a) Đối với nhóm khảo sát là cán bộ, người lao động trong trung tâm
Trong tổng số 23 cán bộ và người lao động trong mẫu khảo sát có 03 cán bộ thuộc Ban giám đốc (100%) và 20 cán bộ (trong tổng số 46 cán bộ không thuộc Ban giám đốc). Trong đó có 4 trưởng phòng, 10 phó phòng và 6 nhân viên phụ trách về tài chính tại các đơn vị bộ phận.
Bảng 4.12. Đánh giá trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý tài chính
Chỉ tiêu
Tổng số (người)
Đã qua bồi dưỡng quản lý tài chính
Chưa qua bồi dưỡng quản lý tài
chính Số lượng (người) % Số lượng (người) % I. Ban giám đốc 3 3 100,0 0 0,0 1. Giám đốc 1 1 100,0 0 0,0 2. Phó Giám đốc 2 2 100,0 0 0,0 II. Các phòng 20 10 50,0 10 50,0 1. Trưởng phòng 4 3 75,0 1 25,0 2. Phó phòng 10 2 20,0 8 80,0
3. Nhân viên phụ trách tài chính 6 5 83,3 1 16,7 Nguồn: Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh Thái Bình
Xét về năng lực quản lý, 100% các thành viên nhìn chung chỉ có Ban giám đốc là đã được qua các khoá đào tạo về quản lý tài chính còn phần lớn nhân viên bộ các phòng ban chưa qua khóa đào tạo này. Cụ thể có tới 25% cán bộ là trưởng phòng, 80% cán bộ là phó phòng, 16,7% cán bộ là nhân viên phụ trách về tài chính chưa được thông qua khóa đào tạo này.
Quan tâm của cán bộ đến việc quản lý tài chính
Việc quan tâm của cán bộ tại trung tâm có ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính của Trung tâm. Khi tiến hành khảo sát các cán bộ của Trung tâm về công tác quản lý tình hình thu chi của cơ quan được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.13. Mức độ quan tâm của các cán bộ tới việc quản lý tài chính của Trung tâm
Chỉ tiêu SL CC (%)
Quản lý việc thực hiện thu, chi phục vụ trực tiếp đối tượng trung tâm 10 50,0 Quản lý việc thực hiện các khoản chi tiêu cho cán bộ, viên chức 6 30,0 Quản lý việc sử dụng thanh lý, tài sản trung tâm 1 5,0 Quản lý việc đầu tư mua sắm, các trang thiết bị, tài sản phục vụ
hoạt động của trung tâm 2 10,0
Khác 1 5,0
Tổng 20 100
Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2018 Bảng số liệu điều tra cho thấy khi được hỏi các cán bộ quan tâm đến vấn đề gì đối với các khoản thu chi của cơ quan thì có tới 10 người chiếm 50% trả lời là quan tâm đến việc thực hiện thu chi phục vụ trực tiếp đối tượng trung tâm, 6 người, chiếm 30% trả lời quan tâm đến việc chi tiêu cho cán bộ viên chức chỉ còn rất ít người quan tâm đến lĩnh vực khác, có nghĩa là cán bộ, người lao động họ quan tâm hàng đầu đến quyền lợi, rất ít người quan tâm đến những vấn đề khác như thu chi thế nào, có đúng không, các cán bộ Trung tâm muốn quản lý tài chính tốt thì cần phải quan tâm đến các vấn đề khác.
b) Đối với nhóm khảo sát là đối tượng hưởng lợi
Đối với các đối tượng hưởng lợi tại Trung tâm bao gồm những người cần sự chăm sóc đặc biệt và những người thuộc diện chính sách được bảo trợ xã hội và những đối tượng khác. Tổng hợp số liệu điều tra về người hưởng lợi kết quả được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 4.14. Cơ cấu các đối tượng được hưởng lợi
Chỉ tiêu SL (người) CC (%)
Người vô gia cư 5 16,7
Người cao tuổi cô đơn 3 10,0
Người tàn tật 13 43,2
Nhiễm HIV/AIDS 5 16,7
Bạo lực gia đình 2 6,7
khác 2 6,7
Tổng 30 100,0
Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2018 Bảng số liệu cho thấy khi được hỏi mình thuộc các đối tượng nào trong 30 người được hỏi thì có tới 13 người được hỏi trả lời là thuộc đối diện tàn tật, chiếm 43,2%, người vô gia cư là 5 người chiếm 16,67%, người nhiễm HIV/AIDS là 5 người, chiếm 16,67%, người cao tuổi là 3 người chiếm 10%, đối tượng bị bạo lực gia đình và các đối tượng khác ở trung tâm đều chiếm tỷ lệ 6,7%. Các đối tượng trên có một số quan tâm đến tình hình quản lý thu chi tài chính cho các đối tượng, nếu có ảnh hưởng là do việc quản lý số lượng và chế độ được hưởng của các đối tượng như thế nào, tuy nhiên số lượng quan tâm không nhiều điều này đòi hỏi các cán bộ của Trung tâm, đặc biệt là các cán bộ quản lý tài chính cần phải có những phương pháp quản lý cũng như minh bạch, công khai, không có những gian lận, sai sót trong thu, chi.