng thời bảo vệ và làm giàu thêm vốn tài nguyên này; cho phép phát triển công nghiệp và đô thị.

Tài nguyên rừng

Rừng của Phú Thọ có cả 3 dạng: Rừng phịng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Các tài liệu điều tra về sinh thái và tài nguyên rừng cho thấy, hệ động thực vật rừng ở đây khá phong phú và đa dạng về chủng và lồi. Diện tích rừng hiện nay của Phú Thọ nếu đem so sánh với các tỉnh trong cả nước thì được xếp vào những tỉnh có độ che phủ rừng lớn (42% diện tích tự nhiên). Với diện tích rừng hiện có 144.256 ha, trong đó có 69.547 ha rừng tự nhiên, 74.704 ha rừng trồng, cung cấp hàng vạn tấn gỗ cho công nghiệp chế biến hàng năm. Các loại cây chủ yếu như bạch đàn, mỡ, keo, bồ đề và một số loài cây bản địa đang trong phát triển (đáng chú ý nhất vẫn là những cây phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất giấy) (Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)