a. Nhiệm vụ Bảo trợ xã hội
Trong những năm qua Trung tâm đã thực hiện tốt nhiệm vụ chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng đầy đủ, kịp thời, đúng theo quy định Nhà nước cho các đối tượng xã hội ngoài cộng đồng và đối tượng xã hội nội trú tại trung tâm. Thực hiện tốt hướng dẫn của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình về việc điều chỉnh trợ cấp nuôi dưỡng cho đối tượng đã được xác định mức độ khuyết tật theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Thông tư số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ. Trợ cấp cho các đối tượng xã hội nội trú thực hiện theo theo 4 mức kinh phí: 1.350.000đ, 1.080.000đ, 810.000đ và 360.000đ/người/tháng đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch. Chế độ trợ cấp nuôi dưỡng đối tượng ngoài cộng đồng là 360.000 đồng/người/tháng.
Trung tâm đã làm tốt công tác thông tin, phối hợp với chính quyền cơ sở, thân nhân đối tượng để giải quyết kịp thời các khó khăn của đối tượng, đặc biệt là những trường hợp ốm đau nặng, qua đời... đều đảm bảo tốt việc thông tin, có trách nhiệm phối hợp cao không để vướng mắc xảy ra.
Công tác thực hiện chính sách người qua đời được trung tâm thực hiện theo quy chế lễ tang, thể hiện đạo lý tâm linh, phong tục, tập quán, tín ngưỡng.
Thực hiện trang cấp niên hạn, tổ chức công tác vệ sinh, kiểm tra phòng chống dịch bệnh cho đối tượng, tăng cường nguồn kinh phí để bổ sung trang thiết bị phục vụ và hỗ trợ thêm trang cấp sinh hoạt cho đối tượng ốm đau nặng, nằm liệt và các cháu trẻ nhỏ.
Thường xuyên kiểm tra, phát hiện đối tượng đau yếu, có kế hoạch điều trị, chăm sóc kịp thời, các đối tượng đau yếu nặng được đưa đi viện tuyến trên điều trị, Trung tâm phân công cán bộ chăm sóc, phục vụ chu đáo.
Thường xuyên quản lý, nắm bắt tình hình diễn biến đối tượng ngoài cộng đồng, cùng với cơ quan cấp trên làm tốt công tác thẩm định đối tượng đầu vào, giải quyết việc thôi hưởng chế độ trợ cấp, lập và quản lý hồ sơ theo đúng quy trình, quy định; Tư vấn, giúp đỡ cho đối tượng chuyển về địa phương xác định mức độ khuyết tật; Xây dựng kế hoạch tham mưu, thực hiện nhiệm vụ công tác Tư vấn - Quản lý trường hợp theo quy trình, quy định.
Tổ chức gặp mặt đối tượng vào các ngày lễ trong năm, tổ chức hoạt động tăng gia sản xuất, trích kinh phí tiết kiệm, tài trợ để động viên, thể hiện sự quan tâm, tạo không khí vui vẻ, tình cảm. Duy trì lịch họp công tác tự quản với trại viên định kỳ hàng tháng để nắm bắt tâm tư, khó khăn, kiến nghị, đề xuất của bà con về chế độ, công tác phục vụ để có biện pháp lãnh đạo, điều chỉnh phù hợp hơn.
Duy trì tốt mối quan hệ với các bệnh viện tuyến trên để khám, điều trị cho đối tượng, phối hợp với thân nhân, chính quyền địa phương nâng cao hiệu quả quản lý, trợ giúp đối tượng.
Tổ chức lao động sản xuất gấp gói gia công giấy tiền cho người khuyết tật đang nuôi dưỡng nội trú tại trung tâm còn khả năng lao động để tăng thu nhập cải thiện đời sống, thu nhập bình quân 300.000-500.000đ/người/tháng.
Hàng năm, tổ chức dạy nghề thủ công ngắn hạn cho đối tượng là người khuyết tật như: Mây tre đan, dệt chiếu cói, thủ công đồ chơi, may công nghệp, tin học văn phòng,...
Tiếp tục thực hiện tốt việc thí điểm tiếp nhận nuôi dưỡng đối tượng dưỡng lão tự nguyện tại Công văn số 1625/UBND-VX ngày 26/5/2015 và Công văn số 4097/UBND-KGVX ngày 28/10/2016 của UBND tỉnh Thái Bình.
Đối tượng bảo trợ xã hội trung tâm tiếp nhận, quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng đều tăng so giữa các năm. Năm 2017 đối tượng BTXH tăng so với năm 2016 là 152 đối tượng chiếm tỷ trọng 122,15%; năm 2018 đối tượng BTXH tăng so với năm 2017 là 65 đối tượng chiếm tỷ trọng 107,79%. Công tác dạy nghề thủ cộng ngắn hạn cho các đối tượng BTXH trong toàn tỉnh đã được đầu tư và trú trọng hơn. Năm 2017 dạy nghề cho đối tượng tăng so với năm 2016 là 30 đối tượng chiếm tỷ trọng 137,5%; năm 2018 dạy nghề cho đối tượng tăng so với năm 2017 là 110 đối tượng chiếm tỷ trọng 200%. Công tác tổ chức lao động sản xuất cho các đối tượng nội trú nuôidưỡng tại trung tâm cũng được quan tâm rõ rệt để nâng cao, cải thiện đời sống, tăng thêm thu nhập cho các đối tượng còn khả năng lao động. Năm 2017 tổ chức lao động sản xuất cho 15 đối tượng tăng so với năm 2016 là 5 đối tượng chiếm tỷ trọng 150%; năm 2018 tổ chức lao động sản xuất cho 25 đối tượng tăng so với năm 2017 là 10 đối tượng chiếm tỷ trọng 166,67%.
Kết quả hoạt động về nhiệm vụ bảo trợ xã hội của Trung tâm từ năm 2016 đến năm 2018 được khái quát qua sơ đồ sau:
Bảng 3.2. Kết quả hoạt động nhiệm vụ bảo trợ xã hội của Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh Thái Bình
TT Nội dung Năm 2016 (người) Năm 2017 (người) Năm 2018 (người) So sánh (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 BQ I Đối tượng BTXH
1 Nhiệm vụ tiếp nhận, quản
lý, chăm sóc và nuôi dưỡng 686 838 903 122,15 107,7 114,9 - Đối tượng ngoài cộng
đồng 554 670 718 120,9 107,2 114,05
-Đối tượng nội trú nuôi
dưỡng tại trung tâm 132 168 185 127,2 110,1 118,6 2 Dạy nghề thủ công ngắn
hạn cho các đối tượng BTXH trong toàn tỉnh.
80 110 220 137,5 200 168,75
3 Tổ chức lao động sản xuất cho các đối tượng nội trú nuôi dưỡng tại trung tâm
10 15 25 150 166,67 158,3
II Đối tượng dưỡng lão tự nguyện nuôi dưỡng tại trung tâm
15 18 20 120 111,11 115,5
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính tổng hợp Trung tâm CTXH và BTXH (2018) Trên tinh thần thực hiện thí điểm nuôi dưỡng đối tượng dưỡng lão tự nguyện theo chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Bình từ năm 2015. Trung tâm đã từng bước hoàn thiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng dưỡng lão tự nguyện. Năm 2017 đối tượng nuôi dưỡng dưỡng lão tự nguyện tăng so với năm 2016 là 3 đối tượng chiếm tỷ trọng 120%; năm 2018 đối tượng nuôi dưỡng dưỡng lão tự nguyện tăng so với năm 2017 là 2 đối tượng chiếm tỷ trọng 111,11%
b. Nhiệm vụ Công tác xã hội
Tổ chức thường trực hàng ngày tại Trung tâm để tiếp nhận, tư vấn, tham vấn, trị liệu phục hồi cho các đối tượng về các vấn đề xã hội, tập trung vào các nhóm đối tượng xã hội, nhóm đối tượng Trung tâm quản lý, lập sổ sách theo dõi tiến độ, kết quả giải quyết các ca.
Bảng 3.3. Kết quả hoạt động nhiệm vụ công tác xã hội của Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh Thái Bình
TT Nội dung Năm 2016
(người) Năm 2017 (người) Năm 2018 (người) So sánh (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 BQ I Dịch vụ CTXH 556 698 945 125,5 135,4 130,4 1 Tiếp nhận tư vấn trực tiếp
tại trung tâm.
90 140 180 155,5 128,5 142
2 Tiếp nhận Qua tổng đài tư vấn nóng 1900599926 16 38 75 237,5 197,4 217,4 3 Tư vấn tại cộng đồng 450 520 690 115,5 132,7 124,1 II Hỗ trợ quản lý trường hợp, quản lý ca tại cộng đồng 45 72 80 160,0 111,1 135,5
III Hội nghị tư vấn thông tin về tình hình quản lý nuôi dưỡng đối tượng nội trú, chế độ chính sách trợ cấp nuôi dưỡng đối tượng ngoại trú(*)
540 756 862 140,0 159,6 149,8
1 Hội nghị tư vấn thông tin về tình hình quản lý nuôi dưỡng đối tượng nội trú(*)
120 144 177 120,0 122,9 121,4
2 Hội nghị về chế độ chính sách, trợ cấp nuôi dưỡng đối tượng ngoại trú ngoài cộng đồng(*)
420 612 685 145,7 111,9 128,8
IV Hội nghị truyền thông trao đổi thông tin về CTXH, chức năng nhiệm vụ của Trung tâm, trao đổi kỹ năng thực hành nghề CTXH, tư vấn, quản lý trường hợp và kiến thức xã hội khác(*)
548 680 757 124,1 111,3 117,7
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính tổng hợp Trung tâm CTXH và BTXH (2018) Ghi chú: (*) Tính theo lượt người tham gia
Công tác cung cấp dịch vụ công tác xã hội: Tất cả các vụ việc và đối tượng được can thiệp, hỗ trợ kịp thời và kết nối các dịch vụ trong trường hợp khẩn cấp khi Trung tâm tiếp nhận được thông tin. Tiếp nhận và giải đáp qua tổng đài cho các đối tượng với các nội dung liên quan đến khủng hoảng tâm lý, các vấn đề về xã hội và các chế độ chính sách của Nhà nước. Tư vấn trực tiếp tại Trung tâm cho đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt ngoài cộng đồng; đối tượng yếu thế và các hộ gia đình, cá nhân (người nuôi dưỡng) nhận nuôi dưỡng có thời hạn cho đối tượng yếu thế.
Công tác hỗ trợ, quản lý trường hợp, quản lý ca: Trung tâm đã tiến hành tư vấn, quản lý trường hợp đối với đối tượng yếu thế ngoài cộng đồng; Tư vấn, kết nối với các cơ quan chức năng hỗ trợ đối với trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị bạo hành; hỗ trợ dinh dưỡng, học tập cho trẻ em mồ côi, ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và trẻ dễ bị tổn thương; Xây dựng và triển khai thực hiện thí điểm mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi có thời hạn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Thực hiện tư vấn cho đối tượng, thân nhân về chính sách đối với người khuyết tật theo Nghị định 28/2012/NĐ-CP, Nghị định 136/2013/NĐ-CP, những đối tượng có nhu cầu về địa phương xác định tỉ lệ khuyết tật được Trung tâm hỗ trợ về thủ tục hồ sơ và phối hợp cùng chính quyền cơ sở để giải quyết chính sách theo quy định. chuyển hình thức quản lý đối tượng cộng đồng hiện nay sang mô hình quản lý ca.
Tổ chức Hội nghị Tư vấn thông tin về tình hình quản lý nuôi dưỡng đối tượng nội trú, chế độ chính sách trợ cấp nuôi dưỡng đối tượng cộng đồng, chức năng nhiệm vụ của Trung tâm, đăng ký trách nhiệm người giám hộ đối với thân nhân đối tượng đang quản lý.
Tổ chức hội nghị truyền thông trao đổi thông tin về CTXH, chức năng nhiệm vụ của Trung tâm cho cán bộ lao động thương binh xã hội, cán bộ MTTQ, cán bộ phụ nữ xã, cộng tác viên công tác xã hội trong toàn tỉnh. Trao đổi về nhiệm vụ Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội, kỹ năng thực hành nghề CTXH, tư vấn, quản lý trường hợp và kiến thức xã hội khác.