3.1.3.1. Vị trí, chức năng của Bảo hiểm xã hội huyện Tân Sơn
Bảo hiểm xã hội huyện Tân Sơn trực thuộc BHXH tỉnh Phú Thọ, chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của Ủy ban nhân dân huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Bảo hiểm xã hội huyện Tân Sơn chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/07/2007 theo Quyết định số 657/QĐ-TTCB ngày 04/05/2007 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc thành lập BHXH huyện Tân Sơn sau khi chia tách địa giới hành chính huyện Thanh Sơn.
Cơ quan BHXH huyện Tân Sơn có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có trụ sở đóng tại xã Tân Phú, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Căn cứ Quyết định số 1414/QĐ-BHXH ngày 04/10/2016 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam: "Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội địa phương", BHXH huyện Tân Sơn là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Phú Thọ đặt tại huyện Tân Sơn, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT; quản lý thu, chi BHXH, BHYT trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật.
Bảo hiểm xã hội huyện Tân Sơn chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh Phú Thọ và chịu sự quản lý hành chính nhà nước của Ủy ban nhân dân huyện Tân Sơn.
Nhiệm vụ, chức năng của BHXH huyện Tân Sơn như sau:
a. Nhiệm vụ
Xây dựng trình Giám đốc BHXH tỉnh Phú Thọ kế hoạch phát triển BHXH huyện Tân Sơn dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT.
Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh Phú Thọ, cụ thể:
- Cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho những người tham gia BHXH, BHYT; - Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT;
- Thu các khoản đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp đối với các tổ chức và cá nhân tham gia;
Giải quyết các chế độ BHXH, BHYT; Chi trả các chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định;
Tiếp nhận khoản kinh phí từ ngân sách nhà nước chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho các đối tượng tham gia BHYT, bảo hiểm thất nghiệp;
Quản lý và sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản; Giám sát việc thực hiện hợp đồng, cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT và bảo vệ quyền lợi người tham gia BHYT; chống lạm dụng quỹ BHYT.
- Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT đối với các tổ chức, cá nhân tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT theo quy định của pháp luật.
Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH tỉnh; tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả kết quả giải quyết chế độ BHXH, BHYT theo cơ chế "một cửa" tại BHXH huyện.
Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BHYT theo quy định.
Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ BHXH, BHYT cho các tổ chức, cá nhân tham gia.
Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của BHXH huyện.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, với các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật.
Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Có quyền khởi kiện vụ án dân sự đối với các đơn vị nợ BHXH, BHYT để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực BHXH, BHYT trên địa bàn.
Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách BHXH, BHYT khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quản lý viên chức của BHXH huyện;
Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc BHXH tỉnh giao.
b. Trách nhiệm, chức năng của bảo hiểm xã hội huyện Tân Sơn
Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của BHXH tỉnh;
Quyết định các công việc thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý của BHXH huyện và chịu trách nhiệm về các quyết định đó.
Quyết định các biện pháp để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các biểu hiện tiêu cực khác trong công chức, viên chức thuộc BHXH huyện và chịu trách nhiệm khi xảy ra hành vi vi phạm.
Giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật khi để xảy ra thâm hụt quỹ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp do quản lý, điều hành của mình trong việc thu nộp, chi trả các chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp và quản lý sử dụng quỹ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định của pháp luật.
Thực hiện các quy định của pháp luật, của BHXH Việt Nam và quy định quản lý hành chính Nhà nước của Ủy ban nhân dân huyện Tân Sơn.
3.1.3.2. Tổ chức hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện Tân Sơn
a. Cơ cấu cán bộ của BHXH huyện Tân Sơn
Hệ thống bộ máy tổ chức của BHXH huyện Tân Sơn bao gồm 06 bộ phận: bộ phận Kế toán, bộ phận Quản lý thu, bộ phận Chế độ chính sách, bộ phận Giám định BHYT, bộ phận tiếp nhận quản lý hồ sơ - trả kết quả, bộ phận Cấp và quản lý Sổ, thẻ.
Bảo hiểm xã hội huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ hiện nay có tổng số: 15 cán bộ, công chức, viên chức gồm có Ban giám đốc và các Bộ phận nghiệp vụ. Chi tiết bộ máy tổ chức của BHXH huyện Tân Sơn như sau:
- 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc. Bộ phận chuyên môn gồm:
- Bộ phận Quản lý thu: 03 cán bộ, trong đó có 01 cán bộ tổng hợp thu (Chuyên báo cáo, tổng hợp số liệu) và 02 cán bộ thu chuyên trách;
- Bộ phận kế toán: 01 kế toán trưởng; - Bộ phận chế độ chính sách: 01 cán bộ; - Bộ phận giám định y tế: 01 cán bộ;
- Bộ phận tiếp nhận và quản lý hồ sơ: 01 cán bộ; - Bộ Phận Cấp và quản lý sổ, thẻ: 02 cán bộ.
Ngoài những bộ phận nghiệp vụ trên thì có 03 cán bộ làm công tác bảo vệ, tạp vụ, lái xe hỗ trợ trong công việc bàn giao giấy tờ, sổ sách khi cần thiết. Dưới đây là sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của BHXH huyện Tân Sơn:
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của bảo hiểm xã hội huyện Tân Sơn
b. Cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn cán bộ công chức
Giám đốc BHXH huyện Tân Sơn chịu trách nhiệm chung tất các các mảng công việc và mảng kế toán tài chính, 01 Phó Giám đốc phụ trách mảng thu và sổ thẻ, 01 phó giám đốc phụ trách những mảng công việc của các bộ phận còn lại. Còn lại là 09 cán bộ phụ trách các bộ phận nghiệp vụ, báo cáo tiến độ công việc thường xuyên lên các lãnh đạo.
Tổng số cán bộ hiện tại của cơ quan BHXH huyện Tân Sơn là 15 người. Có 03 cán bộ trình độ thạc sĩ, 10 cán bộ có trình độ đại học và 02 cán bộ có trình độ phổ thông (làm công tác tạp vụ, bảo vệ). Tuy nhiên, trong 15 cán bộ chỉ có 01
Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Bộ phận Kế toán Bộ phận Quản lý thu Bộ phận Chế độ chính sách Bộ phận Giám định y tế Bộ phận Tiếp nhận và quản lý HS Bộ phận Cấp và quản lý sổ, thẻ
cán bộ được đào tạo chính quy ngành Bảo hiểm ra làm công tác chế độ chính sách, những cán bộ còn lại đều học những ngành khác như kế toán, tài chính, ngân hàng…trong 02 năm 2017-2018, BHXH huyện Tân Sơn không được bổ sung thêm cán bộ mới, năm 2016 có 02 cán bộ được tuyển dụng và 01 cán bộ chuyển đi huyện khác. Như vậy, dễ nhận thấy rằng số cán bộ đang làm việc tại cơ quan BHXH huyện Tân Sơn đang là rất ít, nhất là bộ phận quản lý thu; trong khi đó 03 năm qua khối lượng công việc tăng lên nhưng lại không được bổ sung thêm cán bộ làm việc. Lý do cũng ảnh hưởng phần lớn theo Nghị định 113/2018/NĐ-CP về yêu cầu tinh giản biên chế của Chính phủ nói chung và ngành BHXH nói riêng. Dưới đây là bảng tổng quát về cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn của BHXH huyện Tân Sơn năm 2018.
Bảng 3.1. Cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn của bảo hiểm xã hội huyện Tân Sơn năm 2018
TT Diễn giải Số lượng
Trình độ chuyên môn 1 Thạc sỹ 03 2 Đại học 10 3 Cao đẳng - 4 Trung học phổ thông 02 Cơ sở vật chất 1 Ô tô phục vụ công tác 01
2 Ti vi phục vụ tuyên truyền chính sách Bảo hiểm xã hội 01
3 Máy phát điện 01 4 Máy vi tính để bàn 12 5 Máy Laptop 01 6 Máy in laser 09 7 Máy photo 01 8 Máy chiếu 01 9 Máy Scan 01
10 Máy điện thoại bàn 03
Về trang thiết bị, cơ sở vật chất của BHXH huyện Tân Sơn hiện nay đã khá đầy đủ để phục vụ công việc hàng ngày không bị gián đoạn; nhất là khâu giải quyết hồ sơ, không để chậm trễ ảnh hưởng đến chế độ của người lao động.
Biểu đồ 3.3. Thâm niên công tác của cán bộ chuyên môn bảo hiểm xã hội huyện Tân Sơn năm 2018
Nguồn: BHXH huyện Tân Sơn (2018)
Theo biểu đồ trên, ta thấy trong 09 cán bộ làm việc tại các phòng nghiệp vụ của BHXH huyện Tân Sơn thì 02 cán bộ có thời gian làm việc dưới 03 năm, 03 cán bộ thời gian làm việc từ 03 đến 05 năm, 04 cán bộ làm việc trên 05 năm. Đây vừa là lợi thế cũng là thách thức của BHXH huyện bởi có nhiều cán bộ tuổi đời và tuổi nghề rất trẻ, mang theo sự năng động và nhanh nhẹn trong giải quyết công việc, nắm bắt công nghệ thông tin. Tuy nhiên, cán bộ mới vào ngành thì cơ bản về nghiệp vụ, chính sách BHXH không sâu; cần phải được đào tạo, trau dồi và học hỏi lại từ đầu. Nhất là trong công tác tuyên truyền, giải quyết chế độ BHXH; cán bộ BHXH cần phải nắm rất rõ luật, chính sách để đem thông tin chính xác đến người lao động, chứ không thể trả lời chung chung được.