Nội dung quản lý tài chính trong đơn vị công tác xã hội và bảo trợ xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trung tâm công tác xã hội và bảo trợ xã hội tỉnh thái bình (Trang 31 - 43)

xã hội

2.1.5.1. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

Theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ các đơn vị sự nghiệp công lập phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để làm căn cứ triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Đây cũng là căn cứ để các cơ quan quản lý Nhà nước (cơ quan chủ quản, Kho bạc…) giám sát hoạt động tài chính của đơn vị theo tinh thần tự chủ tài chính do nhà nước chủ trương.

a. Mục đích xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

Thông thường quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị hướng tới các mục đích như sau:

- Thứ nhất: Tạo quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính cho Thủ trưởng đơn vị; Tạo quyền chủ động cho cán bộ, viên chức trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao;

Thực hiện kiểm soát của Kho bạc nhà nước, cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định; Sử dụng tài sản đúng mục đích, hiệu quả; Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

- Thứ ba: Tạo sự công bằng trong đơn vị, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, tăng thu nhập cho cán bộ viên chức, thu hút và giữ được những người có năng lực trong đơn vị.

b. Nguyên tắc, căn cứ và nội dung xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

Để tạo được căn cứ chi tiêu và có tính thuyết phục quy chế chi tiêu nội bộ thường được xây dựng trên các nguyên tắc sau:

- Một là, các nội dung, mức chi xây dựng trong quy chế chi tiêu nội bộ không được vượt quá tiêu chuẩn, chế độ quy định hiện hành của Nhà nước.

- Hai là, thực hiện công khai, dân chủ và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cán bộ, công chức, nhân viên.

- Ba là, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Bốn là, thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, đơn vị phải tuân thủ chế độ kế toán và phải bảo đảm có chứng từ, hóa đơn hợp pháp, hợp lệ theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Căn cứ xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị được xây dựng trên các căn cứ sau: - Một là: Hệ thống tiêu chuẩn định mức chi và chế độ quản lý, sử dụng kinh phí quản lý hành chính hiện hành của Nhà nước.

- Hai là: Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và đặc điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao của các đơn vị sự nghipệ công lập.

- Ba là: Dự toán chi ngân sách Nhà nước giao hàng năm thực hiện chế độ tự chủ tài chính.

Nội dung xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

Quy chế chi tiêu nội bộ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp ban hành sau khi tổ chức thảo luận rộng rãi dân chủ, công khai trong đơn vị và có ý kiến thống nhất của tổ chức công đoàn đơn vị. Quy chế chi tiêu nội bộ phải gửi cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi giám sát thực hiện; gửi Kho bạc

nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để làm căn cứ kiểm soát chi. Trường hợp có các quy định không phù hợp với quy định của Nhà nước thì trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo, cơ quan quản lý cấp trên có ý kiến yêu cầu đơn vị phải điều chỉnh lại cho phù hợp; đồng thời gửi cơ quan tài chính cùng cấp và Kho bạc nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch.

Nội dung quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn định mức, mức chi thống nhất trong đơn vị, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý.

Đối với nội dung chi thuộc phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ (chi quản lý, chi nghiệp vụ thường xuyên) đã có chế độ tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định:

- Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: Thủ trưởng đơn vị được quyết định mức chi quản lý và chi nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Đối với đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước cấp không vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Đối với những nội dung chi, mức chi cần thiết cho hoạt động của đơn vị, trong phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa ban hành thì Thủ trưởng đơn vị có thể xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dung công việc trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị.

- Đối với một số tiêu chuẩn, định mức và mức chi các đơn vị sự nghiệp phải thực hiện đúng các quy định của Nhà nước: Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô; Tiêu chuẩn, định mức về nhà làm việc; Tiêu chuẩn, định mức trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động; Chế độ công tác phí nước ngoài; Chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam; Chế độ quản lý, sử dụng kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia; Chế độ sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; Chế độ chính sách thực hiện tinh giảm biên chế; Chế độ quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Riêng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước, cấp bộ, ngành theo hướng

dẫn của Bộ tài chính - Bộ khoa học và công nghệ.

Thủ trưởng đơn vị căn cứ tính chất công việc, khối lượng sử dụng, tình hình thực hiện năm trước, quyết định phương thức khoán chi phí cho từng cá nhân, bộ phận, đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc sử dụng như: sử dụng văn phòng phẩm, điện thoại, xăng xe, điện nước, công tác phí, kinh phí tiết kiệm do thực hiện khoán được xác định chênh lệch thu, chi và được phân phối, sử dụng theo chế độ quy định.

c. Cơ sở pháp lý xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

Theo quy định hiện nay đơn vị hành chính sự nghiệp hay đơn vị sử dụng NSNN nói chung và các đơn vị công tác xã hội bảo trợ xã hội nói riêng thì việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị phải dựa trên các cơ sở pháp lý dưới đây:

Thông tư 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006 của Bộ Tài chính(Bộ tài chính, 2006,b) hướng chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế về tài chính.

Thông tư số 11/2011/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 26/01/2011 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động thương binh và xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển nghề Công tác xã hội gia đoạn 2010-2020.

Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Thông tư số 29/1014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 cảu liên bộ Lao động Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính hướng dấn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ.

Thông tư liên tịch số 10/2014/TTLT-BYT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 26/02/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch.

Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 đã được Quốc hội nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25/6/2015.

Nghị định số 26/2016/NĐ-CP ngày 06/4/2016 của Chính phủ quy định chế độ trợ cấp phụ cấp đối với công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người sau cai nghiện và cơ sở trợ giúp xã hội; Thông tư số 05/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/4/2016 của Bộ Lao động TBH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 26/2016/NĐ-CP ngày 06/4/2016.

Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.

Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước.

Quyết định số 565/2017/QĐ-Ttg ngày 25/4/2017 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Phát triển hệ thống trợ giúp xã hôi giai đoạn 2016-2020; Thông tư số 98/2017/TT-BTC ngày 29/9/2017 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020.

Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.

Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp.

2.1.5.2. Quy trình quản lý tài chính

Theo Nguyễn Phú Giang (2010) quy trình công tác quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp gồm ba khâu công việc như sau:

Thứ nhất: Lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trong phạm vi được cấp có thẩm quyền giao hàng năm.

Thứ hai: Tổ chức chấp hành dự toán thu, chi tài chính hàng năm theo chế độ, chính sách của Nhà nước.

Thứ ba: Quyết toán thu, chi ngân sách Nhà nước.

Ba khâu công việc trong quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp đều hết sức quan trọng. Nếu như dự toán là phương án kết hợp các nguồn lực trong dự kiến

để đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra và là cơ sở để tổ chức chấp hành thì quyết toán là thước đo hiệu quả của công tác lập dự toán. Qua đó có thể thấy ba khâu công việc trong quản lý tài chính có quan hệ mật thiết với nhau và có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sử dụng các nguồn lực nhằm hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao. Muốn vậy các đơn vị phải có sự chủ động, linh hoạt trong hoạt động đồng thời với việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực. Điều này một mặt phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động, chức năng, nhiệm vụ được giao, mặt khác phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, phương thức hoạt động, cách thức tổ chức hạch toán kế toán khoa học… (Đoàn Thị Thu Hà,2002)

a. Lập dự toán

Lập dự toán ngân sách là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu thu chi ngân sách hàng năm một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn.

Có hai phương pháp lập dự toán được sử dụng là:

- Một là: Phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ là phương pháp xác định các chỉ tiêu trong dự toán dựa vào kết quả hoạt động thực tế của kỳ liền trước và điều chỉnh theo tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát dự kiến. Phương pháp này rõ ràng rất dễ hiểu, dễ sử dụng, được xây dựng tương đối ổn định, tạo điều kiện cơ sở bền vững cho nhà quản lý trong đơn vị trong việc điều hành mọi hoạt động. Đây là phương pháp truyền thống, đơn giản dễ thực hiện và phù hợp cho những hoạt động tương đối ổn định của đơn vị.

- Hai là: Phương pháp lập dự toán cấp không là phương pháp xác định các chỉ tiêu trong dự toán dựa vào nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động trong năm kế hoạch, phù hợp với điểu kiện cụ thể có của đơn vị chứ không dựa trên kết quả hoạt động thực tế của năm trước. Phương pháp này phức tạp hơn đòi hỏi trình độ cao trong đánh giá, phân tích, so sánh giữa nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của đơn vị nên chỉ thích hợp với những hoạt động không thường xuyên, hạch toán riêng được chi phí và lợi ích. Tuy nhiên nếu đơn vị sử dụng phương pháp này sẽ đánh giá được một cách chi tiết hiệu quả chi phí hoạt động của đơn vị, chấm dứt tình trạng mất cân đối giữa khối lượng công việc và chi phí thực hiện, đồng tời giúp đơn vị lựa chọn được cách thức tối ưu nhất để đạt được mục tiêu đề ra.

Mục đích của việc lập dự toán phải đảm bảo cung cấp thông tin về toàn bộ kế hoạch thực hiện thu chi một cách có hệ thống, thực hiện các mục tiêu đã đề ra,

là căn cứ đánh giá thực hiện; dự báo khi có tiềm ẩn; liên kết toàn bộ các hoạt động đơn vị; tạo động lực khuyến khích cho nhân viên.

Dự toán thu chi của đơn vị phải có thuyết minh cơ sở tính toán chi tiết theo từng nội dung thu, chi cụ thể gửi đơn vị cấp trên quản lý trực tiếp xem xét tổng hợp gửi cơ quan chủ quản theo quy định của pháp luật

Căn cứ lập dự toán thu, chi hàng năm:

- Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bình đẳng giới.

- Nhiệm vụ cụ thể của các từng đơn vị sự nghiệp công lập.

- Quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách nhà nước; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước.

- Văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau.

- Kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước.

- Tình hình thực hiện dự toán thu chi năm trước.

Thời hạn lập dự toán: Căn cứ vào chỉ thị, hướng dẫn của các cơ quan cấp trên về thời hạn lập dự toán thu, chi và thông báo số kiểm tra về dự toán thu, chi.

Việc lập dự toán được thực hiện cụ thể như sau:

- Lập dự toán thu, chi thường xuyên căn cứ vào quy định của nhà nước để lập dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên của năm kế hoạch. Trong đó, kinh phí NSNN đảm bảo hoạt dộng thường xuyên theo mức kinh phí NSNN đảm bảo hoạt động năm trước liền kề, cộng(+) hoặc trừ(-) kinh phí của nhiệm vụ tăng hoặc giảm của năm kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

+ Dự toán thu: Đơn vị căn cứ vào đối tượng thu, mức thu và tỷ lệ được để lại chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập dự toán các khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trung tâm công tác xã hội và bảo trợ xã hội tỉnh thái bình (Trang 31 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)