Trung tâm công tác xã hội và bảo trợ xã hội tỉnh Thái Bình là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Thái Bình quản lý được nhà nước đảm bảo 100% kinh phí hoạt động, được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, về biên chế và tài chính. Nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của trung tâm chủ yếu do NSNN cấp bên cạnh đó trung tâm còn có thêm kinh phí nguồn thu dịch vụ và thu khác để đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên của đơn vị.
Với xu thế của sự phát triển xã hội, nhu cầu cung cấp dịch vụ dành cho đối tượng tự nguyện không còn là mới mẻ, đòi hỏi sự đổi mới và cạnh tranh lành mạnh để cùng phát triển nên trung tâm phải tận dụng khai thác tốt mô hình chăm sóc đối tượng tự nguyện dưới sự quản lý của Nhà nước. Chính những mô hình đó sẽ tạo môi trường sống phù hợp và ý nghĩa cho người cao tuổi, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội đồng thời góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Qua phần kết quả nghiên cứu thực trạng tại trung tâm đã cho thấy một trong các nội dung quan trọng của cơ chế tự chủ tài chính là tận dụng và khai thác triệt để tốt nhất các nguồn thu, điều đó không chỉ cải thiện khả năng tài chính của đơn vị mà còn giúp đơn vị đứng vững trước những thay đổi của môi trường bên ngoài.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
Quản lý tài chính là một trong những hoạt động rất quan trọng trong đơn vị sự nghiệp nói chung và đơn vị sự nghiệp có thu nói riêng. Bởi vì, thông qua quản lý tài chính chủ thể quản lý không chỉ kiểm soát được toàn bộ chu trình hoạt động của đơn vị mà còn đánh giá được chất lượng dịch vụ đơn vị cung cấp.
Nghiên cứu này đã tập trung đánh giá thưc trạng quản lý tài chính ở Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh Thái Bình về tình hình lập dự toán, thực hiện thu chi dự toán, quyết toán và kiểm tra kiểm soát thu chi; Đánh giá tổng hợp qua số liệu về công tác kế toán tài chính tại trung tâm; Đánh giá qua số liệu khảo sát của hai nhóm đối tượng, nhóm khảo sát là cán bộ người lao động trong trung tâm, nhóm khảo sát là đối tượng được hưởng lợi từ các dịch vụ trung tâm.
Kết quả và nghiên cứu cho thấy công tác quản lý tài chính ở Trung tâm đã đạt được một số kết quả như quy chế chi tiêu nội bộ đã được hoàn thiện; Trung tâm đã tận dụng khai thác được các nguồn thu, tăng cường kiểm tra, kiểm soát công tác thu, chi tài chính trong đơn vị, nâng cao được năng lực đội ngũ cán bộ kế toán. Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác quản lý tài chính tại Trung tâm còn một số mặt hạn chế như: Quy chế chi tiêu nội bộ của trung tâm chưa được sự ủng hộ thống nhất của toàn cán bộ nhân viên; Chưa chủ động trong việc triển khai lập dự toán, không có tính dự báo trước các khoản phát sinh trong kế hoạch; Việc tổ chức thực hiện chấp hành thu chi còn thiếu tính công khai; Quyết toán thu chi chưa kịp thời cung cấp thông tin cho quản lý; Công tác kiểm tra, kiểm soát với việc sử dụng kinh phí còn chưa chặt chẽ, chưa thực hiện kiểm tra ở hầu hết các khâu, mà chủ yếu tập chung vào lúc quyết toán nên chưa đánh giá được hiệu quả tình hình quản lý và sử dụng kinh phí. Trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán tại đơn vị còn hạn chế về năng lực cũng như kinh nghiệm công tác, chưa chủ động, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ, vì vậy hiệu quả công tác tham mưu cho lãnh đạo về công tác quản lý tài chính chưa cao.
Ngoài phần đánh giá thực trạng, kết quả nghiên cứu đã đưa ra một số các giải pháp được nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính của Trung tâm, cụ thể là: (1) Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ; (2) Hoàn thiện công tác lập dự toán thu chi; (3) Tăng cường kiểm tra, kiểm soát công tác thu, chi tài chính; (4)Nâng
cao năng lực đội ngũ cán bộ tài chính kế toán nhằm hướng tới công tác hạch toán kế toán và cung cấp thông tin kế toán quản trị; (5) Tận dụng, khai thác triệt để và tốt nhất các nguồn thu khác.
5.2. KIẾN NGHỊ
5.2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ
Thứ nhất, Chính phủ cần nhanh chóng sửa đổi, bổ sung những quy định về tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với thực tiễn và tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp nói chung và Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh Thái Bình nói riêng khi đổi mới cơ chế quản lý tài chính. Hệ thống văn bản quy định các tiêu chuẩn, chế độ, định mức đã bộc lộ những bất cập, lạc hậu gây rất nhiều khó khăn cho các đơn vị sự nghiệp khi thực hiện cơ chế quản lý theo hướng tự chủ tài chính. Vì vậy, sửa đổi, ban hành các định mức, tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay là yêu cầu khách quan nhằm tạo ra cơ chế thuận lợi hơn cho các đơn vị sự nghiệp thực hiện quyền tự chủ tài chính của mình.
Thứ hai, Đồng thời với việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp, cơ chế chính sách cần phải quy định trách nhiệm cụ thể hơn nữa đối với người đứng đầu, phải lượng hóa được trách nhiệm đó bằng những chỉ tiêu cụ thể về số lượng, chất lượng phục vụ, mức thu nhập thực tế của cán bộ, công nhân viên, tốc độ tăng cơ sở vật chất,... Chính phủ nên sớm tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP để có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tế;
5.2.2. Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình và Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh Thái Bình Thương binh Xã hội tỉnh Thái Bình
Một là: Tăng mức cấp kinh phí hoạt động cho Trung tâm hàng năm, tạo điều kiện để Trung tâm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chính trị được giao và cải thiện đời sống cho đội ngũ cán bộ viên chức.
Hai là: Quan tâm hơn nữa tới mọi hoạt động của Trung tâm để kịp thời uốn nắn những lệch lạc, khích lệ những thành tựu đạt được của Trung tâm; tuyên truyền, quảng bá mọi hoạt động của Trung tâm thông qua các kênh thông tin, báo chí, truyền hình, hàng năm phối hợp với các sở, ban ngành tổ chức các chương trình như hội chợ thương mại, giới thiệu các sản phẩm làng nghề, trưng bày các thành tựu kinh tế xã hội … diễn ra tại Trung tâm giúp cộng đồng dân cư hiểu hơn và gần gũi với hình ảnh của Trung tâm Công tác xã hội và bảo trợ xã hội.
Ba là: Đề nghị cấp bổ sung kinh phí hàng năm cho nhiệm vụ công tác xã hội của trung tâm để hoạt động đạt hiệu quả cao nhất.
Bốn là: Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Thái Bình quan tâm hơn nữa đến việc phê duyệt dự toán và quyết toán tài chính hàng quý, hàng năm nên kiểm tra, đôn đốc đơn vị thường xuyên nhằm phát hiện ra sai sót để đơn vị chấn chỉnh kịp thời; hàng năm nên mở các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và cập nhật các văn bản hướng dẫn kịp thời hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt:
1. Bộ Chính trị (2011). Kết luận số 37-TB/TW ngày 26/5/2011 về Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công”.
2. Bộ Tài chính (2006). Thông tư 18/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính do Bộ Tài chính ban hành.
3. Bộ Tài chính (2017). Thông tư 145/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 về hướng dẫn cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 141/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
4. Bộ Tài chính (2017). Thông tư 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
5. Bùi Thị Xuân Mai 2012. Giáo trình Nhập môn Công tác xã hội. NXB Đại học Lao động và xã hội, Hà Nội.
6. Chính phủ (2015). Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
7. Chính phủ (2016). Nghị định 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.
8. Chính phủ (2016). Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện Đại hội Đại bảng toàn quốc lần thứ XI. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đoàn Thị Thu Hà (2002). Giáo trình Quản trị học, Đại học Kinh tế Quốc dân. NXB Tài chính, Hà Nội
12. Harold Koontz (1992). Những vấn đề cốt yếu trong quản lý. NXB Khoa học kỹ thuật, Dịch: Vũ Thiếu, Nguyễn Mạnh Quân, Nguyễn Đăng Dậu.
13. Kinh tế chính trị học (1996). Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
14. Lê Thị Quỳnh (2017). Luận văn Thạc sỹ, Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Học viện hành chính Quốc gia.
15. NXB Chính Trị, Dịch: Trần Thị Hạnh, Đặng Thành Hưng, Đặng Mạnh Phô. 16. Nguyễn Ngọc Hùng (2008). Quản lý NSNN. NXB Thống Kê, Hà Nội.
17. Nguyễn Phú Giang (2010). Quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp và những vấn đề đặt ra hiện nay. Tạp chí Kiểm toán.
18. Nguyễn Quốc Chí và Đặng Thị Mỹ Lộc (2014). Đại cương khoa học quản lý. XNB Đại học Quốc gia Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (2016). Luận văn Thạc sỹ, Quản lý tài chính tại trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính, Học viện hành chính Quốc gia.
20. Paul Hersey và KenBlanc Heard(1995). Quản Lý Nguồn Nhân Lực.
21. Phạm Thanh Hường (2017). Luận văn Thạc sỹ, Quản lý tài chính tại Trường Đại học y dược Thái Bình, Đại học Thương mại Hà nội.
22. Quốc hội (2002). Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002
23. Sử Đình Thành ( 2009). Lý thuyết tài chính công. NXB ĐHQG, TP.Hồ Chí Minh.
II. Website:
1. Website của Bộ Tài chính, www.mof.gov.vn
2. Website của cải cách hành chính, www.caicachhanhchinh.gov.vn 3. Website của Chính phủ, www.chinhphu.vn
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 01
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
(Dành cho cán bộ, người lao động tại trung tâm)
Phiếu thăm dò ý kiến này được thực hiện với mục đích thu thập thông tin nhằm tìm hiểu ý kiến của cán bộ nhân viên về công tác quản lý tài chính tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh Thái Bình.
PHẦN I. THÔNG TIN CÁ NHÂN (Mục này không bắt buộc trả lời)
1. Họ và tên:……… 2. Giới tính: Nam Nữ 3. Năm sinh:……… 4. Số năm công tác: …...………….. 5. Chức vụ: ……….……… 6. Số điện thoại: ………..
PHẦN II. NỘI DUNG KHẢO SÁT
1. Đánh giá của ông (bà) về mức độ tham gia của mình về các vấn đề thu chi tại trung tâm?.
Tiêu chí Mức độ điều tra
(1) (2) (3) (4) (5)
Ông (bà) có được tham gia ý kiến xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị không?
Ông (bà) có được tham gia ý kiến khi lập dự toán thu chi tại Trung tâm không?
* Ghi chú: (1) Không được tham gia (4) Nhiều (2) Hiếm khi được tham gia (5) Rất nhiều (3) Thường xuyên
2. Theo ông (bà) việc thu chi của đơn vị có theo quy chế không?
☐ Có
☐ Không
3. Theo ông (bà) hàng năm công tác thu chi của đơn vị có được báo cáo công khai trước hội nghị cán bộ viên chức không?
☐ Có
☐ Không
☐ Không biết
4. Theo ông (bà) công tác quản lý tài chính có đảm bảo tính công bằng không?
☐ Có
☐ Không
☐ Không biết
5. Xin ông (bà) cho biết đánh giá về công tác quản lý tài chính tại Trung tâm?
Tiêu chí Mức độ đánh giá
(1) (2) (3) (4) (5)
Minh bạch /công khai Thống nhất Hiệu quả Hợp lý *Ghi chú: (1) Không tốt (4) Tốt (2) Chưa tốt (5) Rất tốt (3) Bình thường
6. Ông (bà) có quan tâm đến các nội dung về công tác quản lý tài chính tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội không?
☐ Có
☐ Không
7. Nếu ông bà có quan tâm đến công tác quản lý tài chính của Trung tâm thường để ý đến những nội dung nào?
☐ Quản lý việc thực hiện thu, chi phục vụ trực tiếp đối tượng trung tâm
☐ Quản lý việc thực hiện các khoản chi tiêu cho cán bộ, viên chức
☐ Quản lý việc sử dụng thanh lý, tài sản trung tâm
☐ Quản lý việc đầu tư mua sắm, các trang thiết bị, tài sản phục vụ hoạt động của trung tâm
8. Nếu ông bà có quan tâm, xin cho biết đánh giá về tình hình thực hiện các các khoản chi của Trung tâm qua các năm?
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Có Không Có Không Có Không
Minh bạch Công khai Thống nhất Hiệu quả
9. Nếu ông bà có quan tâm, xin cho biết đánh giá về tình hình thực hiện các các khoản chi của Trung tâm qua các năm?
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Có Không Có Không Có Không
Minh bạch Công khai Thống nhất Hiệu quả
10. Theo ông (bà) còn tồn tại những hạn chế nào trong quản lý tài chính của Trung tâm?
☐ Trung tâm thực hiện các nghiệp vụ không đúng theo quy định
☐ Các nhân viên lợi dụng quyền lực để trục lợi
☐ Việc quản lý chi không đúng với thực tế phát sinh
☐ Không có ý kiến
☐ Khác, xin cho biết……….
11. Ông (bà) có kiến nghị gì về công tác quản lý tài chính tại Trung tâm Công tác xã hội va Bảo trợ xã hội?
PHỤ LỤC 02
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
(Dành cho đối tượng hưởng lợi: DLTN hoặc người nhà đối tượng DLTN )
Phiếu thăm dò ý kiến này được thực hiện với mục đích thu thập thông tin nhằm tìm hiểu ý kiến của đối tượng được hưởng lợi là đối tượng dưỡng lão tự nguyện vào trung tâm hoặc người nhà của đối tượng dưỡng lão tự nguyện về các mức độ hưởng dịch vụ chăm sóc, CTXH tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh Thái Bình.
PHẦN I. THÔNG TIN CÁ NHÂN (Mục này không bắt buộc trả lời)
1. Họ và tên:……… 2. Giới tính: Nam Nữ 3. Năm sinh:……… 4. Số điện thoại: ……….. 5. Quê quán: ………...………….……… 6. Thời gian bắt đầu tham gia dịch vụ tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội đến nay là bao lâu: / / ( Ngày/tháng/năm).
7. Lý do ban đầu khi đến Trung tâm là gì? 7.1 Bảo trợ xã hội
☐ Cần sự chăm sóc đặc biệt(không phân biệt độ tuổi)
☐ Theo chế độ, chính sách, trợ cấp được hưởng
☐ Khác( giáo giục, hướng nghiệp,...) 7.2 Công tác xã hội
☐ Vô gia cư
☐ Người cao tuổi cô đơn
☐ Người tàn tật
☐ Người bị nhiễm HIV/AIDS
☐ Nạn nhân bao lực gia đình/ xâm hại tình dục
PHẦN II. NỘI DUNG KHẢO SÁT
1. Ông (bà) đánh giá thế nào về các khoản đóng góp hay chi trả cho trung tâm?
Nội dung các khoản chi trả
Mức độ đánh giá
(1) (2) (3)
1, Tiền công trả nhân viên phục vụ. 2, Tiền ăn 3 bữa/ngày.
3, Tiền vệ sinh môi trường. 4, Tiền điện, nước sinh hoạt. 5, Tiền nhiên liệu chất đốt.
6, Tiền thuốc thông thường, hồ sơ quản lý. 7, Tiền phí dịch vụ chăm sóc(nếu có) 8, Khác(dịch vụ khác, khấu hoa tài sản, tiền quản lý…)
* Ghi chú: (1) Không hợp lý (2) Hơp lý
(3) Rất hợp lý