động và sử dụng các nguồn tài chính. Chính phủ (2016).
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
2.2.1. Kinh nghiệm về quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam
Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 và Nghị định số 16/2015/NĐ- CP ngày 14/02/2015 của Chính Phủ trong thời gian qua đã tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp công lập được chủ động tổ chức hoạt động chuyên môn, gắn việc quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính với chất lượng và hiệu quả hoạt động. Theo đó các đơn vị sự nghiệp công lập đã thực hiện việc kiểm soát chi tiêu nội bộ, phát huy tính dân chủ, chủ động, sáng tạo của lãnh đạo và cán bộ trong đơn vị; nâng cao kỹ năng quản lý, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, từng bước giảm dần sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính đối với hoạt động của đơn vị. Đây là vấn đề đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý, nhà khoa học cụ thể tiêu biểu như sau:
viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính quốc gia. Trong phạm vi đề tài, sau khi hệ thống một số vấn đề lý luận chung về quản lý tài chính của các trường đại học công lập, vấn đề quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam được xem xét, phân tích trên các khía cạnh về cơ chế quản lý tài chính, nội dung quản lý tài chính tại trường. Tác giả đã phân tích cụ thể cơ chế quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, bao gồm các nội dung về nguồn thu, các nội dung chi và việc thực hiện trích lập các quỹ tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Trên cơ sở đó, các nội dung quản lý tài chính được đi sâu phân tích từ khâu lập kế hoạch đến khâu chấp hành và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đối với các nội dung thu chi hoạt động thường xuyên. Nội dung quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam được phân tích cụ thể ở các nội dung: phân tích quá trình xác định các chỉ tiêu để lập dự toán thu, chi tài chính; đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính bằng cách so sánh các chỉ tiêu thực hiện so với dự toán đã đặt ra; đồng thời, phản ánh kết quả của công tác thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Từ những phân tích đó, rút ra những kết quả đã đạt được và chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam để đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường. Các giải pháp được chia thành 3 nhóm: giải pháp tăng nguồn thu; giải pháp hoàn thiện các quy định quản lý tài chính hoàn thiện công tác tổ chức quản lý tài chính với những giải pháp cụ thể phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển chung của trường cũng như định hướng quản lý tài chính của trường đến năm 2020.
Phạm Thanh Hường (2017), Quản lý tài chính tại trường Đại học Y dược Thái Bình, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương mại Hà Nội. Tác giả đã nghiên cứu, thống nhất khung lý thuyết cơ sở khoa học về quản lý tài chính trong các trường đại học công lập; phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Trường Đại học Y Dược Thái Bình giai đoạn 2014-2016, đánh giá những kết quả đã đạt được, những mặt còn tồn tại và nguyên nhân; đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Trường Đại học Y Dược Thái Bình nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đơn vị trong thời gian tới.
bộ tài chính, Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính quốc gia. Tác giả đã làm rõ tính cấp thiết của đề tài, xác định rõ mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu; Hệ thống hóa những vấn đề tổng quan về quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập; Kinh nghiệm một số nước về quản lý tài chính trong các đơn vị công lập, bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam và các đơn vị sự nghiệp công lập, làm cơ sở khoa học để phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Trường bồi dưỡng cán bộ tài chính. Phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý tài chính tại Trường bồi dưỡng cán bộ tài chính giai đoạn 2013-2015 nhằm nêu ra những kết quả đã đạt được, những mặt còn tồn tại và nguyên nhân. Từ đó làm cơ sở để đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Trường bồi dưỡng cán bộ tài chính nhằm mục tiêu tự chủ tài chính góp phần mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (2016).