Thực tiễn công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc khối doanh nghiệp trên địa bàn huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 43 - 49)

2.2.2.1. Giai đoạn trước năm 1945

Trước năm 1945 ở Việt Nam chưa có pháp luật bảo hiểm xã hội. Bởi vì đất nước bị thực dân Pháp đô hộ. Đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ, nghèo đói.

Tuy nhiên nhân dân Việt Nam có truyền thống cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau những khi gặp rủi ro hoạn nạn. Đặc biệt là sự che chở của họ hàng làng xã thân tộc. Cũng có một số nhà thờ tổ chức nuôi trẻ mồ côi, thực hiện tế bần (Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam, 2017).

2.2.2.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1954

Tháng 8 năm 1945 Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Tháng 12 năm 1946 Quốc hội đã thông qua Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước dân chủ nhân dân. Trong Hiến pháp có xác định quyền được trợ cấp của người tàn tật và người già.

Ngày 12 tháng 3 năm 1947 Chủ tịch nước Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 29/SL quy định chế độ trợ cấp cho công nhân.

Ngày 20 tháng 5 năm 1950 Hồ Chủ Tịch ký 2 sắc lệnh là 76, 77 quy định thực hiện các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí cho cán bộ, công nhân viên chức.

Đặc điểm của chính sách pháp luật bảo hiểm xã hội ở thời kỳ này là do trong hoàn cảnh kháng chiến gian khổ nên việc thực hiện bảo hiểm xã hội rất hạn chế. Tuy nhiên, đây là thời kỳ đánh dấu sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước về các chế độ phụ cấp, trợ cấp xã hội mà thực chất là các chế độ bảo hiểm xã hội như: trợ cấp ốm đau, sinh đẻ, tai nạn lao động, trợ cấp già yếu, trợ cấp cho cá nhân và gia đình công nhân, viên chức khi qua đời, xây dựng các khu điều dưỡng, nhà trẻ, bệnh viện...Đồng thời những quy định về bảo hiểm xã hội của Nhà nước ở thời kỳ này là cơ sở cho sự phát triển bảo hiểm xã hội sau này (Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam, 2017).

2.2.2.3. Giai đoạn từ năm 1954 đến 1975

Miền Bắc được giải phóng, xây dựng chủ nghĩa xã hội nên pháp luật về BHXH được phát triển mở rộng nhanh để phù hợp với thực tế đời sống nhân dân. Tại Điều 32 Hiến pháp năm 1959 quy định rõ: quyền của người lao động được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, mất sức lao động, bệnh tật. Năm 1960 Hội đồng Chính phủ có Nghị quyết trong đó đã xác định đi đôi với việc cải tiến chế độ tiền lương, cần cải tiến và ban hành các chính sách cụ thể về bảo hiểm xã hội và phúc lợi cho công nhân viên chức, cán bộ. Thực hiện Nghị quyết trên, Bộ Lao động, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Y tế và Tổng Công đoàn Việt Nam đã phối hợp nghiên cứu xây dựng Điều lệ tạm thời về bảo hiểm xã hội trình Hội đồng Chính phủ ban hành. Điều lệ BHXH ban hành ngày 27/12/1961 có thể coi là văn bản gốc về BHXH quy định đối tượng là CNVC Nhà nước, hệ thống 6 chế độ BHXH, quỹ BHXH nằm trong ngân sách nhà nước do các cơ quan đơn vị đóng góp. Năm 1964, Điều lệ đãi ngộ quân nhân. Riêng miền Nam, BHXH cũng thực hiện đối với công chức, quân đội làm việc cho chính thể Ngụy (Cổng thông tin

2.2.2.4. Giai đoạn từ năm 1975 đến 1995

BHXH được thực hiện thống nhất trong cả nước. Tuy nhiên sau khi Nhà nước chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN thì chính sách BHXH bộc lộ những nội dung cần sửa đổi bổ sung. Cụ thể, những nội dung của các quy định trong Điều lệ tạm thời đã qua 8 lần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với nền kinh tế xã hội. Nổi bật là Nghị định 236/HĐBT ngày 18/09/1985 của Hội đồng Bộ trưởng về sửa đổi, bổ sung một số chế độ chính sách thương binh và xã hội khi Nhà nước thực hiện cải tiến chế độ tiền lương của công nhân, viên chức và lực lượng vũ trang.

Tóm lại: Trong suốt thời kỳ lịch sử của đất nước từ khi Nhà nước Cộng hoà dân chủ Việt Nam ra đời đến hết năm 1994, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng giai đoạn, chế độ chính sách bảo hiểm xã hội nói chung, công tác tổ chức thực hiện chế độ chính sách bảo hiểm xã hội nói riêng cũng luôn thay đổi, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp, song nhìn chung trong cơ chế quản lý tập trung, bao cấp, việc tham gia bảo hiểm xã hội được xác định bằng thời gian công tác hay gọi là thời gian cống hiến thì việc xây dựng các chính sách bảo hiểm xã hội luôn được lồng ghép cùng với các chính sách xã hội, chính sách kinh tế. Về cơ bản, chính sách bảo hiểm xã hội trong thời kỳ này đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ và sứ mệnh của mình trong một thời kỳ dài, nó đã góp phần ổn định cuộc sống, đảm bảo thu nhập cho hàng triệu cán bộ công nhân viên chức đang làm việc được yên tâm công tác, chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc; hàng triệu người lao động khi già yếu được đảm bảo về vật chất và tinh thần, cũng như gia đình họ bằng trợ cấp bảo hiểm xã hội hoặc lương hưu, đồng thời góp phần to lớn trong việc đảm bảo ổn định xã hội và an toàn xã hội (Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam, 2017).

Tuy nhiên, qua nhiều năm các văn bản pháp quy và văn bản hướng dẫn quá nhiều nên không tránh khỏi sự chồng chéo, trùng lặp hoặc có những vấn đề không được quy định, khó khăn cho việc thực hiện chế độ; có nhiều cơ sở cho việc vận dụng gây nên mất công bằng xã hội; các văn bản tính pháp lý chưa thật cao, chủ yếu mới ở dạng Nghị định, Điều lệ tạm thời, Quyết định, Thông tư. Về tổ chức bộ máy thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội chưa tách chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng hoạt động sự nghiệp của bảo hiểm xã hội, còn phân tán, hoạt động kém hiệu quả, sự phối hợp để giải quyết các vướng mắc cho đối tượng gặp nhiều khó khăn, mỗi cơ quan, đơn vị, ngành chỉ giải quyết một vài công việc hoặc khâu công việc. Quỹ bảo hiểm xã hội thu không đảm bảo đủ chi,

việc chi trả lương hưu và các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội thường xuyên bị chậm, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam, 2017).

2.2.2.5. Giai đoạn từ 1995 đến 2009

Sau 10 năm thực hiện cải cách và chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước, nền kinh tế nước ta bước đầu đạt được một số kết quả. Tuy nhiên, cũng từ thực tiễn đổi mới đặt ra vấn đề phải xây dựng một hệ thống chính sách, pháp luật đồng bộ, đặc biệt là yêu cầu cấp thiết phải đổi mới hệ thống chính sách xã hội. Năm 1995 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự phát triển chính sách BHXH với việc triển khai thống nhất BHXH bắt buộc cho người lao động trong mọi thành phần kinh tế và sự ra đời của tổ chức BHXH Việt Nam.

Trên cơ sở Bộ luật Lao động được thông qua tại kỳ họp thứ 05, Quốc hội khóa IX, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1995, Chính phủ, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và liên bộ ban hành nhiều Nghị định, Quyết định, Thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách chế độ BHXH. Trong đó, văn bản chủ đạo về chế độ, chính sách BHXH là Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 quy định thực hiện BHXH bắt buộc đối với công chức, công nhân viên chức nhà nước và người lao động làm việc tại các doanh nghiệp. Đồng thời, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 thành lập BHXH Việt Nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH ở Trung ương và địa phương thuộc hệ thống Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để giúp Chính phủ chỉ đạo công tác quản lý Quỹ BHXH và thực hiện thống nhất các chế độ, chính sách BHXH theo pháp luật (Dương Văn Thắng, 2014).

Chính sách BHXH trong giai đoạn này đã mở rộng phạm vi đối tượng tham gia đối với lao động làm công hưởng lương ở các đơn vị, tổ chức kinh tế sử dụng 10 lao động trở lên thuộc mọi thành phần kinh tế. Thực tế trước nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 thì số lao động tham gia BHXH chỉ có 2,6 triệu người nhưng đến năm 2005 đã có khoảng 6 triệu NLĐ tham gia BHXH, trong đó có 517 nghìn người ngoài quốc doanh (kể cả liên doanh). Quỹ BHXH chủ yếu từ người sử dụng lao động đóng (15% quĩ lương) và người lao động đóng (5% tiền lương) độc lập với ngân sách nhà nước. Quy định rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động khi thuê mướn lao động phải đóng BHXH cho người lao động. Quy định rõ nghĩa vụ của người lao động trong việc đóng góp. Nguồn thu BHXH hàng năm tăng lên.

Biểu đồ 2.1. Số thu bảo hiểm xã hội giai đoạn 1996-2001

Nguồn: Dương Văn Thắng (2014)

Việc tăng nguồn thu này đã giúp cho việc thực hiện chế độ BHXH trước hết là người nghỉ hưu được tốt hơn. Chế độ BHXH có tác dụng tích cực làm ổn định đời sống người lao động từ đó có tác dụng tích cực động viên mọi người an tâm lao động sản xuất, với năng suất cao, hiệu quả cao. Đã thể hiện được sự công bằng giữa đóng góp và hưởng thụ đồng thời mang tính chất cộng đồng xã hội để chia sẻ rủi ro.Tuy nhiên,về đối tượng tham gia BHXH chủ yếu vẫn là ở khu vực Nhà nước, lao động làm việc ở cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh, kể cả liên doanh cồn thấp, chỉ có 15% lực lượng lao động xã hội thuộc đối tượng BHXH bắt buộc. Hiện nay, loại hình BHXH tự nguyện chưa được ban hành. Do đó, nhiều người lao động không thuộc diện làm công ăn lương, có nguỵện vọng tham gia BHXH thì chưa thực hiện được nguyện vọng của mình, chưa có chế độ bảo hiểm thất nghiệp để ổn định cuộc sống người lao động bị mất việc làm. Công tác giáo dục tuyên truyền còn rất hạn chế nên nhiều doanh nghiệp không đóng BHXH. Một số quy định trong chính sách chế độ BHXH hiện hành trong quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc.

Ngày 24/01/2002, Chính phủ có Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg chuyển Bảo hiểm y tế thuộc Bộ Y tế sang Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000

Năm 1996 Năm 1998 Năm 2000 Năm 2001

Thu (Tỉ đồng)

Trước nhu cấu cấp bách về việc hoàn thiện pháp luật về BHXH, ngày 29/06/2006, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XI đã thông qua luật BHXH và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2007 đối với BHXH bắt buộc. Từ 01/01/2008 đối với BHXH tự nguyện. Việc quy định cụ thể các chế độ trong BHXH tự nguyện được liên thông với BHXH bắt buộc đã tạo điều kiện đề người dân tham gia và thụ hưởng chế độ hưu trí khi về già, bảm đảm an sinh xã hội lâu dài (Nguyễn Hiền Phương, 2016).

2.2.2.6. Giai đoạn từ năm 2009 đến nay

Ngày 05/12/2008 Bộ trưởng Bộ LĐTBXH đã có công văn số 4562/LĐTBXH-CVL gửi Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị triển khai tuyên truyền và phổ biến các quy định của Luật Bảo hiểm xã hội về chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

Cùng với đó ngày 12/12/2008, Chính phủ đã ra nghị định số 127/2008/NĐ- CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.

Với việc mở rộng đối tượng, số người tham gia BHXH, BHYT, BHTN cũng tăng nhanh qua từng năm. Đến hết năm 2014, cả nước đã có 11,37 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, tăng hơn 9 triệu người so với năm 1995 và tăng hơn 4,67 triệu người so với năm 2006 (năm đầu tiên thực hiện Luật BHXH); 64,8 triệu người tham gia BHYT (chiếm gần 71% dân số), tăng 48,4 triệu người so với năm 2003 (năm đầu tiên sáp nhập hệ thống BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam) và tăng 11,5 triệu so với năm 2009 (năm đầu tiên thực hiện Luật BHYT).

Cùng với đó, còn có trên 9 triệu người tham gia BHTN, tăng hơn 3,6 triệu người so với năm 2009 (năm đầu tiên thực hiện chế độ BHTN).

Hằng năm, toàn ngành luôn hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu thu BHXH, BHYT được Chính phủ giao. Từ năm 1995 đến nay, số thu BHXH, BHYT, BHTN lũy kế đạt gần 904 nghìn tỷ đồng.

Riêng năm 2014, số thu đạt trên 197 nghìn tỷ đồng, bằng 102,3% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó, thu BHXH bắt buộc đạt trên 130 nghìn tỷ đồng, tăng 164 lần so với năm 1995 và tăng 3,8 lần so với năm 2006 (năm đầu thực hiện Luật BHXH); thu BHTN đạt 11.872 tỷ đồng, tăng 8.278 tỷ đồng (tăng 2,3 lần) so với năm 2009 (năm đầu tiên thực hiện chế độ BHTN);

so với năm 2008 (năm đầu tiên thực hiện chế độ BHXH tự nguyện); thu BHYT đạt trên 55,1 nghìn tỷ đồng, tăng 29 lần so với năm 2003 và tăng gần 4,3 lần so với năm 2009 (năm đầu tiên thực hiện Luật BHYT).

Những năm qua, mặc dù chế độ, chính sách về BHXH, BHYT liên tục được sửa đổi, bổ sung; hằng năm tiền lương, tiền công làm căn cứ tính hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH được Chính phủ điều chỉnh, nhưng quyền lợi của nhân dân và người lao động luôn được đảm bảo và thực hiện ngày càng tốt hơn.

Từ năm 1995 đến năm 2014, toàn ngành đã giải quyết kịp thời, đúng chế độ chính sách cho trên 1,6 triệu người hưởng BHXH thường xuyên, gần 70 triệu lượt người giải quyết chế độ trợ cấp một lần và các chế độ BHXH ngắn hạn.

Riêng năm 2014, toàn ngành đã giải quyết cho trên 8 triệu lượt người hưởng các chế độ BHXH, trong đó có gần 123.000 người hưởng chế độ BHXH hằng tháng, trên 7,9 triệu lượt người hưởng các chế độ BHXH ngắn hạn.

Lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng của trên 2,7 triệu người được chi trả đầy đủ, kịp thời, an toàn.

Từ năm 2003 đến năm 2014, toàn ngành đã phối hợp với các cơ sở y tế đảm bảo quyền lợi cho trên 994 triệu lượt người khám, chữa bệnh BHYT. Riêng năm 2014 đã thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho trên 138 triệu lượt người, tăng 1,5 lần so với năm 2009.

Từ năm 2010 đến nay, quỹ BHYT luôn được cân đối và có kết dư. Đến hết năm 2014, kết dư quỹ BHYT là 33 nghìn tỷ đồng, nguồn quỹ này được bổ sung kịp thời vào quỹ khám, chữa bệnh, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

Quỹ BHXH được quản lý, đầu tư theo đúng quy định của Nhà nước và chỉ đạo của Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam.

Kể từ năm 1995 đến nay, quỹ BHXH luôn tồn dư. Đến hết năm 2009, quỹ tồn dư 100 nghìn tỷ đồng và đến hết năm 2014, số dư quỹ BHXH lũy kế trên 369,5 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 3,7 lần so với năm 2009 (Thành Chung, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc khối doanh nghiệp trên địa bàn huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)