Tính đến cuối năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo là 26,38% giảm 26,04% so với năm 2008 (52,42%), trong đó số hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm đến 95% tổng số hộ nghèo.
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu theo ngành kinh tế trên địa bàn huyện Tân Sơn năm 2017
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2017)
Ngành nông nghiệp và thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện vẫn chiếm tỉ trọng lớn lần lượt là: 45,83% - 42,53%, ngành công nghiệp chỉ chiếm 11,64%.
Giá trị tăng thêm bình quân đầu người năm 2016 là 17,1 triệu đồng/ người/ năm (ước tính thu nhập bình quân đầu người năm 2016 là 12,8 triệu đồng/người/năm), tăng 9,6 triệu đồng/ người/ năm so với năm 2008 (7,5 triệu đồng). Năm 2017 tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn đạt 1.451.813 triệu đồng, tăng 72.198 triệu đồng so với năm 2016, tăng 5,23%. Trong đó, nông lâm nghiệp và thủy sản đạt 665.340 triệu đồng, công nghiệp-xây dựng đạt 168.927 triệu đồng và dịch vụ đạt 617.546 triệu đồng; Giá trị tăng thêm bình quân đầu người/năm đạt 17,88 triệu đồng. Nông nghiệp Công nghiệp Thương mại dịch vụ 45,83% 42,53% 11,64%
Dịch vụ: Dịch vụ thương mại là ngành có vị trí quan trọng của huyện Tân Sơn trong phát triển kinh tế chung. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ trong huyện tương đối cao. Tính bình quân giai đoạn 2016-2018 giá trị sản xuất đạt 610.000 triệu đồng. Hiện tại số cơ sở kinh doanh dịch vụ là 1.250 với 1.600 lao động. Ngành du lịch của huyện đã được đầu tư phát triển, với khu du lịch Vườn Quốc gia Xuân Sơn, được quy hoạch phát triển thành khu văn hóa và du lịch của tỉnh, gắn kết khu di tích lịch sử Đền Hùng, di tích xếp hạng đặc biệt Quốc gia.
Tỷ lệ xã có đường giao thông đến trung tâm và thông suốt bốn mùa là 11/17 xã bằng 64,7%.
Hệ thống giáo dục đào tạo: Toàn huyện có 57 cơ sở giáo dục đào tạo, trong đó (Mầm non: 19; tiểu học: 17; trung học cơ sở: 15; tiểu học và trung học cơ sở: 02; trung học phổ thông: 02; phổ thông dân tộc nội trú: 01; Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên GDNN-GGTX: 01); Giai đoạn 2009- 2017: Thành lập thêm 02 trường mầm non; hệ thống, quy mô trường lớp cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ em, học sinh. Số trường học đạt chuẩn quốc gia tính đến hết năm 2017 là: 36/57 trường đạt 63,15%, năm 2017 đạt 72,2%.
Công tác y tế chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân được đẩy mạnh; công tác y tế dự phòng được chú trọng, kiểm soát tốt dịch bệnh; tỷ lệ dân số được cấp thẻ BHYT đạt 97,59%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 17,5%. Năm 2017 đạt 17% tỷ lệ nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh.
Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững của Chính phủ, huyện Tân Sơn đã có bước tiến vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội. Các cơ sở hạ tầng thiết yếu như giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục… tiếp tục được đầu tư, trụ sở làm việc của một số đơn vị từng bước được hoàn thiện; an ninh, chính trị và trật tự, an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ, về nguồn vốn đầu tư,… Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tân Sơn xác định trong giai đoạn tới sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ về phát triển kinh tế, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với đẩy mạnh phát triển văn hóa, xã hội, đảm bảo an sinh xã hội. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư xã hội để tiếp tục thực hiện 3 khâu đột phá về đầu tư kết cấu hạ tầng then chốt - đào tạo nguồn nhân lực - phát triển kinh tế phục vụ du lịch. Đảm bảo đạt được các nội dung của đề án giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ vào năm 2018 (Tổng cục Thống kê, 2017).