Phương pháp thu nhập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc khối doanh nghiệp trên địa bàn huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 63 - 64)

3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

Nguồn thông tin thứ cấp được lấy trong sách báo, các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố và các Website liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Thu thập thêm thông tin từ các cơ quan Nhà nước, những văn bản Luật, Pháp lệnh, Nghị định, báo cáo thu, báo cáo thu nợ của BHXH huyện Tân Sơn; các văn bản pháp luật, các quy định cụ thể đối với công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại Việt Nam.

Liên hệ với cơ quan, đơn vị cung cấp số liệu, thông tin. Tiến hành thu thập bằng ghi chép và kiểm tra trực tiếp tính thực tế của thông tin.

3.2.2.2. Thu thập thông tin và số liệu sơ cấp

Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát ý kiến của 03 đối tượng gồm: cán bộ BHXH huyện Tân Sơn, chủ doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến BHXH bắt buộc. Khảo sát, phỏng vấn trực tiếp 03 đối tượng trên bằng phiếu khảo sát đã xây dựng sẵn. Mặt khác, tập trung điều tra nguyên nhân, lý do và các yếu tố ảnh hưởng tới việc không nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BHXH bắt buộc của chủ sử dụng lao động và người lao động.

Thực hiển điều tra, phỏng vấn tất cả 15 cán bộ thuộc BHXH huyện Tân Sơn để đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về công tác quản lý thu BHXH bắt buộc khối doanh nghiệp.

Hàng năm, BHXH huyện Tân Sơn dựa vào danh sách doanh nghiệp trên địa bàn do Chi cục thuế tỉnh Phú Thọ cung cấp để tiến hành rà soát doanh nghiệp. Từ đó, cũng sẽ khảo sát ngẫu nhiên 20 chủ sử dụng lao động của các DN (gồm 11 doanh nghiệp đã tham gia BHXH và 09 doanh nghiệp chưa tham gia BHXH). Chúng tôi khảo sát cả DN đã tham gia BHXH và chưa tham gia BHXH để có được những đánh giá đa chiều, mặt tốt và chưa tốt trong việc giải quyết chế độ BHXH cho người lao động, lý do tại sao chưa tham gia BHXH... Cụ thể, sẽ lấy ý kiến của: 02 doanh nghiệp nhà nước, 02 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài và 16 doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các doanh nghiệp chủ yếu thuộc lĩnh vực phổ biến trên địa bàn như lâm nghiệp, chế biến sản xuất chè, khai thác khoáng sản và thương mại dịch vụ.

Bảng 3.2. Kết quả chọn mẫu điều tra phỏng vấn của nghiên cứu

TT Đối tượng phỏng vấn Số lượng mẫu (n)

1 Cán bộ BHXH huyện Tân Sơn 15

2 Người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp

Doanh nghiệp đang tham gia BHXH 11

Doanh nghiệp chưa tham gia BHXH 09

3 Người lao động tại các doanh nghiệp

Doanh nghiệp đang tham gia BHXH 100

Doanh nghiệp chưa tham gia BHXH 50

Phỏng vấn 150 người lao động, trong đó có 100 người đang tham gia BHXH, 50 người chưa tham gia BHXH với 03 mức lương bình quân hàng tháng khác nhau là: mức lương tối thiểu vùng IV 2.953.200 đ (đối với lao động đã qua đào tạo nghề), mức từ 3 triệu đến 5 triệu, mức trên 5 triệu VNĐ. Tiến hành phỏng vấn đối tượng này để đánh giá việc DN có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động không, lý do tại sao, nguyện vọng của người lao động là gì..., ý kiến của những đối tượng đã tham và chưa tham gia trong thời gian qua mức độ hiểu biết về BHXH có những quan điểm gì?

Ngoài ra, phỏng vấn để có được những số liệu liên quan như:

- Số liệu tình hình tham gia BHXH bắt buộc của doanh nghiệp và người lao động;

- Số liệu nguồn lao động trong doanh nghiệp: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, mức thu nhập bình quân, hợp đồng lao động…;

- Ý kiến của những đối tượng đã tham và chưa tham gia trong thời gian qua, thủ tục tham gia và hưởng chế độ có những thuận lợi khó khăn gì?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc khối doanh nghiệp trên địa bàn huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 63 - 64)