Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý tài chính tại trung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trung tâm công tác xã hội và bảo trợ xã hội tỉnh thái bình (Trang 105 - 109)

4.2.4.1. Ưu điểm

Từ thực trạng quản lý tài chính tại Trung tâm CTXH và BTXH tỉnh Thái Bình có thể đánh giá tổng quát: Quản lý tài chính tại Trung tâm trong 3 năm qua

đã có nhiều đổi mới tích cực, cụ thể trên các khía cạnh sau:

Quy chế chi tiêu nội bộ đầy đủ, hợp lý: Trung tâm đã ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ dựa trên các nguyên tắc cơ bản là công khai, minh bạch, hiệu quả và thống nhất. Các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong toàn đơn vị. Quy chế chi tiêu nội bộ được ban hành sau khi đã chỉnh sửa và thống nhất ý kiến trong toàn đơn vị, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý tài chính.

Công tác lập dự toán thu chi đúng quy định: Trung tâm đã thực hiện công tác lập dự toán đều đặn vào giữa năm tài chính năm trước. Phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ có ưu điểm là rất rõ ràng, dễ hiểu và dễ vận dụng, được xây dựng tương đối ổn định, tạo điều kiện, cơ sở bền vững cho nhà quản lý trong việc điều hành mọi hoạt động. Công tác lập dự toán các khoản thu, chi của đơn vị đã được tiến hành một cách nghiêm túc, tuân thủ theo quy trình lập dự toán chặt chẽ, đúng trình tự, thời gian quy định. Đặc biệt, dự toán được lập trên cơ sở bám sát nhu cầu thực tế của từng nhiệm vụ, từng đơn vị. Công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện dự toán luôn được quan tâm. Các khoản thu, chi bám sát dự toán giao đầu năm, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định, đảm bảo tiết kiệm hiệu quả, công khai minh bạch và đúng quy trình của Luật NSNN.

Tổ chức thực hiện và chấp hành thu chi đạt yêu cầu của cấp trên: Phân tích thực trạng thấy ở tất cả các nguồn thu của Trung tâm CTXH và BTXH tỉnh Thái Bình đang có xu hướng tăng dần qua các năm về số tuyệt đối. Nguồn thu được coi là quan trọng nhất là thu từ NSNN cấp. Các khoản chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định giữ tỷ trọng thấp và phù hợp với dự toán, chiếm khoảng 5-6% trong tổng chi. Điều này cho thấy Trung tâm hạn chế mua sắm sửa chữa tài sản cố định, tiết kiệm để chi phí cho con người.

Quyết toán thu chi tài chính thực hiện tốt hàng năm: Thực tế cho thấy, Trung tâm CTXH và BTXH tỉnh Thái Bình đã thực hiện tốt chế độ lập báo cáo tài chính, đảm bảo đúng nội dung, hình thức, bảng mẫu và phương pháp lập, tạo điều kiện cho công tác kiểm tra, giám sát, thẩm định quyết toán hàng quý, năm theo đúng kế hoạch đã xây dựng góp phần nâng cao hiệu quả công tác QLTC của Trung tâm CTXH và BTXH tỉnh Thái Bình.

kịp thời: Công tác kiểm tra, kiểm soát tại Trung tâm CTXH và BTXH tỉnh Thái Bình được thực hiện cả ở hai cấp độ là thường xuyên và đột xuất. Các khoản thu chi được kiểm soát, đối chiếu với dự toán được giao, đối chiếu với quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và các tiêu chuẩn, chế độ chính sách thực hiện thanh toán cho đơn vị theo trình tự, thủ tục quy định. Việc kiểm tra, kiểm soát trong quá trình thực hiện là một trong những biện pháp ngăn ngừa việc chi tiêu bất hợp pháp, sử dụng sai mục đích các khoản chi, để có thể quản lý chi tiêu theo một trật tự nhất định.

Sau khi thực hiện xong công tác khóa sổ kế toán đến hết ngày 31/12, kiểm tra số liệu, Trung tâm lập báo cáo quyết toán. Quyết toán chi từ nguồn NSNN cấp và chi từ nguồn thu khác được tổng hợp theo đúng trình tự, đúng nội dung theo mục lục NSNN và mẫu bảng của Bộ Tài chính quy định. Số liệu quyết toán được tổng hợp chi tiết đến từng khoản chi, nhiệm vụ chi và mục chi theo hệ thống mục lục NSNN quy định.

Thực hiện tốt, công khai, minh bạch và rõ ràng trong công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng là người được hưởng lợi: Công tác chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội ngày càng được quan tâm hơn nữa thực hiện đúng chế độ, chính sách nhà nước quy định. Mức thu phí cho hoạt động đối tượng dưỡng lão tự nguyện ở thời điểm hiện tại dù được đánh giá vấn thấp nhưng tạm thời lại phù hợp với tình hình kinh tế vùng miền tại Thái Bình. Tình thần và thái độ phục vụ cán bộ cầu tiến.

4.2.4.2. Hạn chế

Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực trong quản lý tài chính, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên và người lao động, nhưng công tác quản lý tài chính tại Trung tâm công tác xã hội và bảo trợ xã hội tỉnh Thái Bình cũng còn một số hạn chế cần khắc phục:

Nội dung quy chế chi tiêu nội bộ chưa đạt được sự ủng hộ toàn cán bộ. Đánh giá về tính công bằng của công tác quản lý tài chính còn chưa được sự ủng hộ của toàn bộ cán bộ, nhân viên. Chế độ chính sách tài chính có nhiều đổi mới nhưng vẫn còn mang tính bình quân nên chưa thực sự khuyến khích được những người có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của Trung tâm, tạo ra tư tưởng bao cấp cho một bộ phận cán bộ công nhân viên và người lao động.

hợp với những hoạt động mang tính ổn định nên nó không phản ánh chính xác nhiệm vụ thực tế của năm kế hoạch. Vì vậy, để thực hiện đổi mới quản lý tài chính theo yêu cầu của cơ chế tự chủ tài chính, đơn vị có thể nghiên cứu áp dụng phương pháp lập dự toán mới, dựa trên các nhiệm vụ, mục tiêu của năm kế hoạch, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Trong thời gian qua, quản lý tài chính tại Trung tâm công tác xã hội và bảo trợ xã hội tỉnh Thái Bình còn một số hạn chế, chưa chủ động trong việc triển khai lập dự toán, việc lập dự toán của các đơn vị chưa bám sát nhu cầu thực tế, không có tính dự báo trước các khoản phát sinh trong kế hoạch; việc phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn để theo dõi, kiểm tra việc sử dụng kinh phí của đơn vị còn chưa chặt chẽ; trình độ của đội ngũ cán bộ làm quản lý tài chính còn hạn chế. Vì vậy, có những khoản chi chưa hợp lý nhưng không được phát hiện và xử lý kịp thời dẫn đến tình trạng lãng phí.

Về tổ chức thực hiện và chấp hành thu chi: Nguồn kinh phí hoạt động của Trung tâm chủ yếu vẫn là nguồn thu sự nghiệp, nguồn NSNN cấp tuy có tăng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu chi của Trung tâm, NSNN cấp chủ yếu chi cho thanh toán cá nhân, còn các khoản chi hành chính khác đều phụ thuộc vào nguồn thu hoạt động sự nghiệp. Qua kết quả khảo sát đánh giá của cán bộ, công nhân viên chức về công tác quản lý tài chính tại Trung tâm cho thấy có khá nhiều ý kiến đánh giá chưa tích cực về thực trạng quản lý tài chính của Ban. 75% số ý kiến được hỏi cho rằng không được tham gia vào công tác lập dự toán chi tiêu của Trung tâm, trong khi số ý kiến cho rằng mình đã không được tham gia xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cũng chiếm đến 55% câu trả lời. Số người cho rằng việc quyết toán thu chi của Trung tâm chưa được công khai lên tới 20%.

Về quyết toán thu chi: Mặc dù đã thực hiện đúng theo quy định nhưng đội ngũ kế toán về cơ bản chỉ cung cấp thông tin bắt buộc theo quy định mà chưa đưa ra các thông tin phân tích, mang tính tư vấn của kế toán quản trị, giúp Ban giám đốc có thông tin phục vụ việc ra quyết định, tăng hiệu quả sử dụng nguồn thu, chi tại đơn vị.

Về kiểm tra, kiểm soát thu chi: Mặc dù đây là một trong những biện pháp ngăn ngừa việc chi tiêu bất hợp pháp, sử dụng sai mục đích các khoản chi, để có quyết định phù hợp của Ban giám đốc, tuy nhiên, công tác kiểm tra, kiểm soát với việc sử dụng kinh phí ở đơn vị còn thiếu chặt chẽ, chưa được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục mà chủ yếu tập chung vào lúc quyết toán nên chưa đánh giá được hiệu quả tình hình quản lí và sử dụng kinh phí ở đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trung tâm công tác xã hội và bảo trợ xã hội tỉnh thái bình (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)