nghiệp trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
4.1.2.1. Thực trạng công tác phân cấp quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc khối doanh nghiệp
Theo phân cấp quản lý thu của BHXH tỉnh Phú Thọ, BHXH huyện Tân Sơn hiện nay tổ chức thu BHXH bắt buộc cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, tuy nhiên cũng có một số đơn vị đóng trên địa bàn nhưng đang tham gia tại khối trực thu BHXH tỉnh. Vì vậy, BHXH huyện Tân Sơn tiến hành xác định những doanh nghiệp thuộc phạm vi mình quản lý từ đó phân chia khối doanh nghiệp thành 3 loại hình gồm: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các cán bộ chuyên quản thu BHXH dưới sự phân công của lãnh đạo, đảm nhiệm quản lý theo từng loại hình đơn vị để hoàn thành tốt công việc.
Bảng 4.9. Số lượng cán bộ quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với khối doanh nghiệp tại Bảo hiểm xã hội huyện Tân Sơn (2016-2018)
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) 17/16 18/17 BQ
Số cán bộ quản lý khối
doanh nghiệp 3 2 2 66,67 100,00 81,65
Số DN phải tham gia BHXH
bắt buộc 63 91 114 144,44 125,27 134,52
Số Doanh nghiệp/Cán bộ 21 46 57 219,05 123,91 164,75
Nguồn: Số liệu điều tra (2018)
Công tác quản lý thu BHXH bắt buộc nói chung và quản lý thu BHXH bắt buộc đối với khối doanh nghiệp nói riêng là nhiệm vụ xương sống của ngành BHXH, chỉ có phấn đấu hoàn thành công tác này thì mọi nhiệm vụ khác của ngành BHXH mới hoàn thành và vượt kế hoạch Chính phủ giao cho BHXH Việt Nam. Vì vậy, BHXH huyện Tân Sơn đã chủ động và rất chú trọng trong công tác quản lý thu BHXH, nhất là đối với khối doanh nghiệp nhưng hiện tại số lượng cán bộ được phân công làm công tác này còn quá ít. Năm 2016, có 03 cán bộ chuyên quản thu, trung bình một cán bộ quản lý 21 đơn vị thì đến năm 2018 chỉ còn 02 cán bộ thu, mỗi cán bộ quản lý lên đến 57 đơn vị; tăng 2,71 lần so với năm 2016. Mặt khác, cán bộ thu
của cơ quan BHXH hiện tại không có được đào tạo đúng chuyên ngành BHXH và từng cán bộ thu không chỉ chuyên quản các doanh nghiệp mà còn phải kiêm thêm các công việc khác như thu BHYT học sinh, BHYT hộ gia đình, BHXH tự nguyện… Điều này dẫn đến tình trạng không đủ cán bộ theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn thu BHXH bắt buộc đối với các đơn vị lớn, đặc biệt là loại hình DNNQD và DNVĐTNN đều có sự biến động về lao động và tiền lương phức tạp. Thêm vào đó, các DN luôn cố tình lợi dụng kẽ hở để lách luật như đã phân tích ở phần trên thì khối lượng công việc mà mỗi cán bộ quản lý thu phải làm thực sự lớn và phức tạp. Trong khi lực lượng cán bộ quản lý thu còn mỏng, địa bàn đi lại chưa thuận tiện, tạo áp lực, khó khăn cho các cán bộ thu tại BHXH huyện Tân Sơn.
4.1.2.2. Thực trạng quản lý tiền thu bảo hiểm xã hội bắt buộc khối doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Quy trình thu nộp BHXH bắt buộc: BHXH huyện Tân Sơn căn cứ vào danh sách lao động, quỹ tiền lương của đơn vị đã đăng ký tham gia và các biến động nhân sự trong tháng, từ đó thông báo số tiền phải nộp cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khi tới kì chuyển lương cho người lao động sẽ tự động giữ lại 10,5% tiền lương của họ và trích 21,5% tổng quỹ tiền lương để nộp cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của BHXH huyện mở tại Kho bạc hoặc Ngân hàng. Việc thu nộp BHXH bắt buộc thực hiện bằng chuyển khoản, hạn chế tối đa việc thu tiền mặt. Với phương thức thu nộp BHXH bắt buộc như vậy luôn đảm bảo an toàn, thể hiện rõ ràng trên chứng từ nộp tiền hàng tháng.
Bảng 4.10. Tình hình thu nộp tiền bảo hiểm xã hội của khối doanh nghiệp giai đoạn 2016 - 2018
Hình thức thu nộp tiền
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số lượng Tỉ trọng (%) Số lượng Tỉ trọng (%) Số lượng Tỉ trọng (%) Tiền mặt 5 1,69 8 2,09 16 2,37 Chuyển khoản 291 98,31 374 97,91 658 97,63 Tổng 296 100,00 382 100,00 674 100,00
Nguồn: BHXH huyện Tân Sơn (2018)
BHXH. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những đơn vị nộp tiền mặt, những đơn vị này chủ yếu là các doanh nghiệp đóng trên địa bàn các xã chưa có phòng giao dịch ngân hàng, cơ sở hạ tầng về giao thông chưa hoàn thiện. Chính vì vậy, những đơn vị này cũng thường xuyên nợ đọng từ 3 tháng trở lên, cán bộ thu phải trực tiếp lên đơn vị đôn đốc thu tiền và chuyển vào tài khoản của BHXH huyện trước 16h00 hàng ngày. BHXH huyện thực hiện quy chế phối hợp với hệ thống Kho bạc nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp trên địa bàn, kịp thời cập nhật chứng từ nộp tiền BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp để tiến hành nhập liệu. Trên cơ sở đó, định kỳ ngày mùng 5 hằng tháng, cơ quan BHXH thực hiện thông báo bằng văn bản (mẫu C12-TS) về tình hình lao động tham gia và thu nộp BHXH bắt buộc qua đường bưu điện và hệ thống giao dịch điện tử đến từng đơn vị. Đơn vị sẽ đối khớp lại số tiền đã nộp BHXH trong tháng cũng như số lao động hiện đang tham gia, nếu có sai sót sẽ phản ánh lại chuyên quản thu để xử lý một cách kịp thời. Việc triển khai hệ thống giao dịch điện tử đã giảm thiểu được nhiều thủ tục giấy tờ, thời gian giao dịch của các bên tham gia BHXH bắt buộc. Vì vậy, thu nộp BHXH bắt buộc trong những năm qua luôn đảm bảo được sự công khai, minh bạch, tránh lạm dụng, thất thoát nguồn quỹ BHXH.
4.1.2.3. Thực trạng công tác quản lý nợ, đôn đốc thu nợ bảo hiểm xã hội bắt buộc khối doanh nghiệp
Theo bảng 4.11, giai đoạn 2016 – 2018, tổng số doanh nghiệp nợ đọng có xu hướng tăng, năm sau cao hơn năm trước với tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 144,60%. Các khoản nợ kéo dài và nợ khó thu là những khoản nợ từ 03 tháng trở lên, rất khó thu hồi nhưng BHXH huyện Tân Sơn vẫn chưa tìm ra được giải pháp để xử lý triệt để tình trạng này.
Bảng 4.11. Số doanh nghiệp nợ đọng giai đoạn 2016 – 2018
Số doanh nghiệp Năm So sánh (%) 2016 2017 2018 17/16 18/17 BQ Nợ chậm đóng 4 4 8 100,00 200,00 141,42 Nợ kéo dài 1 2 8 200,00 400,00 282,84 Nợ khó thu 6 7 7 116,67 100,00 108,01 Tổng 11 13 23 118,18 176,92 144,60
Ngoài ra, tình trạng nợ chậm đóng cũng tăng cao, tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, có hoạt động sản xuất kinh doanh cầm chừng, không hiệu quả nên luôn trốn tránh và thường xuyên nợ BHXH.
Để biết thêm chi tiết về tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc khối doanh nghiệp, ta theo dõi bảng dưới đây:
Bảng 4.12. Tình hình nợ đọng bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp giai đoạn 2016 – 2018
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số phải thu Số nợ Tỉ lệ nợ (%) Số phải thu Số nợ Tỉ lệ nợ (%) Số phải thu Số nợ Tỉ lệ nợ (%) Nhà nước 3.026,24 - - 773,12 - - 907,20 - - Nước ngoài - - - 1.349,89 147,33 10,91 6.179,84 - - Ngoài quốc doanh 6.799,84 651,04 9,57 10.141,96 772,04 7,61 12.806,61 1.004,69 7,85 Tổng 9.826,08 651,04 6,63 12.264,97 919,37 7,50 19.893,65 1.004,69 5,05
Nguồn: BHXH huyện Tân Sơn (2018)
Số phải thu BHXH bắt buộc của khối DNVĐTNN và DNNQD tăng dần qua các năm, riêng số thu của DNNN có sự biến động tăng giảm thất thường do ảnh hưởng của cổ phần hóa, chuyển đổi mô hình doanh nghiệp. Năm 2016, số thu của DNNN là 3.026,24 triệu đồng thì đến năm 2018, số thu giảm còn 907,2 triệu đồng. Số thu năm 2017 của DNVĐTNN là 1.349,89 triệu đồng thì đến năm 2018, số thu tăng lên 6.179,84 triệu đồng. Số thu năm 2016 của DNNQD là 6.799,84 triệu đồng thì đến năm 2018, số thu tăng lên 12.806,61 triệu đồng, gấp 2,02 lần so với năm 2016.
Số phải thu BHXH tăng là tín hiệu tốt bởi chỉ tiêu này sẽ ảnh hưởng đến số thu BHXH bắt buộc hàng năm, công tác phát triển nguồn thu đạt kết quả khả quan. Tuy nhiên, đi kèm với đó là khó khăn trong công tác thu hồi nợ đọng BHXH. Qua bảng số liệu trên ta thấy được rằng, số nợ đọng BHXH bắt buộc của
khối doanh nghiệp vẫn còn chiếm tỉ trọng lớn, đều quá 5% hàng năm. Từ năm 2016, số nợ là 651,04 triệu đồng thì đến năm 2018 số nợ đã lên đến 1.004,69 triệu đồng; tăng 1,54 lần qua 3 năm.
Loại hình DNNN thực hiện rất tốt việc đóng BHXH hàng tháng và không còn tồn số nợ BHXH qua các năm. Loại hình DNVĐTNN chiếm tỷ lệ nợ nhỏ, trong năm 2017 nợ 147,33 triệu đồng chỉ là do sơ suất nộp chậm muộn, đến năm 2018 thì loại hình DN này không còn nợ đọng.
DNNQD chiếm tỷ lệ nợ lớn nhất trong tổng số nợ hàng năm. Từ năm 2016, loại hình DN này có số nợ là 651,04 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 100 % tổng số nợ, đến năm 2017 tăng lên 772,04 triệu đồng và đến năm 2018 số nợ tăng lên 1.004,69 triệu đồng. Trong đó, riêng trường hợp công ty TNHH đầu tư kinh doanh khoáng sản Việt – Phú Thọ tính đến thời điểm tháng 12/2018 đã nợ 594,3 triệu đồng; chiếm 59,15% tổng số nợ BHXH của năm 2018; BHXH huyện Tân Sơn đã làm hồ sơ khởi kiện công ty này nhưng chưa thu hồi được nợ đọng. Như vậy, có thể nói việc nợ đọng BHXH đang diễn ra chủ yếu ở DNNQD, vì có nhiều loại hình công ty sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng lao động phức tạp.
Hộp 4.1. Không thể thanh toán được toàn bộ tiền nợ bảo hiểm xã hội
“Chúng tôi đề nghị cơ quan BHXH huyện Tân Sơn xem xét cho giải quyết chế độ thai sản và chốt sổ cho người lao động của doanh nghiệp. Hiện tại doanh nghiệp đang tạm dừng hoạt động nên không thể thanh toán hết 01 lần tiền nợ BHXH, vì vậy ban lãnh đạo và người lao động sẽ cùng nhau phối hợp, đưa ra phương án để thanh toán tiền BHXH cho từng trường hợp một”
Nguồn: Phỏng vấn anh Đào Duy Thường, 38 tuổi, Giám đốc công ty TNHH đầu tư kinh doanh khoáng sản Việt – Phú Thọ, lúc 10h10 ngày 05/08/2017 tại phòng
thu BHXH huyện Tân Sơn
Đối với những đơn vị bỏ trốn, nợ đọng kéo dài, gặp khó khăn trong quá trình thanh toán tiền BHXH dẫn đến các chế độ của người lao động chưa được giải quyết, BHXH huyện Tân Sơn đã xin ý kiến cấp trên, tạo điều kiện cho đơn vị thanh toán tiền BHXH của từng cá nhân đơn lẻ để giảm số nợ BHXH của đơn vị cũng như giải quyết chế độ cho trước cho những người lao động này. Số trường hợp được giải quyết chế độ, chốt sổ tại đơn vị nợ được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 4.5. Tình hình giải quyết chế độ cho người lao động thuộc các doanh nghiệp nợ đọng
Nguồn: BHXH huyện Tân Sơn (2018)
Trong năm 2016 việc giải quyết chế độ cho người lao động từng làm việc tại các doanh nghiệp nợ đọng chưa có phương án cụ thể thì đến năm 2017 đã giải quyết được cho 02 người lao động, đến năm 2018 là 05 người lao động. Việc hỗ trợ đơn vị đóng BHXH cho từng cá nhân người lao động đã phần nào tháo gỡ được khó khăn, là hướng đi đúng đắn trong công tác xử lý nợ đọng của cơ quan BHXH với doanh nghiệp, cũng như giúp bảo vệ người lao động được hưởng những quyền lợi chính đáng theo quy định của pháp luật.