Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc khối doanh nghiệp trên địa bàn huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 62)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Huyện Tân Sơn có 17 xã với nhiều doanh nghiệp đóng rải rác trên địa bàn

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 Công tác từ 01 đến 3 năm Công tác từ 03 đến 05 năm Công tác trên 05 năm Số lượng (n=9)

từng xã, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế biến chè, lâm nghiệp. Tuy nhiên đề tài sẽ chọn 6 điểm điều tra và nghiên cứu là 6 xã Tân Phú, Văn Luông, Minh Đài, Xuân Đài, Mỹ Thuận, Thu Cúc bởi vì phần lớn các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn, nhiều lao động đều đóng trên địa bàn huyện các xã này.

3.2.2. Phương pháp thu nhập thông tin

3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

Nguồn thông tin thứ cấp được lấy trong sách báo, các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố và các Website liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Thu thập thêm thông tin từ các cơ quan Nhà nước, những văn bản Luật, Pháp lệnh, Nghị định, báo cáo thu, báo cáo thu nợ của BHXH huyện Tân Sơn; các văn bản pháp luật, các quy định cụ thể đối với công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại Việt Nam.

Liên hệ với cơ quan, đơn vị cung cấp số liệu, thông tin. Tiến hành thu thập bằng ghi chép và kiểm tra trực tiếp tính thực tế của thông tin.

3.2.2.2. Thu thập thông tin và số liệu sơ cấp

Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát ý kiến của 03 đối tượng gồm: cán bộ BHXH huyện Tân Sơn, chủ doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến BHXH bắt buộc. Khảo sát, phỏng vấn trực tiếp 03 đối tượng trên bằng phiếu khảo sát đã xây dựng sẵn. Mặt khác, tập trung điều tra nguyên nhân, lý do và các yếu tố ảnh hưởng tới việc không nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BHXH bắt buộc của chủ sử dụng lao động và người lao động.

Thực hiển điều tra, phỏng vấn tất cả 15 cán bộ thuộc BHXH huyện Tân Sơn để đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về công tác quản lý thu BHXH bắt buộc khối doanh nghiệp.

Hàng năm, BHXH huyện Tân Sơn dựa vào danh sách doanh nghiệp trên địa bàn do Chi cục thuế tỉnh Phú Thọ cung cấp để tiến hành rà soát doanh nghiệp. Từ đó, cũng sẽ khảo sát ngẫu nhiên 20 chủ sử dụng lao động của các DN (gồm 11 doanh nghiệp đã tham gia BHXH và 09 doanh nghiệp chưa tham gia BHXH). Chúng tôi khảo sát cả DN đã tham gia BHXH và chưa tham gia BHXH để có được những đánh giá đa chiều, mặt tốt và chưa tốt trong việc giải quyết chế độ BHXH cho người lao động, lý do tại sao chưa tham gia BHXH... Cụ thể, sẽ lấy ý kiến của: 02 doanh nghiệp nhà nước, 02 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài và 16 doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các doanh nghiệp chủ yếu thuộc lĩnh vực phổ biến trên địa bàn như lâm nghiệp, chế biến sản xuất chè, khai thác khoáng sản và thương mại dịch vụ.

Bảng 3.2. Kết quả chọn mẫu điều tra phỏng vấn của nghiên cứu

TT Đối tượng phỏng vấn Số lượng mẫu (n)

1 Cán bộ BHXH huyện Tân Sơn 15

2 Người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp

Doanh nghiệp đang tham gia BHXH 11

Doanh nghiệp chưa tham gia BHXH 09

3 Người lao động tại các doanh nghiệp

Doanh nghiệp đang tham gia BHXH 100

Doanh nghiệp chưa tham gia BHXH 50

Phỏng vấn 150 người lao động, trong đó có 100 người đang tham gia BHXH, 50 người chưa tham gia BHXH với 03 mức lương bình quân hàng tháng khác nhau là: mức lương tối thiểu vùng IV 2.953.200 đ (đối với lao động đã qua đào tạo nghề), mức từ 3 triệu đến 5 triệu, mức trên 5 triệu VNĐ. Tiến hành phỏng vấn đối tượng này để đánh giá việc DN có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động không, lý do tại sao, nguyện vọng của người lao động là gì..., ý kiến của những đối tượng đã tham và chưa tham gia trong thời gian qua mức độ hiểu biết về BHXH có những quan điểm gì?

Ngoài ra, phỏng vấn để có được những số liệu liên quan như:

- Số liệu tình hình tham gia BHXH bắt buộc của doanh nghiệp và người lao động;

- Số liệu nguồn lao động trong doanh nghiệp: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, mức thu nhập bình quân, hợp đồng lao động…;

- Ý kiến của những đối tượng đã tham và chưa tham gia trong thời gian qua, thủ tục tham gia và hưởng chế độ có những thuận lợi khó khăn gì?

3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

sánh các chỉ tiêu, tìm ra được tốc độ phát triển của các chỉ tiêu.

Các thông tin sơ cấp có được sau khi điều tra, phỏng vấn trực tiếp sẽ được thống kế, kiểm tra lại. Đó cũng là cơ sở để chúng ta phân tích, tìm ra những thuận lợi, khó khăn của công tác quản lý thu BHXH bắt buộc khối doanh nghiệp, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cho công tác này.

3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình dựa trên việc phân chia tổng thể nghiên cứu thành các nhóm khác nhau dựa trên một tiêu thức, tiêu chí nào đó để phân tích theo hướng mô tả kỹ, sâu sắc thực trạng vấn đề.

Dựa vào số liệu thống kê để mô tả thực trạng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nghiên cứu. Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê (số bình quân, số tương đối, số tuyệt đối, tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân,...) để phân tích biến động và xu hướng biến động tình hình phát triển kinh tế xã hội cũng như tác động của hoạt động phát triển của địa phương cũng như quản lý bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp cùng với những thuận lợi, khó khăn một cách khoa học.

3.2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp này dùng để tính toán những chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau của từng năm, sau đó mang kết quả đạt được giữa các năm của đối tượng nghiên cứu, so sánh các chỉ tiêu để đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu phân tích khi có sự thống nhất về thời gian, không gian theo một số tiêu thức nhất định. Cuối cùng sẽ tìm ra những yếu tố ảnh hưởng và đưa ra được các giải pháp phù hợp với thực trạng của địa phương.

3.2.4.3. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia KIP

Là một phương pháp định tính, được tiến hành phỏng vấn sâu những người nắm giữ thông tin/ các chuyên gia trong/ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Phương pháp chuyên gia được sử dụng để thu thập thông tin cho đánh giá nhu cầu và sử dụng các kết quả nghiên cứu để lập kế hoạch phòng ngừa hiệu quả. Phương pháp này cũng giúp cho việc hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

Phương pháp thu thập thông tin từ một nhóm người hoặc từ các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực được nghiên cứu thông qua điều tra phỏng vấn. Phương pháp này được sử dụng để bổ sung cho các phương pháp thu thập thông tin khác để nâng cao độ tin cậy các thông tin được ghi nhận. Khẳng định những yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH bắt buộc khối doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tân Sơn.

3.2.4.4. Phương pháp SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (thách thức). Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong sản xuất kinh doanh. Ma trận SWOT dùng để tổng hợp những nghiên cứu về môi trường bên ngoài và bên trong của chủ thể kinh tế, nhằm đưa ra những giải pháp phát huy được thế mạnh, tận dụng được cơ hội, khắc phục các điểm yếu và né tránh các nguy cơ, thách thức.

Bảng 3.3. Bảng phân tích SWOT

Phân tích

Cơ hội (O)

Cần được tận dụng, ưu tiên, nắm bắt kịp thời; xây dựng và phát triển trên những cơ hội này.

Thách thức (T)

Cần đưa những nguy cơ này vào kế hoạch nhằm đề ra các phương án phòng bị, giải quyết và quản lý.

Điểm mạnh (S)

Cần phải được duy trì, sử dụng chúng làm nền tảng và đòn bẩy.

(SO)

Sự thật, yếu tố... phát sinh từ nội bộ. Theo đuổi những cơ hội phù hợp với điểm mạnh.

(ST)

Sự thật, yếu tố...phát sinh từ môi trường xung quanh. Sử dụng điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro.

Điểm yếu (W)

Cần được sửa chữa, thay thế hoặc chấm dứt.

(WO)

Vượt qua những điểm yếu để tận dụng cơ hội

(WT)

Phòng thủ, tránh nhưỡng điểm yếu tác động từ môi trường bên ngoài.

Trên cơ sở phân tích các yếu tố ma trận, căn cứ vào mục tiêu, phương hướng phát triển có thể thiết lập và kết hợp để đưa ra quyết định để thực hiện mục tiêu có liên quan. Về nguyên tắc có bốn loại kết hợp: Cơ hội với điểm mạnh

(ST): Sử dụng các mặt mạnh nhằm đối phó với các nguy; Cơ hội với điểm yếu (WO): Đơn vị tranh thủ các cơ hội nhằm khắc phục các điểm yếu; Đe dọa với điểm yếu (WT): cố gắng giảm thiểu và tránh được các nguy cơ.

Phương pháp phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng được sử dụng nhằm hiểu rõ Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Thách thức (Threats) trong quá trình quản lý thu BHXH bắt buộc khối doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tân Sơn.

Quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược, phân tích SWOT giúp BHXH huyện Tân Sơn có cái nhìn tổng thể không chỉ về các yếu tố liên quan đến nội bộ mà còn những yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài. Từ đó, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đem lại hiệu quả tiêu cực hay tích cực để đưa ra những giải pháp cụ thể và hiệu quả nhất; điều này quyết định tới hiệu quả công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tài

3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện hoạt động của bảo hiểm xã hội huyện Tân Sơn

- Số lượng, chất lượng cán bộ công chức viên chức, HĐLĐ làm công tác BHXH trên địa bàn huyện Tân Sơn;

- Nhóm chỉ tiêu về số doanh nghiệp/ cán bộ quản lý thu.

3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc khối doanh nghiệp

- Chỉ tiêu về số lao động đăng ký tham gia BHXH/Tổng số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH trong các đơn vị sử dụng lao động;

- Chỉ tiêu về số lao động chưa tham gia BHXH/Tổng số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH trong các đơn vị sử dụng lao động;

- Chỉ tiêu về số hợp đồng lao động ký kết giữa NSDLĐ và NLĐ trái quy định/Tổng số trường hợp phải ký hợp đồng lao động theo quy định làm căn cứ thực hiện BHXHBB;

- Chỉ tiêu về mức lương đóng BHXH của NLĐ/Tổng thu nhập thực tế của người lao động;

- Chỉ tiêu về đơn vị nộp BHXH đúng kỳ/Tổng số đơn vị phải đóng BHXH đúng hạn;

- Chỉ tiêu đánh giá về đơn vị chưa nộp BHXH đúng kỳ/Tổng số đơn vị phải đóng BHXH đúng hạn;

- Tỷ lệ về số tiền BHXH đã nộp/Tổng số tiền BHXH phải nộp; - Tỷ lệ về số tiền BHXH nợ đọng/Tổng số tiền BHXH phải nộp;

- Chỉ tiêu nghiên cứu trong việc chậm thanh toán chế độ BHXH cho NLĐ đúng hạn với quy định phải thực hiện giải quyết chế độ BHXH kịp thời.

3.2.5.3. Kết quả và hiệu quả hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc khối doanh nghiệp

- Tỷ lệ lao động, đơn vị tham gia BHXH = Số lao động, đơn vị tham gia/Tổng số lao động, đơn vị hiện có;

- Tỷ lệ DN tham gia BHXH = Số DN tham gia BHXH/ Số DN đăng ký kinh doanh;

- Tỷ lệ % công tác lập kế hoạch thu BHXH = Kế hoạch được giao/Kế hoạch tự lập;

- Tỷ lệ % thực hiên kế hoạch thu BHXH = Thực hiện kế hoạch/ Kế hoạch được giao;

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC KHỐI DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH KHỐI DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

4.1.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch thu bảo hiểm xã hội bắt buộc khối doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Tương tự, trong công tác quản lý thu BHXH, lập kế hoạch giữ vai trò rất quan trọng hàng đầu bởi nó đòi hỏi cơ quan BHXH phải nắm rõ tình hình thực tế, tốc độ phát triển của đơn vị, số lao động và quỹ lương dựa vào bảng lương và kiểm tra các đơn vị trên địa bàn quản lý; từ đó đưa ra kế hoạch thu cụ thể sát với tình hình thực tế sẽ giúp công tác thu BHXH thuận lợi, đảm bảo khai thác tối đa được tiềm năng, ngược lại công tác thu BHXH sẽ gặp nhiều khó khăn do chỉ tiêu đề ra quá cao, dẫn tới không hoàn thành được nhiệm vụ được giao.

Những năm qua, quy trình thu BHXH được cập nhật bổ sung đầy đủ và thường xuyên, mới nhất là Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 và Quyết định 888/QĐ-BHXH ngày 16/07/2018 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam giúp cho công tác thu BHXH được tinh giản đáng kể thủ tục hành chính và bám sát với thực tế, cũng như mở rộng thêm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Hàng năm, BHXH huyện sẽ căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch năm trước và khả năng phát triển kế hoạch năm sau của địa phương, từ đó lập kế hoạch thu dự kiến gửi BHXH tỉnh; BHXH tỉnh tổng hợp, lập kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch thu gửi BHXH Việt Nam. Cuối cùng, BHXH Việt Nam đánh giá lại kế hoạch thu dự kiến của BHXH các tỉnh, tổng hợp, lập và giao dự toán thu cụ thể để giao ngược trở lại các đơn vị trực thuộc.

Thông qua việc lập và xét kế hoạch thu BHXH, cơ quan BHXH các cấp sẽ định lượng được khối lượng công việc phải làm trong thời gian tới. Cán bộ quản lý thu sẽ quản lý xem khoảng thời gian lập kế hoạch của đơn vị mình đã đúng với thời gian quy định hay chưa. Đồng thời dựa vào kế hoạch thu BHXH hàng năm tiến hành công tác quản lý các nguồn thu, triển khai công tác nghiệp vụ chuyên môn.

Bảng 4.1. Tình hình lập kế hoạch thu bảo hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội huyện Tân Sơn

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) BQ

(%)

2017/2018 2018/2017

Kế hoạch tự lập 91,13 96,84 108,56 106,27 112,10 109,15 Kế hoạch được giao 91,57 97,96 110,50 106,98 112,80 109,85 Thực hiện Kế hoạch 93,51 101,73 113,21 108,79 111,28 110,03 Nguồn: BHXH huyện Tân Sơn (2018)

Lập kế hoạch thu BHXH phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tỉ lệ thu, lương cơ sở, lương tối thiểu vùng hàng năm, diễn biến lao động của khối DN… Dựa vào bảng số liệu 4.1, ta thấy tình hình tự lập kế hoạch của BHXH huyện Tân Sơn luôn thấp hơn so với kế hoạch được giao thực tế nhưng không đáng kể; tốc độ tăng trưởng bình quân là 109,15%. Chính việc thực hiện tốt công tác lập kế hoạch thời gian qua đã giúp cho công tác thực hiện kế hoạch thu hàng năm rất thuận lợi, đều đạt từ 102% đến 103% đề ra. Qua đó nhận thấy rằng công tác lập kế hoạch thu của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc khối doanh nghiệp trên địa bàn huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)