Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc khối doanh nghiệp trên địa bàn huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 65 - 67)

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình dựa trên việc phân chia tổng thể nghiên cứu thành các nhóm khác nhau dựa trên một tiêu thức, tiêu chí nào đó để phân tích theo hướng mô tả kỹ, sâu sắc thực trạng vấn đề.

Dựa vào số liệu thống kê để mô tả thực trạng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nghiên cứu. Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê (số bình quân, số tương đối, số tuyệt đối, tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân,...) để phân tích biến động và xu hướng biến động tình hình phát triển kinh tế xã hội cũng như tác động của hoạt động phát triển của địa phương cũng như quản lý bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp cùng với những thuận lợi, khó khăn một cách khoa học.

3.2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp này dùng để tính toán những chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau của từng năm, sau đó mang kết quả đạt được giữa các năm của đối tượng nghiên cứu, so sánh các chỉ tiêu để đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu phân tích khi có sự thống nhất về thời gian, không gian theo một số tiêu thức nhất định. Cuối cùng sẽ tìm ra những yếu tố ảnh hưởng và đưa ra được các giải pháp phù hợp với thực trạng của địa phương.

3.2.4.3. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia KIP

Là một phương pháp định tính, được tiến hành phỏng vấn sâu những người nắm giữ thông tin/ các chuyên gia trong/ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Phương pháp chuyên gia được sử dụng để thu thập thông tin cho đánh giá nhu cầu và sử dụng các kết quả nghiên cứu để lập kế hoạch phòng ngừa hiệu quả. Phương pháp này cũng giúp cho việc hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

Phương pháp thu thập thông tin từ một nhóm người hoặc từ các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực được nghiên cứu thông qua điều tra phỏng vấn. Phương pháp này được sử dụng để bổ sung cho các phương pháp thu thập thông tin khác để nâng cao độ tin cậy các thông tin được ghi nhận. Khẳng định những yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH bắt buộc khối doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tân Sơn.

3.2.4.4. Phương pháp SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (thách thức). Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong sản xuất kinh doanh. Ma trận SWOT dùng để tổng hợp những nghiên cứu về môi trường bên ngoài và bên trong của chủ thể kinh tế, nhằm đưa ra những giải pháp phát huy được thế mạnh, tận dụng được cơ hội, khắc phục các điểm yếu và né tránh các nguy cơ, thách thức.

Bảng 3.3. Bảng phân tích SWOT

Phân tích

Cơ hội (O)

Cần được tận dụng, ưu tiên, nắm bắt kịp thời; xây dựng và phát triển trên những cơ hội này.

Thách thức (T)

Cần đưa những nguy cơ này vào kế hoạch nhằm đề ra các phương án phòng bị, giải quyết và quản lý.

Điểm mạnh (S)

Cần phải được duy trì, sử dụng chúng làm nền tảng và đòn bẩy.

(SO)

Sự thật, yếu tố... phát sinh từ nội bộ. Theo đuổi những cơ hội phù hợp với điểm mạnh.

(ST)

Sự thật, yếu tố...phát sinh từ môi trường xung quanh. Sử dụng điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro.

Điểm yếu (W)

Cần được sửa chữa, thay thế hoặc chấm dứt.

(WO)

Vượt qua những điểm yếu để tận dụng cơ hội

(WT)

Phòng thủ, tránh nhưỡng điểm yếu tác động từ môi trường bên ngoài.

Trên cơ sở phân tích các yếu tố ma trận, căn cứ vào mục tiêu, phương hướng phát triển có thể thiết lập và kết hợp để đưa ra quyết định để thực hiện mục tiêu có liên quan. Về nguyên tắc có bốn loại kết hợp: Cơ hội với điểm mạnh

(ST): Sử dụng các mặt mạnh nhằm đối phó với các nguy; Cơ hội với điểm yếu (WO): Đơn vị tranh thủ các cơ hội nhằm khắc phục các điểm yếu; Đe dọa với điểm yếu (WT): cố gắng giảm thiểu và tránh được các nguy cơ.

Phương pháp phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng được sử dụng nhằm hiểu rõ Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Thách thức (Threats) trong quá trình quản lý thu BHXH bắt buộc khối doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tân Sơn.

Quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược, phân tích SWOT giúp BHXH huyện Tân Sơn có cái nhìn tổng thể không chỉ về các yếu tố liên quan đến nội bộ mà còn những yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài. Từ đó, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đem lại hiệu quả tiêu cực hay tích cực để đưa ra những giải pháp cụ thể và hiệu quả nhất; điều này quyết định tới hiệu quả công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc khối doanh nghiệp trên địa bàn huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 65 - 67)