Ảnh hưởng của chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc khối doanh nghiệp trên địa bàn huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 90 - 96)

Trong suốt thời kỳ thực hiện đổi mới, đặc biệt là giai đoạn từ năm 1995 đến nay, thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, chính sách BHXH đã được thể chế hóa theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn về chế độ, chính sách, về cơ chế quản lý, cơ chế tài chính. Cụ thể là: Đã hình thành hệ thống chính sách BHXH khá đồng bộ, bao quát hầu hết các chế độ BHXH theo thông lệ quốc tế: Gồm cả loại hình BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện; đối với cả người có quan hệ lao động và người không có quan hệ lao động; cho cả khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức. Hệ thống chính sách BHXH, các quan hệ BHXH được thiết kế, điều chỉnh và vận hành ngày càng phù hợp hơn. Với vai trò chủ đạo của Nhà nước, sự tham gia của người lao động và người sử dụng lao động, Quỹ BHXH đã trở thành quỹ an sinh lớn nhất, hoạt động theo nguyên tắc đóng - hưởng và chia sẻ giữa những người lao động cùng thế hệ và giữa các thế hệ tham gia BHXH.

Bên cạnh những thành tựu quan trọng nêu trên, việc tổ chức thực hiện chủ trương đổi mới, nâng cao hiệu quả chính sách BHXH cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém như: Diện bao phủ BHXH theo quy định của pháp luật cũng như quy mô tham gia BHXH trên thực tế còn thấp, chưa hướng đến bao phủ toàn dân. Hệ thống BHXH về cơ bản còn thiết kế đơn tầng, sự kết nối giữa chính sách BHXH với các chính sách xã hội khác chưa đồng bộ, chặt chẽ, phải ra các văn bản hướng dẫn nhiều lần. Chính vì vậy, các vấn đề về yếu tố chính sách pháp luật BHXH có ảnh hưởng trực tiếp đến ngành BHXH. Có thể kể đến là các quy định về đối tượng tham gia BHXH, từ tháng 01/2018 theo luật BHXH năm 2014 có quy định các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, trong đó có đối tượng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ tham gia BHXH từ 01/01/2018 nhưng phải đợi đến cuối năm 2018 có nghị định 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018 hướng dẫn cụ thể cho đối tượng này; hay theo điều 214,215,216 Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về vấn đề hình sự hóa tội phạm vi phạm BHXH nhưng đến hiện nay cũng chưa có hướng dẫn chi tiết cho vấn đề này… Vì vậy để làm rõ ảnh hưởng của chính sách đến hoạt động quản lý thu BHXH bắt buộc, đề tài chủ yếu phân tích sự ảnh hưởng từ một số yếu tố như: thủ tục tham gia, thủ tục hưởng, mức đóng, mức hưởng, và mức xử phạt đến hiệu quả của công tác quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Tân Sơn.

Biểu đồ 4.9. Ý kiến khảo sát doanh nghiệp đang tham gia về thủ tục đăng kí và thanh toán bảo hiểm xã hội bắt buộc

Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Nhanh gọn Rườm rà Ý kiến khác 63,64% 18,18% 18,18%

Theo biểu đồ trên, thì 63,64% số người sử dụng lao động được hỏi cho rằng thủ tục đăng kí tham gia và thanh toán hiện nay là khá đơn giản và nhanh gọn, chiếm phần nhiều. Điều này cho thấy về tổng quát thì các thủ tục hành chính của ngành BHXH hiện nay đã được cải thiện để phù hợp với doanh nghiệp hơn. Đây cũng là thành tựu của việc áp dụng công nghệ thông tin trong kê khai giao dịch điện tử, đơn giản hóa hồ sơ của ngành BHXH. Tuy vậy, vẫn còn 36,36% số người sử dụng lao động nhận xét là thủ tục còn rườm rà bởi theo họ thì việc áp dụng giao dịch điện tử sẽ mất thêm chi phí mua phần mềm kê khai của DN, thứ hai là những DN này cũng không có kế toán để đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ về BHXH...

Biểu đồ 4.10. Ý kiến khảo sát người lao động đang tham gia về thủ tục đăng kí và thanh toán bảo hiểm xã hội bắt buộc

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Đối với 100 người lao động đang tham gia BHXH được khảo sát thì 82 người cho rằng thủ tục hiện nay là nhanh gọn; 13 người vẫn thấy còn rườm rà, chủ yếu ở những người chưa được tham gia BHXH, có thể cũng chưa hiểu rõ về những thủ tục cần thiết và 05 người có ý kiến khác. Thực tế hiện nay, thủ tục hành chính về BHXH đã được rút gọn rọn rất nhiều, giảm từ 115 thủ tục xuống còn 28 thủ tục, số giờ giao dịch về BHXH, BHYT giảm từ 335 giờ xuống còn

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Nhanh gọn Rườm rà Ý kiến khác

Series1

82

13

147 giờ theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới và 51 giờ theo đánh giá của các cơ quan trong nước (Bùi Anh, 2018). Tuy nhiên đối với các trường hợp kê khai chậm muộn thì lại ngược lại có thêm khá nhiều thủ tục do một số yếu tố, nổi cộm nhất là vấn đề lợi dụng lỗ hổng của luật BHXH để chuộc lợi quỹ ốm đau, thai sản. Đối với đơn vị khai báo tăng lao động muộn từ 30 ngày trở lên thì cơ quan BHXH sẽ phải tiến hành kiểm tra đơn vị, kê khai muộn từ 06 tháng trở lên thì phải cơ quan BHXH huyện sẽ phối hợp với BHXH tỉnh tiến hành thanh tra đơn vị. Ngoài ra, sau khi BHXH Việt Nam ban hành Quyết định 838/QĐ-BHXH ngày 29/05/2017, chuyển đổi từ giao dịch hồ sơ giấy sang giao dịch điện tử toàn diện dẫn đến nhiều đơn vị chưa thích nghi được với quy trình mới, nên thường xuyên kê khai bị chậm muộn, không giải quyết được kịp thời chế độ cho người lao động và mất thêm chi phí cho phần mềm kê khai BHXH. Vì một số lý do kể trên nên nhiều doanh nghiệp thấy rườm rà thủ tục, và chần chừ trong việc tham gia BHXH cho người lao động.

Hộp 4.2. Thủ tục hành chính ngành bảo hiểm xã hội vẫn thường xuyên thay đổi

“Các anh/chị trong cơ quan BHXH rất nhiệt tình hướng dẫn đơn vị, nhưng quy trình và thủ tục thay đổi nhiều quá, khiến chúng tôi thường xuyên phải cập nhật, chạy theo, gây khó khăn trong việc giao dịch. Bộ phận nhân sự - kế toán doanh nghiệp phải kiêm nhiệm làm nhiều mảng công việc chứ không chỉ chuyên về BHXH nên thi thoảng mới giao dịch lại thì làm sao có thể nhớ hết nổi”

Nguồn: Phỏng vấn chị Nguyễn Thị Thúy Hằng, 30 tuổi, Trưởng phòng nhân sự công ty TNHH TS Flex, cụm công nghiệp Tân Phú, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, lúc 15h20 ngày 03/05/2018 tại văn phòng công ty

Giai đoạn 2016-2018, BHXH Việt Nam đã thay đổi đến 03 lần quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLDD-BNN và 04 lần thay đổi mẫu tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT mẫu Tk1-TS. Việc thay đổi quy trình thủ tục, dẫn đến chậm muộn thường ảnh hưởng đến quyền lợi trước mắt của người lao động, như dùng thẻ BHYT khám chữa bệnh hay hưởng chế độ thai sản, rất dễ gây bức xúc cho chính người lao động và doanh nghiệp. Vì vậy, với chức năng và chuyên môn của mình, các cán bộ BHXH là người nắm rõ nhất những thay đổi về thủ tục, chính sách BHXH nên khi có thay đổi trong thủ tục đăng ký tham gia, kê khai BHXH bắt buộc, cần kịp thời thông tin cho các DN bằng văn bản hoặc email để kế toán DN cập nhật, có thắc mắc sẽ giải đáp, hướng dẫn ngay.

Biểu đồ 4.11. Ảnh hưởng của mức đóng với doanh nghiệp đang tham gia BHXH bắt buộc

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Theo khảo sát ý kiến của chủ sử dụng lao động về mức đóng BHXH hiện nay cụ thể là 81,82% cho rằng quy định về mức thu BHXH bắt buộc hiện nay là cao và quá cao; 18,18% cho rằng mức thu hiện nay là bình thường. Các DN đều cho rằng mức thu BHXH bắt buộc hiện nay lên đến 25,5% tổng tiền lương, tiền công tháng của NLĐ, trong đó riêng đơn vị sử dụng lao động đóng 17,5% không hợp lý. Không có ý kiến nào cho rằng mức đóng hiện nay là thấp. Lý do cho những ý kiến ở trên cũng rất dễ hiểu khi các DN luôn muốn tối thiểu hóa chi phí đóng BHXH bắt buộc cho người lao động để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp làm ăn khó khăn, chi phí cho bộ máy quá nhiều nên doanh nghiệp khó có thể tham gia đầy đủ đóng BHXH cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp. Nhiều DN có tham gia BHXH nhưng là kiểu thực hiện luật 01 cách miễn cưỡng, với số lượng rất ít người trên tổng số lao động. Lý do họ đưa ra để biện minh là người lao động không muốn tham gia BHXH, nếu ép buộc NLĐ tham gia thì họ sẽ nghỉ tìm việc khác nên doanh nghiệp họ thuê lao động thời vụ và trả lương thấp, đồng thời các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động chưa có khả năng tham gia đóng BHXH bắt buộc đầy đủ cho tất cả người lao động trong DN.

Quá cao Cao Hợp lý 81,82% 27,27% 18,18%

Bảng 4.14. Ảnh hưởng của mức đóng đối với người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc TT Chỉ tiêu Số lượng (n=100) Tỷ lệ (%) 1 Quá cao 11 11 2 Cao 58 58 3 Hợp lý 31 31

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Theo ý kiến của người lao động thì 11% người được hỏi cho rằng mức đóng hiện nay là quá cao; 58% cho rằng mức đóng BHXH là cao, còn lại 31% người lao động cho rằng mức đóng BHXH hiện nay là hợp lý; không có ý kiến nào cho răng mức đóng quá cao so với thu nhập cả. Như vậy, với mức đóng chỉ là 8% trên mức lương tham gia BHXH hàng tháng nhưng các con số ở trên cho thấy tình trạng đáng báo động, vẫn còn rất nhiều người lao động trên địa bàn huyện Tân Sơn chưa nhận thấy hết các lợi ích khi tham gia BHXH bắt buộc, và coi đây chỉ là nghĩa vụ phải đóng, nếu được lựa chọn thì sẽ có rất nhiều người lao động không tham gia.

Hộp 4.3. Người lao động chưa thực sự muốn tham gia bảo hiểm xã hội

“Các doanh nghiệp đều có nguyện vọng muốn đóng BHXH cho người lao động để họ ổn định, làm việc lâu dài nhưng trên địa bàn huyện phần lớn người dân chỉ muốn làm việc lấy lương theo thời vụ, nay làm mai nghỉ, không muốn đóng BHXH vì bị trừ mất lương. Doanh nghiệp chúng tôi rất vất vả trong việc tuyển người, giữ người”

(Nguồn: Phỏng vấn anh Lê Đức Thịnh, 33 tuổi, Giám đốc Công ty Cổ phần thương mại Hải Ánh, Đại diện hội doanh nghiệp huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, lúc 16h00 ngày 27/12/2018 tại Đại hội hội doanh nghiệp huyện Tân Sơn, nhiệm kỳ 2018 - 2023)

Ý nghĩa của BHXH là có đóng có hưởng, san sẻ rủi ro và trách nhiệm của những người tham gia với nhau, việc người dân chỉ nhìn vào lợi ích trước mắt mà không nhìn thấy lợi ích về lâu dài thực sự của BHXH là phần nào đó bởi đặc thù huyện Tân Sơn là một huyện vùng núi, lực lượng lao động phần lớn là đồng bào dân tộc Mường, đặc thù vùng miền thể hiện rất rõ nét trong nề nếp làm việc và nhận thức. Vì vậy, phải làm sao để thay đổi được nhận thức của người lao động hiện nay trong vấn đề tham gia BHXH là thách thức không nhỏ, cũng như cần phải chuẩn bị những kế hoạch tuyên truyền trong dài hạn thì cơ quan BHXH huyện Tân Sơn mới hoàn thành được nhiệm vụ của ngành BHXH giao phó.

Bảng 4.15. Ảnh hưởng của mức xử phạt vi phạm với công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Tân Sơn

ơ

TT Chỉ tiêu Số lượng (n=11) Tỷ lệ (%)

1 Mức xử phạt thấp 6 54,55

2 Đã đủ sức răn đe 5 45,45

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Về mức xử phạt vi phạm luật BHXH hiện tại, theo khoản 19 điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 và điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/08/2013 của Chính phủ quy định mức phạt nếu có hành vi trốn đóng, chậm đóng BHXH tối đa không quá 75 triệu đồng, ngoài ra doanh nghiệp bị truy thu và áp dụng lãi suất chậm đóng BHXH bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư bình quân năm 2018 từ quỹ BHXH là 6,4%/năm. Theo khảo sát có 54,55% số doanh nghiệp cho rằng mức phạt hiện tại chưa đủ sức răn đe; 45,45% còn lại cho rằng mức phạt hiện tại là phù hợp. BHXH Việt Nam áp dụng hình thức xử phạt hành chính là tính lãi nhưng lại thấp hơn lãi suất ngân hàng. Nếu DN vay ngân hàng để đóng BH thì phải chịu mức lãi suất 18%, trong khi lãi chậm nộp BHXH hiện nay chỉ là 12,79%. Nên đa số chủ DN chọn giải pháp “thông minh” là chịu phạt chậm nộp BHXH. Ngoài ra, theo quy định, đối với những hành vi có mức phạt cao hơn 50 triệu đồng (mức quy định thuộc thẩm quyền của Giám đốc BHXH tỉnh) thì chuyển Chánh Thanh tra Bộ lao động. Song nếu chuyển như vậy thì không đủ thời hiệu để xử phạt khiến BHXH Việt Nam “không có thực quyền” trong thanh tra, xử lý vi phạm. Với tình trạng vẫn còn nhiều doanh nghiệp không chấp hành đúng luật và nợ đọng BHXH ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thu BHXH, Vì thế cần nghiên cứu lại các quy định này cho phù hợp, tạo thuận lợi cho cơ quan BHXH khi tiến hành thanh tra, xử lý tình trạng nợ đọng bảo hiểm kéo dài, nên đưa hành vi DN nợ đọng BHXH vào xử lý hình sự càng sớm càng tốt, tăng mức phạt, chắc chắn cả DN và NLĐ sẽ chấp hành đầy đủ, góp phần giúp công tác quản lý thu BHXH bắt buộc khối doanh nghiệp được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc khối doanh nghiệp trên địa bàn huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)