3.1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động
Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội được thành lập theo quyết định số 1488/QĐ-UBND ngày 15/7/2013 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình và trực thuộc sự quản lý trực tiếp của Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Thái Bình. Trung tâm được tổ chức, hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Gíám đốc trung tâm chịu trách nhiệm quyết định mọi hoạt động của đon vị đồng thời chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và Sở Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh về toàn bộ hoạt động của trung tâm.
Trung tâm gồm có các bộ phận và phòng ban chuyên môn:
Sơ đồ 3.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy Trung tâm
Nguồn: Báo cáo của Phòng Tổ chức hành chính tổng hợp Trung tâm (2018) Tổng số cán bộ, viên chức và người lao động hiện có của Trung tâm là 49 người. Biên chế được giao năm 2018 là 44 cán bộ và 5 cán bộ hợp đồng ngắn hạn thuê ngoài. Tính đến thời điểm 31/12/2018 có 44 cán bộ, trong đó: Biên chế là 40 người và hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ: 04 người.
Ban giám đốc Trung tâm CTXH và BTXH Thái Bình Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng Tổ chức hành chính tổng hợp Phòng Nuôi dưỡng y tế - PHCN Phòng đạo tạo dạy chữ dạy nghề Phòng Tư vấn phát triển cộng đồng
Ngoài ra, Trung tâm căn cứ yêu cầu công việc phải thực hiện đề nghị Sở Lao động TBXH tỉnh Thái Bình cho phép hợp đồng ngắn hạn 05 người (hình thức tự trang trải) để làm công tác chăm sóc trẻ bỏ rơi và bảo vệ ban đêm, nhân viên công tác xã hội. Cụ thể được bố trí theo cơ cấu tổ chức như sau:
Một là, Ban Giám đốc gồm: 03 đồng chí; 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc; Hai là, Phòng Tổ chức Hành chính - Tổng hợp: 8 đồng chí: 07 biên chế; 02 hợp đồng 68;
Ba là, Phòng Nuôi dưỡng Y tế - Phục hồi chức năng: 23 đồng chí: 18 biên chế; 01 hợp đồng 68, 04 hợp đồng ngắn hạn.
Bốn là, Phòng Đào tạo - Dạy chữ dạy nghề: 07 đồng chí: 07 biên chế. Năm là, Phòng Tư vấn - Phát triển cộng đồng: 08 đồng chí: 06 biên chế; 01 hợp đồng 68; 01 hợp đồng ngắn hạn.
Đặc điểm nổi bật của đội ngũ cán bộ tại trung tâm là độ tuổi đa số của cán bộ trung tâm còn rất trẻ (độ tuổi chủ yếu từ 25-40) nên kinh nghiệm chưa có nhiều. Nếu phân theo trình độ chuyên môn cán bộ các phòng ban Trung tâm thì được thể hiện như sau:
Bảng 3.1. Nhân sự của Trung tâm CTXH và BTXH tỉnh Thái Bình
TT Hạng mục Sốlượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng số người 49 100 I Trình độ học vấn 1 Sau đại học 05 10,2 2 Đại học 20 40,82 3 Cao đẳng 16 32,6 4 Trung cấp 08 16,38 II Chuyên ngành 1 Công tác xã hội 08 16,38 2 Bác sỹ 01 2,04 3 Y sỹ 07 14,22 4 Dược sỹ 01 2,04 5 Điều dưỡng 14 28,6 6 Sư phạm 02 4,06 7 Kế toán 02 4,06 8 Chuyên ngành khác 14 28,6
Chi bộ trung tâm gồm: 22 đồng chí, trong đó 01 đồng chí cao cấp lý luận chính trị, 03 đồng chí trung cấp lý luận chính trị, còn lại là sơ cấp. Ngoài ra, trung tâm có các tổ chức: Công đoàn, Đoàn Thanh niên, tổ nữ công cùng tham gia vào hoạt động quản lý cơ quan trong phạm vị chức năng của mình theo quy định của pháp luật; nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động; để giải quyết việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ trung tâm.
3.1.2.2. Đặc điểm hoạt động sự nghiệp bảo trợ xã hội và công tác xã hội trung tâm
a. Đăc điểm về cơ sở vật chất trung tâm
Năm 1991, sau khi tiếp nhận cơ sở vật chất (Nhà cấp 4 đó xuống cấp - diện tích mặt bằng 10.000 m2) của Trường Trung cấp sư phạm Mầm non, được sự quan tâm của tỉnh, các cấp ngành, sự hỗ trợ theo dự án của các tổ chức nhân đạo Quốc tế, sau nhiều năm cải tạo, nâng cấp, đến nay Trung tâm mở rộng diện tích mặt bằng trên 22.000 m2, diện tích nhà làm việc hành chính, nhà ở đối tượng và các công trình phụ trợ (nhà mái bằng) là 3.000 m2, quy mô quản lý, nuôi dưỡng được 100-120 đối tượng xã hội. Năm 2013 phát huy hiệu quả đầu tư xây dựng giai đoạn I công trình nhà dưỡng lão, Trung tâm tổ chức tiếp nhận nuôi dưỡng đối tượng dưỡng lão tự nguyện theo mô hình thí điểm, tiến tới thực hiện nhiệm vụ theo quy mô đề án UBND tỉnh giao.
Thực hiện Quyết định 524/QĐ-TTr ngày 20/4/2015 của Chính phủ phê duyệt đề án củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2025; ngày 31/10/2015 UBND tỉnh đã phê duyệt dự án đầu tư nâng cấp hoàn thiện cơ sở vật chất Trung tâm tại quyết định số 2586A/QĐ-UBND với tổng mức đầu tư 50 tỷ đồng, thời gian thực hiện 2016-2020 hiện nay một số công trình của dự án đang được triển khai thực hiện.
Quy hoạch nghĩa trang Trung tâm để chôn cất các đối tương bảo tợ của đơn vị khi mất: Ngày 20/5/2016 UBND tỉnh đã có Quyết định số 1232/QĐ-UBND phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình Quy hoạch xây dựng nghĩa trang Trung tâm với mức đầu tư 1,095 tỷ đồng, công trình đã được triển khai thực hiện và hoàn thành vào tháng 9/2016.
b. Đăc điểm lĩnh vực hoạt động
động vì mục tiêu hướng về lợi ích cộng đồng xã hội. Các hoạt động của trung tâm không mang nội dung tính chất kinh tế, chủ yếu mang tính xã hội.Từ khi thành lập cho đến nay hoạt động của trung tâm có mục tiêu chính là thực hiện tốt công tác bảo trợ xã hội, trợ giúp các đối tượng yếu thế như: trẻ mồ côi, người khuyết tật, người già cô đơn... cải thiện đời sống vươn lên hòa nhập cộng đồng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Thứ hai, Đối tượng của bảo trợ xã hội là những đối tượng yếu thế, mất nguồn thu nhập, sinh kế và không có khả năng tự chi trả cho cuộc sống cá nhân, cũng như không có khả năng tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản như: trẻ em mồ côi; trẻ em bị bỏ rơi; người cao tuổi cô đơn; người tàn tật nặng; người mắc bệnh tâm thần; người nhiễm HIV/AIDS; nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị mua bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động; người lang thang; người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con); con đẻ của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt nam,...
Thứ ba, Nội dung hoạt động chính của trung tâm là tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy văn hoá, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp, nhằm giúp đối tượng phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, nhân cách cho các đối tượng bảo trợ xã hội để họ được đảm bảo các quyền lợi về con người và cuộc sống cơ bản, được tiếp cận các dịch vụ xã hội thiết yếu theo quy định của pháp luật.
Thư tư, Trung tâm còn thực hiện nhiệm vụ phát triển hệ thống nghề công tác xã hội hàn gắn những rạn nứt của xã hội trong quá trình phát triển, giảm thiểu sự bất bình đẳng trong xã hội và hướng đến sự phát triển bền vững, nhân văn, nhân ái.
Thứ năm, Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh Thái Bình là đơn vị sự nghiệp công lập được nhà nước đảm bảo 100% kinh phí hoạt động, được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, về biên chế và tài chính. Nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu của Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh Thái Bình do NSNN cấp. Bên cạnh đó trung tâm còn có thêm kinh phí nguồn thu dịch vụ và thu khác được giữ lại khoảng 30% trên tổng số thu trong năm để đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên của đơn vị.