Bảo trợ xã hội tỉnh Thái Bình
3.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Từ năm 2013 đến nay Năm 2006
Năm 2002 Năm 1991
Sơ đồ 3.1. Quá trình hình thành và phát triển Trung tâm
Nguồn: Trung tâm CTXH và BTXH tỉnh Thái Bình Trung tâm CTXH&BTXH tỉnh Thái Bình là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Thái Bình quản lý, tiền thân là Trại xã hội (Trại tế bần) đóng tại xã Tam Lạc, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình có nhiệm vụ đón tiếp người lang thang, cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi... vào nuôi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách, chuyển trả về với cộng đồng.
Năm 1991 tại quyết định số 372/QĐ-UBND ngày 25/11/1991 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình ký quy định việc chuyển Trại xã hội thành Trung tâm bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Thái Bình với địa điểm mới là trường Sư phạm mẫu giáo của tỉnh tại thôn Huyền Sỹ, xã Minh Quang, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Trung tâm là đơn vị hạch toán phụ thuộc chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Thái Bình Thái Bình. Từ năm 2002 đến năm 2005 Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có thu,
Tại Quyết định số 372/QĐ-UBND ngày 25/11/1991 chuyển từ Trại xã hội thành Trung tâm BTXH Trung tâm BTXH là đơn vị sự nghiệp có thu áp dựng theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/02/2002 Trung tâm BTXH thực hiện tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2016 Thực hiện Quyết định số 1488/QĐ- UBND ngày 15/7/2013 đổi tên từ Trung tâm BTXH thành Trung tâm công tác xã hội và bảo
hạch toán độc lập theo chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu được quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ. Từ năm 2006 đến năm 2014, Trung tâm thực hiện quản lý tài chính theo nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Thực hiện quyết định số 1488/QĐ-UBND ngày 15/7/2013 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình về việc thành lập Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội, trên cơ sở bổ sung nhiệm vụ công tác xã hội và tổ chức lại Trung tâm Bảo trợ xã hội (Quyết định thành lập Trung tâm bảo trợ xã hội số 372/QĐ-UB ngày 25/11/1991). Từ năm 2015 đến nay, Trung tâm hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập được quy định trong nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ.
3.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm
a. Chức năng của trung tâm
Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh Thái Bình có hai chức năng chính sau:
Thư nhất, Tổ chức thực hiện việc quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng bảo trợ xã hội; phòng và điều trị rối nhiễu tâm trí trong quá trình thực hiện nuôi dưỡng cho các đối tượng như: Trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, người cao tuổi cô đơn, người tàn tật nặng, người mắc bệnh tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS, nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn nhân bị mua bán, nạn nhân bị cưỡng bức lao động, người lang thang, con đẻ của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt nam, người tự nguyện đóng góp kinh phí để nuôi dưỡng (theo hợp đồng thoả thuận). Các đối tượng xã hội khác do Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định.
Thư hai, Cung cấp các dịch vụ công tác xã hội cho các đối tượng xã hội và cộng đồng như: Tư vấn, tham vấn, trị liệu phục hồi cho các đối tượng; can thiệp, hỗ trợ kịp thời và kết nối các dịch vụ trong trường hợp khẩn cấp...
b. Nhiệm vụ của trung tâm
Trung tâm Công tác xã hội và bảo trợ xã hội tỉnh Thái Bình có những nhiệm vụ cụ thể như sau:
Một là, Tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng, gồm: Trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, người cao tuổi cô đơn, người tàn tật nặng, người mắc bệnh tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS, nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn nhân bị mua bán, nạn nhân bị cưỡng bức lao động, người lang thang, con đẻ của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt nam, người tự nguyện đóng góp kinh phí để nuôi dưỡng (theo hợp đồng thoả thuận). Các đối tượng xã hội khác do Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định.
Sơ đồ 3.2. Nhiệm vụ Trung tâm CTXH&BTXH
Nguồn: Trung tâm CTXH và BTXH tỉnh Thái Bình Hai là, Tổ chức thực hiện hoạt động tự quản: Chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, tăng gia cải thiện đời sống, văn hoá, thể thao và các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi, sức khoẻ của từng đối tượng.
Ba là, Chủ trị, phối hợp với các tổ chức, đơn vị liên quan để dạy văn hoá, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp, nhằm giúp đối tượng phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, nhân cách.
Bốn là, Chủ trì, phối hợp với chính quyền cơ sở đưa đối tượng đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi cơ sở bảo trợ xã hội trở về với gia đình, tái hòa nhập cộng đồng; hỗ trợ tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống.
(2) Tổ chức hoạt động PHCN, lao động sản
suất, văn hóa, thể thao,…
(3)
Tổ chức dạy nghề, dạy văn hóa, giáo giục
hướng nghiệp
(4)
Đưa đối tượng đủ điều kiện tái hòa nhập cộng đồng, hỗ trợ đối tượng ổn định cuộc sống
(5)
Cung cấp một số các dịch vụ vè công tác xã
hội với cá nhân, gia đình có vấn đề xã hội (1)
Tiếp nhận quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng các
đối tượng BTXH, đối tượng DLTN
Trung tâm CTXH và BTXH tỉnh Thái Bình
Năm là, Cung cấp, giới thiệu các dịch vụ về công tác xã hội đối với cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng cần sự trợ giúp, cụ thể: Hoạt động truyền thông, giáo dục tư vấn; Hoạt động giới thiệu, cung cấp dịch vụ can thiệp, hỗ trợ; Vận động tài trợ cộng đồng; Nâng cao năng lực cho cán bộ.