Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình và Sở Lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trung tâm công tác xã hội và bảo trợ xã hội tỉnh thái bình (Trang 116 - 142)

Thương binh Xã hội tỉnh Thái Bình

Một là: Tăng mức cấp kinh phí hoạt động cho Trung tâm hàng năm, tạo điều kiện để Trung tâm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chính trị được giao và cải thiện đời sống cho đội ngũ cán bộ viên chức.

Hai là: Quan tâm hơn nữa tới mọi hoạt động của Trung tâm để kịp thời uốn nắn những lệch lạc, khích lệ những thành tựu đạt được của Trung tâm; tuyên truyền, quảng bá mọi hoạt động của Trung tâm thông qua các kênh thông tin, báo chí, truyền hình, hàng năm phối hợp với các sở, ban ngành tổ chức các chương trình như hội chợ thương mại, giới thiệu các sản phẩm làng nghề, trưng bày các thành tựu kinh tế xã hội … diễn ra tại Trung tâm giúp cộng đồng dân cư hiểu hơn và gần gũi với hình ảnh của Trung tâm Công tác xã hội và bảo trợ xã hội.

Ba là: Đề nghị cấp bổ sung kinh phí hàng năm cho nhiệm vụ công tác xã hội của trung tâm để hoạt động đạt hiệu quả cao nhất.

Bốn là: Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Thái Bình quan tâm hơn nữa đến việc phê duyệt dự toán và quyết toán tài chính hàng quý, hàng năm nên kiểm tra, đôn đốc đơn vị thường xuyên nhằm phát hiện ra sai sót để đơn vị chấn chỉnh kịp thời; hàng năm nên mở các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và cập nhật các văn bản hướng dẫn kịp thời hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt:

1. Bộ Chính trị (2011). Kết luận số 37-TB/TW ngày 26/5/2011 về Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công”.

2. Bộ Tài chính (2006). Thông tư 18/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính do Bộ Tài chính ban hành.

3. Bộ Tài chính (2017). Thông tư 145/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 về hướng dẫn cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 141/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

4. Bộ Tài chính (2017). Thông tư 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

5. Bùi Thị Xuân Mai 2012. Giáo trình Nhập môn Công tác xã hội. NXB Đại học Lao động và xã hội, Hà Nội.

6. Chính phủ (2015). Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

7. Chính phủ (2016). Nghị định 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.

8. Chính phủ (2016). Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện Đại hội Đại bảng toàn quốc lần thứ XI. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đoàn Thị Thu Hà (2002). Giáo trình Quản trị học, Đại học Kinh tế Quốc dân. NXB Tài chính, Hà Nội

12. Harold Koontz (1992). Những vấn đề cốt yếu trong quản lý. NXB Khoa học kỹ thuật, Dịch: Vũ Thiếu, Nguyễn Mạnh Quân, Nguyễn Đăng Dậu.

13. Kinh tế chính trị học (1996). Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.

14. Lê Thị Quỳnh (2017). Luận văn Thạc sỹ, Quản lý tài chính tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Học viện hành chính Quốc gia.

15. NXB Chính Trị, Dịch: Trần Thị Hạnh, Đặng Thành Hưng, Đặng Mạnh Phô. 16. Nguyễn Ngọc Hùng (2008). Quản lý NSNN. NXB Thống Kê, Hà Nội.

17. Nguyễn Phú Giang (2010). Quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp và những vấn đề đặt ra hiện nay. Tạp chí Kiểm toán.

18. Nguyễn Quốc Chí và Đặng Thị Mỹ Lộc (2014). Đại cương khoa học quản lý. XNB Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (2016). Luận văn Thạc sỹ, Quản lý tài chính tại trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính, Học viện hành chính Quốc gia.

20. Paul Hersey và KenBlanc Heard(1995). Quản Lý Nguồn Nhân Lực.

21. Phạm Thanh Hường (2017). Luận văn Thạc sỹ, Quản lý tài chính tại Trường Đại học y dược Thái Bình, Đại học Thương mại Hà nội.

22. Quốc hội (2002). Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002

23. Sử Đình Thành ( 2009). Lý thuyết tài chính công. NXB ĐHQG, TP.Hồ Chí Minh.

II. Website:

1. Website của Bộ Tài chính, www.mof.gov.vn

2. Website của cải cách hành chính, www.caicachhanhchinh.gov.vn 3. Website của Chính phủ, www.chinhphu.vn

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 01

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN

(Dành cho cán bộ, người lao động tại trung tâm)

Phiếu thăm dò ý kiến này được thực hiện với mục đích thu thập thông tin nhằm tìm hiểu ý kiến của cán bộ nhân viên về công tác quản lý tài chính tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh Thái Bình.

PHẦN I. THÔNG TIN CÁ NHÂN (Mục này không bắt buộc trả lời)

1. Họ và tên:……… 2. Giới tính: Nam Nữ 3. Năm sinh:……… 4. Số năm công tác: …...………….. 5. Chức vụ: ……….……… 6. Số điện thoại: ………..

PHẦN II. NỘI DUNG KHẢO SÁT

1. Đánh giá của ông (bà) về mức độ tham gia của mình về các vấn đề thu chi tại trung tâm?.

Tiêu chí Mức độ điều tra

(1) (2) (3) (4) (5)

Ông (bà) có được tham gia ý kiến xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị không?

Ông (bà) có được tham gia ý kiến khi lập dự toán thu chi tại Trung tâm không?

* Ghi chú: (1) Không được tham gia (4) Nhiều (2) Hiếm khi được tham gia (5) Rất nhiều (3) Thường xuyên

2. Theo ông (bà) việc thu chi của đơn vị có theo quy chế không?

☐ Có

☐ Không

3. Theo ông (bà) hàng năm công tác thu chi của đơn vị có được báo cáo công khai trước hội nghị cán bộ viên chức không?

☐ Có

☐ Không

☐ Không biết

4. Theo ông (bà) công tác quản lý tài chính có đảm bảo tính công bằng không?

☐ Có

☐ Không

☐ Không biết

5. Xin ông (bà) cho biết đánh giá về công tác quản lý tài chính tại Trung tâm?

Tiêu chí Mức độ đánh giá

(1) (2) (3) (4) (5)

Minh bạch /công khai Thống nhất Hiệu quả Hợp lý *Ghi chú: (1) Không tốt (4) Tốt (2) Chưa tốt (5) Rất tốt (3) Bình thường

6. Ông (bà) có quan tâm đến các nội dung về công tác quản lý tài chính tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội không?

☐ Có

☐ Không

7. Nếu ông bà có quan tâm đến công tác quản lý tài chính của Trung tâm thường để ý đến những nội dung nào?

☐ Quản lý việc thực hiện thu, chi phục vụ trực tiếp đối tượng trung tâm

☐ Quản lý việc thực hiện các khoản chi tiêu cho cán bộ, viên chức

☐ Quản lý việc sử dụng thanh lý, tài sản trung tâm

☐ Quản lý việc đầu tư mua sắm, các trang thiết bị, tài sản phục vụ hoạt động của trung tâm

8. Nếu ông bà có quan tâm, xin cho biết đánh giá về tình hình thực hiện các các khoản chi của Trung tâm qua các năm?

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Không Không Không

Minh bạch Công khai Thống nhất Hiệu quả

9. Nếu ông bà có quan tâm, xin cho biết đánh giá về tình hình thực hiện các các khoản chi của Trung tâm qua các năm?

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Không Không Không

Minh bạch Công khai Thống nhất Hiệu quả

10. Theo ông (bà) còn tồn tại những hạn chế nào trong quản lý tài chính của Trung tâm?

☐ Trung tâm thực hiện các nghiệp vụ không đúng theo quy định

☐ Các nhân viên lợi dụng quyền lực để trục lợi

☐ Việc quản lý chi không đúng với thực tế phát sinh

☐ Không có ý kiến

☐ Khác, xin cho biết……….

11. Ông (bà) có kiến nghị gì về công tác quản lý tài chính tại Trung tâm Công tác xã hội va Bảo trợ xã hội?

PHỤ LỤC 02

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN

(Dành cho đối tượng hưởng lợi: DLTN hoặc người nhà đối tượng DLTN )

Phiếu thăm dò ý kiến này được thực hiện với mục đích thu thập thông tin nhằm tìm hiểu ý kiến của đối tượng được hưởng lợi là đối tượng dưỡng lão tự nguyện vào trung tâm hoặc người nhà của đối tượng dưỡng lão tự nguyện về các mức độ hưởng dịch vụ chăm sóc, CTXH tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh Thái Bình.

PHẦN I. THÔNG TIN CÁ NHÂN (Mục này không bắt buộc trả lời)

1. Họ và tên:……… 2. Giới tính: Nam Nữ 3. Năm sinh:……… 4. Số điện thoại: ……….. 5. Quê quán: ………...………….……… 6. Thời gian bắt đầu tham gia dịch vụ tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội đến nay là bao lâu: / / ( Ngày/tháng/năm).

7. Lý do ban đầu khi đến Trung tâm là gì? 7.1 Bảo trợ xã hội

☐ Cần sự chăm sóc đặc biệt(không phân biệt độ tuổi)

☐ Theo chế độ, chính sách, trợ cấp được hưởng

☐ Khác( giáo giục, hướng nghiệp,...) 7.2 Công tác xã hội

☐ Vô gia cư

☐ Người cao tuổi cô đơn

☐ Người tàn tật

☐ Người bị nhiễm HIV/AIDS

☐ Nạn nhân bao lực gia đình/ xâm hại tình dục

PHẦN II. NỘI DUNG KHẢO SÁT

1. Ông (bà) đánh giá thế nào về các khoản đóng góp hay chi trả cho trung tâm?

Nội dung các khoản chi trả

Mức độ đánh giá

(1) (2) (3)

1, Tiền công trả nhân viên phục vụ. 2, Tiền ăn 3 bữa/ngày.

3, Tiền vệ sinh môi trường. 4, Tiền điện, nước sinh hoạt. 5, Tiền nhiên liệu chất đốt.

6, Tiền thuốc thông thường, hồ sơ quản lý. 7, Tiền phí dịch vụ chăm sóc(nếu có) 8, Khác(dịch vụ khác, khấu hoa tài sản, tiền quản lý…)

* Ghi chú: (1) Không hợp lý (2) Hơp lý

(3) Rất hợp lý

2. Theo ông (bà) các khoản thu chi hiện nay của trung tâm có được công khai không?

☐ Có

☐ Không

☐ Không biết

3. Ông (bà) hoặc người thân của ông (bà) có được chăm sóc và hưởng các dịch vụ theo đúng cam kết ban đầu (trong hợp đồng cung cấp dịch vụ) kí với trung tâm không?

☐ Có

☐ Không

☐ Không biết

4. Ông (bà) hoặc người thân của ông (bà) có được hưởng các khoản tài trợ, trợ cấp của trung tâm hoặc của các nhóm tổ chức, hỗ trợ khác ủng hộ không?

☐ Có

☐ Không

5. Ông (bà) hoặc người thân của ông (bà) đã từng có ý kiến góp ý về các khoản thu, chi tại trung tâm chưa?

☐ Chưa

☐ Đã từng

Nếu đã từng có ý kiến xin cho biết thêm

5.1 Ý kiến của ông (bà) hoặc người thân của ông (bà) có được lấy nghe để thay đổi mức thu chi theo góp ý không?

☐ Có

☐ Không

☐ Không biết

5.2 Nếu chưa xin ông (bà) hoặc người thân của ông (bà) cho biết lý do là gì?

☐ Không có khoản thu, chi nào cần góp ý

☐ Góp ý không thay đổi được

☐ Lý do khác

6. Ông (bà) đánh giá thái độ của cán bộ Trung tâm thế nào khi giải thích về các khoản thu, chi tại trung tâm?

☐ Hợp lý

☐ Chưa hợp lý

☐ Không có ý kiến

7. Ông (bà) đánh giá thế nào về các thủ tục thu, chi với trung tâm?

☐ Đơn giản, gọn nhẹ

☐ Phức tạp, rườm rà

☐ Khác

8. Ông (bà) đánh giá thế nào về cơ sở vật chất, trang thiết bị được sử dụng tại trung tâm(đặc biệt đối với các khoản phải đóng góp)?

☐ Tốt

☐ Chưa tốt

☐ Ý kiến khác

9. Góp ý của Ông (bà) thủ tục liên quan đến thu, chi tại Trung tâm Công tác xã hội va Bảo trợ xã hội là gì?

PHỤ LỤC 03

SỞ LAO ĐỘNG TB&XH

Trung tâm công tác xã hội và bảo trợ xã hội

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thái Bình, ngày 04 tháng 01 năm 2016

Quy chế chi tiêu nội bộ

( Ban hành theo Quyết định số 01/TTCTXHVBTXH ngày 04/01/2016 của Giám đốc Trung tâm Công tác Xã hội và Bảo trợ Xã hội)

Phần I

Những vấn đề chung I- Căn cứ để xây dựng quy chế:

Căn cứ Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 của Thủ tướng chính phủ Quy định tiêu chuẩn định mức phương tiện làm việc của cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Thông tư số 02/2006/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 23/01/2006 của Bộ Y tế-Bộ Nội vụ-Bộ Tài chính; Hướng dẫn số 04/HD-LN ngày 14/8/2006 của Liên ngành Sở Y tế-Sở Nội vụ-Sở Tài chính về thực hiện chế độ phụ cấp nghề;

Căn cứ Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ Quy định điều kiện thủ tục thành lập tổ chức hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội;

Căn cứ Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. Nghị định 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ xung một số điều củaNghị định 67/2007/NĐ-CP;

Căn cứ vào Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện nghị định số 43/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Thông tư số 81/2006/TT-BCT ngày 06/9/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính;

Căn cứ Quyết định số 11/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 10/4/2007 của Bộ Trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về phụ cấp nghề độc hại, nguy hiểm;

Căn cứ Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/6/2007 của Bộ Tài chính Quy định chế độ chi tiêu tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị và hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước;

Căn cứ Thông tư số 153/2007/TT-BTC ngày 17/12/2007 sửa đổi một số điều của Thông tư số Thông tư số 81/2006/TT-BCT ngày 06/9/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính;

Căn cứ Thông tư số 97/2010/TT-BCT ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Thông tư số 141/2011/TT-BCT ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính Quy định về chế độ thanh toán nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Quyết định số 1112/QĐ-UBND ngày 23/5/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình về việc bổ xung kinh phí hỗ trợ tiền ăn cho đối tượng bảo trợ xã hội tại Trung tâm;

Căn cứ Quyết định 2276/QĐ-UBND ngày 26/9/2012 của UBND tỉnh Thái Bình về việc nuôi dưỡng da cam;

Căn cứ Quyết định số 73/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 10/2014/TTLT-BYT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 26/02/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch;

Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trung tâm công tác xã hội và bảo trợ xã hội tỉnh thái bình (Trang 116 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)