Thực trạng công tác lập kế hoạch thu bảo hiểm xã hội bắt buộc khố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc khối doanh nghiệp trên địa bàn huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 69 - 81)

doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Tương tự, trong công tác quản lý thu BHXH, lập kế hoạch giữ vai trò rất quan trọng hàng đầu bởi nó đòi hỏi cơ quan BHXH phải nắm rõ tình hình thực tế, tốc độ phát triển của đơn vị, số lao động và quỹ lương dựa vào bảng lương và kiểm tra các đơn vị trên địa bàn quản lý; từ đó đưa ra kế hoạch thu cụ thể sát với tình hình thực tế sẽ giúp công tác thu BHXH thuận lợi, đảm bảo khai thác tối đa được tiềm năng, ngược lại công tác thu BHXH sẽ gặp nhiều khó khăn do chỉ tiêu đề ra quá cao, dẫn tới không hoàn thành được nhiệm vụ được giao.

Những năm qua, quy trình thu BHXH được cập nhật bổ sung đầy đủ và thường xuyên, mới nhất là Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 và Quyết định 888/QĐ-BHXH ngày 16/07/2018 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam giúp cho công tác thu BHXH được tinh giản đáng kể thủ tục hành chính và bám sát với thực tế, cũng như mở rộng thêm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Hàng năm, BHXH huyện sẽ căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch năm trước và khả năng phát triển kế hoạch năm sau của địa phương, từ đó lập kế hoạch thu dự kiến gửi BHXH tỉnh; BHXH tỉnh tổng hợp, lập kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch thu gửi BHXH Việt Nam. Cuối cùng, BHXH Việt Nam đánh giá lại kế hoạch thu dự kiến của BHXH các tỉnh, tổng hợp, lập và giao dự toán thu cụ thể để giao ngược trở lại các đơn vị trực thuộc.

Thông qua việc lập và xét kế hoạch thu BHXH, cơ quan BHXH các cấp sẽ định lượng được khối lượng công việc phải làm trong thời gian tới. Cán bộ quản lý thu sẽ quản lý xem khoảng thời gian lập kế hoạch của đơn vị mình đã đúng với thời gian quy định hay chưa. Đồng thời dựa vào kế hoạch thu BHXH hàng năm tiến hành công tác quản lý các nguồn thu, triển khai công tác nghiệp vụ chuyên môn.

Bảng 4.1. Tình hình lập kế hoạch thu bảo hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội huyện Tân Sơn

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) BQ

(%)

2017/2018 2018/2017

Kế hoạch tự lập 91,13 96,84 108,56 106,27 112,10 109,15 Kế hoạch được giao 91,57 97,96 110,50 106,98 112,80 109,85 Thực hiện Kế hoạch 93,51 101,73 113,21 108,79 111,28 110,03 Nguồn: BHXH huyện Tân Sơn (2018)

Lập kế hoạch thu BHXH phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tỉ lệ thu, lương cơ sở, lương tối thiểu vùng hàng năm, diễn biến lao động của khối DN… Dựa vào bảng số liệu 4.1, ta thấy tình hình tự lập kế hoạch của BHXH huyện Tân Sơn luôn thấp hơn so với kế hoạch được giao thực tế nhưng không đáng kể; tốc độ tăng trưởng bình quân là 109,15%. Chính việc thực hiện tốt công tác lập kế hoạch thời gian qua đã giúp cho công tác thực hiện kế hoạch thu hàng năm rất thuận lợi, đều đạt từ 102% đến 103% đề ra. Qua đó nhận thấy rằng công tác lập kế hoạch thu của BHXH huyện Tân Sơn đã được chú trọng, bám sát với thực tiễn.

Biểu đồ 4.1. Ý kiến đánh giá của cán bộ bảo hiểm xã hội về công tác lập kế hoạch thu

Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu 73,33 % 20 % 6,67 %

Theo ý kiến đánh giá của cán bộ, công chức, viên chức BHXH huyện Tân Sơn vể công tác lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện thì 73,33% số cán bộ cho rằng tình hình lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc trên địa bàn đạt kết quả tốt, 20% đánh giá là đạt kết quả khá và 6,67% ý kiến đánh giá công tác lập kế hoạch chưa tốt chỉ đạt ở mức trung bình bởi họ cho rằng kế hoạch thu tự lập hàng năm ngày càng có sự chênh lệch cao hơn so với kế hoạch thực tế, tăng dần qua các năm. Vì vậy, BHXH huyện Tân Sơn cần kiểm tra, đánh giá sát sao dựa trên nhiều yếu tố tác động đa chiều trong công tác lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc tố như tỉ lệ thu, lương cơ sở, lương tối thiểu vùng hàng năm, diễn biến lao động của khối doanh nghiệp… để thực hiện tốt hơn nữa công tác này.

a. Quản lý đối tượng thu bảo hiểm xã hội bắt buộc khối doanh nghiệp

Đất nước ta trong thời kì hội nhập kinh tế đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cả về số lượng, quy mô và hình thức kinh doanh đa dạng, đem lại nguồn thu rất lớn cho ngân sách, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội. Số doanh nghiệp tham gia BHXH bắt buộc năm sau cao hơn năm trước, ngoài việc cơ quan BHXH phối hợp với các ban ngành có liên quan để khai thác đối tượng thì các doanh nghiệp cũng đã tự giác đăng ký tham gia BHXH do nhận thức về chính sách BHXH của đơn vị ngày càng được nâng cao.

Để đánh giá tình trạng lao động tham gia BHXH bắt buộc của khối doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tân Sơn, chúng ta sẽ dựa vào bảng số liệu thống kê như sau:

Bảng 4.2. Số lượng doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội giai đoạn 2016 – 2018

Loại hình doanh nghiệp

Năm

So sánh (%)

2016 2017 2018 17/16 18/17 BQ

Nhà nước 5 3 3 60 100 77,46

Nước ngoài 0 2 3 - 150 -

Ngoài quốc doanh 28 41 56 146,43 136,59 141,42

Tổng 33 46 62 139,39 134,78 137,07

Qua bảng số liệu 4.2 trên ta thấy rằng:

Tổng số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc khối doanh nghiệp tăng dần qua các năm. Cho thấy rằng việc việc chấp hành và tham gia BHXH đã có dấu hiệu tích cực, đến năm 2018 là 62 đơn vị tham gia, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 137,07% so với năm 2016.

Số lượng đơn vị tham gia đóng BHXH bắt buộc thuộc loại hình DN nhà nước có xu hướng giảm dần, năm 2016 là 05 đơn vị tham gia thì đến năm 2017 và 2018 còn 03 đơn vị. Lý do ở đây là năm 2017 thực hiện chủ trương cổ phần hóa, sắp xếp lại cơ cấu bộ máy đối với với 02 công ty lâm nghiệp Xuân Đài và Tam Sơn chuyển dịch sang loại hình DN ngoài quốc doanh.

Khối DN có vốn đầu tư nước ngoài, năm 2016 không có doanh nghiệp nào đầu tư, nhưng đến năm 2017 đã có 02 đơn vị, năm 2018 đã tăng lên 03 đơn vị. Những doanh nghiệp này có quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh lớn, tuyển dụng liên tục trong thời gian qua, góp phần tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động trên địa bàn huyện.

Khối DN ngoài quốc doanh được nhà nước khuyến khích, có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi nên số lượng doanh nghiệp tham gia BHXH bắt buộc tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 141,42% qua các năm. Năm 2016, có 28 đơn vị tham gia; đến năm 2017 là 41 đơn vị và năm 2018 là 56 đơn vị.

Biểu đồ 4.2. Cơ cấu khối doanh nghiệp giai đoạn 2016 - 2018

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Ngoài quốc doanh

Nước ngoài Nhà nước

84,85 89,13 90,32

15,15

Căn cứ theo Quyết định 275/QĐ-TTG ngày 07/03/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách huyện nghèo và thoát nghèo giai đoạn 2018 – 2020 thì huyện Tân Sơn là một trong những huyện vừa đủ chỉ tiêu thoát nghèo cuối năm 2018. Vì vậy, số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng đều qua các năm cùng với sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên trên địa bàn huyện trong thời gian qua, góp phần thể hiện bộ mặt tương đối khả quan đối với huyện Tân Sơn.

Khối DN ngoài quốc doanh ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trên tổng số doanh nghiệp tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Tân Sơn. Năm 2016 chiếm 84,85% thì đến năm 2018 tăng lên 90,32%. Ngược lại, khối DN nhà nước tỉ trọng giảm dần, năm 2016 chiếm 15,15% nhưng đến năm 2018 thu hẹp chỉ còn 4,84%. Điều này cho thấy rằng tầm quan trọng của khối DN ngoài quốc doanh, đây là đối tượng tiềm năng để khai thác, phát triền nguồn thu quỹ BHXH.

Bảng 4.3. Số lượng doanh nghiệp thuộc diện phải tham gia bảo hiểm xã hộ bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Tân Sơn giai đoạn 2016-2018

Loại hình doanh nghiệp Năm So sánh (%)

2016 2017 2018 17/16 18/17 BQ

Doanh nghiệp đang tham gia 33 46 62 139,39 134,78 137,07 Doanh nghiệp chưa tham gia 30 45 52 150,00 115,56 131,66

Tổng 63 91 114 144,44 125,27 134,52

Nguồn: BHXH huyện Tân Sơn (2018)

Theo bảng số liệu trên, số DN đang tham gia BHXH bắt buộc đều tăng dần qua các năm, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 137,07%. Việc thực hiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Tân Sơn ngày càng được cải thiện, cũng như các đơn vị trên địa bàn đã tiếp cận và có ý thức thực hiện Luật BHXH tốt hơn trong thời gian qua.

Tuy nhiên, đi kèm với mặt tích cực là những vấn đề còn tồn tại khi ngày càng nhiều DN không thực hiện nghĩa vụ tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động làm việc đơn vị; đều chiếm tỉ trọng lớn trên 45% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện Tân Sơn. Năm 2016, có 30 DN trên địa bàn huyện không tham gia BHXH thì đến năm 2018, con số này là 52 DN; tốc độ tăng trưởng bình quân là 131,66%. Những con số trên rất đáng báo động với

công tác quản lý thu BHXH bắt buộc khối doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tân Sơn. Cơ cấu khối doanh nghiệp thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Tân Sơn được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 4.3. Cơ cấu khối doanh nghiệp thuộc diện phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc giai đoạn 2016 - 2018

Nguồn: BHXH huyện Tân Sơn (2018)

Nguyên nhân của tồn tại trên, chủ yếu là do trên địa bàn huyện có rất nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ; số lao động của đơn vị rất ít và biến động thường xuyên, hoạt động sản xuất kinh doanh cầm chừng, khả năng tài chính của những doanh nghiệp này cũng rất hạn chế nên việc tham gia BHXH theo ý kiến của họ là gánh nặng. Ngoài ra các đơn vị này chưa có ý thức tự giác tham gia BHXH cho NLĐ; mặc dù đã được tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH qua nhiều kênh thông tin. Đa phần các DN trốn tránh trách nhiệm đóng BHXH để đem số tiền đó đi sử dụng vào mục đích khác, tư lợi cá nhân. Thêm nữa là một số lượng đơn vị mới thành lập chưa tìm hiểu kĩ thủ tục, còn lúng túng trong nghiệp vụ kê khai ban đầu nên chậm tham gia BHXH; tuy nhiên lý do này chỉ chiếm thiểu số.

Điều này chứng tỏ chính sách về pháp luật BHXH còn nhiều kẽ hở, khiến cho nhiều người lao động mất đi quyền lợi được tham gia BHXH bắt buộc. Các DN thuộc diện phải tham gia BHXH cố tình khai sai số lượng lao động hoặc cố ý ký kết hợp đồng lao động từ 03 tháng trở xuống (thời điểm trước năm 2018) để giảm số tiền phải nộp BHXH, trốn đóng gây thất thu quỹ BHXH. Từ tháng 01

0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2016

Năm 2017 Năm 2018

Doanh nghiệp đang tham gia BHXH Doanh nghiệp chưa tham gia BHXH

54,39 % 45,61%

50,55 % 49,45%

năm 2018 trở đi, luật BHXH đã thay đổi quy định người lao động kí kết hợp đồng từ 01 tháng trở lên đều phải tham gia BHXH thì nhiều doanh nghiệp đã lách luật bằng cách kí hợp đồng thuê khoán, hợp đồng thời vụ hoặc không kí hợp đồng với người lao động.

Cũng có thể nói rằng, công tác tuyên truyền về chính sách BHXH chưa tiếp cận được đến người dân, khiến người dân không hiểu rõ về tầm quan trọng của việc tham gia BHXH; dẫn đến việc chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật, vẫn cố tình né tránh tham gia BHXH; mặt khác, người lao động làm việc ở khu vực này có tư tưởng không gắn bó lâu dài với công việc nên cũng không muốn tham gia đóng BHXH. Nhiều người dân chưa phân biệt được BHXH bắt buộc và bảo hiểm thương mại nên đồng tình với các chủ sử dụng lao động không tham gia BHXH. Cũng có những trường hợp dựa vào lỗ hổng của luật để tham gia BHXH nhằm trục lợi quỹ BHXH, lấy tiền ốm đau, thai sản… rồi nghỉ việc không tham gia nữa.

Bảng 4.4. Số lao động tại các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Tân Sơn giai đoạn 2016 – 2018

Loại hình doanh nghiệp Năm So sánh (%)

2016 2017 2018 17/16 17/16 BQ

Nhà nước 217 61 59 28.11 96,72 52,14

Nước ngoài 0 324 639 - 197,22 -

Ngoài quốc doanh 623 875 1.158 140.45 132,14 136,34

Tổng 840 1.260 1.856 150,00 147,30 148,64

Nguồn: BHXH huyện Tân Sơn (2018)

Số doanh nghiệp tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn tăng thì đi kèm với đó là số lao động tham gia BHXH cũng tăng lên. Bảng 4.4 cho thấy số lượng lao động khối DN tham gia BHXH bắt buộc tăng nhanh qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 148,64%. Năm 2016 số lao động tham gia BHXH bắt buộc là 840 người thì đến năm 2017 là 1.260 người, tăng 50% so với năm 2016, đến năm 2018 là 1.856 người; tăng 47,3% so với năm 2017. Việc nhiều công ty mới thành lập và khu công nghiệp ở địa bàn huyện cũng đi vào hoạt động năm 2017 đã tạo đà phát triển lực lượng lao động tham gia BHXH.

Đối với DNNN, từ năm 2016 số lao động tham gia BHXH bắt buộc của loại hình này là 217 người và đến năm 2017 số lao động giảm xuống là 61 người và năm 2018 là 59 người. Tộc độ tăng trưởng bình quân là 52,14%. Lý do giảm đột ngột số lao động ở khối DNNN là do cổ phần hóa 02 công ty lâm nghiệp nhà nước và các lao động đến độ tuổi hưởng hưu trí. Đối với DNVĐTNN thì số lao động tham gia BHXH bắt buộc năm 2016 là chưa có, đến năm 2017 là 324 người tham gia và đến năm 2018 là 639 người, tăng 97,22% so với năm 2017. Số lao động tham gia BHXH bắt buộc thuộc loại hình DNNQD tăng đều qua 3 năm. Từ năm 2016, số lao động là 623 người thì đến năm 2018 con số này lên tới 1.158 người.

b. Quản lý mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khối doanh nghiệp

Tiền lương tiền công là khoản thu nhập mà người sử dụng lao động thanh toán cho người lao động định kỳ hàng tháng. Đây cũng là căn cứ để thực hiện nghĩa vụ đóng góp BHXH bắt buộc và giải quyết các chế độ về BHXH bắt buộc cho người lao động, nên đơn vị phải thực hiện nghiêm túc theo quy định, bất kể làm ăn có lãi, hay thua lỗ. Mặt khác, các loại lương và phụ cấp do Nhà nước quy định thống nhất và mọi đơn vị phải thực hiện một cách bắt buộc.

Người lao động làm việc ở các DNNQD và DNVĐTNN do người sử dụng lao động quy định ghi trên HĐLĐ, là cơ sở pháp lý để tính mức nộp BHXH cho người lao động. Có một thực tế hiện nay các DN này, nhất là những DN hoạt động theo Luật doanh nghiệp thường chậm tuân thủ, hoặc tuân thủ rất hạn chế quy định của pháp luật về HĐLĐ, do đó cơ quan BHXH cũng như các cơ quan pháp luật khi thực hiện việc kiểm tra thường gặp rất nhiều khó khăn vì không có HĐLĐ. Mặt khác, do doanh nghiệp được sử dụng mức tiền lương hợp đồng làm căn cứ trích nộp BHXH bắt buộc, mà không có gì ràng buộc, ngoại trừ quy định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc khối doanh nghiệp trên địa bàn huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 69 - 81)