và doanh nghiệp hiểu rõ được tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc của chính sách cũng như quyền lợi khi tham gia BHXH. Thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/05/2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách BHXH, BHXH huyện Tân Sơn đã nghiêm chỉnh chấp hành trong công tác tuyên truyền chính sách BHXH đến với người dân. Trong năm 2018, BHXH huyện Tân Sơn đã tổ chức hội tuyên truyền tại 03 xã (Minh Đài, Thu Cúc, Văn Luông) và tại công ty TNHH SLP Việt Nam để đối thoại trực tiếp, giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp, người lao động và người dân. Ngoài ra còn tổ chức 01 lễ hội ra quân với sự tham gia của cán bộ BHXH huyện Tân Sơn và Sở văn hóa thể thao & du lịch tỉnh Phú Thọ. Treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền chính sách BHXH bắt buộc tại các trục đường giao thông chính trên địa bàn xã Tân Phú và tại cổng cụm công nghiệp Tân Phú.
Biểu đồ 4.12. Ý kiến đánh giá của cán bộ Bảo hiểm xã hội huyện Tân Sơn về công tác tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội
Nguồn: Số liệu điều tra (2018)
Theo số liệu khảo sát 15 cán bộ BHXH huyện Tân Sơn vể công tác tuyên truyền trong thời gian qua thì có 20% đánh giá đạt kết quả tốt; 46,67% đánh giá là đạt kết quả khá; 26,67% đánh giá đạt kết quả trung bình và 6,66% đánh giá đạt kết quả yếu. Một số ý kiến của cán bộ BHXH cho rằng công tác tuyên truyền chính sách BHXH đến người dân là chưa mang lại hiệu quả, số đợt tuyên truyền trong một năm còn quá ít, hình thức tuyên truyền vẫn còn đơn điệu.
Tốt Khá Trung bình Yếu 6,66% 26,67% 46,67% 20,00%
Bảng 4.16. Mức độ hiểu biết về chính sách bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp
Đối tượng
Hiểu đầy đủ Có biết tương đối Biết được chút ít Không biết SL (n=20) Tỷ lệ (%) SL (n=20) Tỷ lệ (%) SL (n=20) Tỷ lệ (%) SL (n=20) Tỷ lệ (%) Đã tham gia 3 15,00 6 30,00 2 10,00 0 0.00
Chưa tham gia 1 5,00 4 20,00 3 15,00 1 5,00
Tổng 4 20,00 10 50,00 5 25,00 1 5,00
Nguồn: Số liệu điều tra (2018)
Từ bảng số liệu khảo sát cho thấy đến 30% số DN biết rất ít hoặc không biết về chính sách BHXH và quyền lợi của họ khi tham gia. Hạn chế này gắn với một phần trách nhiệm của ngành BHXH, rõ ràng công tác tuyên truyền để làm sao doanh nghiệp và người dân hiểu rõ, hiểu đúng về BHXH vẫn còn là cả một quá trình gian nan. Những doanh nghiệp mới thành lập hoặc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thường có nhu cầu tuyển dụng lớn, thu hút người lao động vào làm việc. Những đơn vị này có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khối doanh nghiệp. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp và người lao động chưa hiểu đầy đủ quyền lợi về BHXH hoặc vì mưu sinh trước mắt mà ít quan tâm tới lợi ích lâu dài... cũng là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ phủ BHXH của cả nước tính đến hết năm 2017 đạt 13,52 triệu người chỉ chiếm khoảng 29,5% tổng số người lao động trên cả nước (EFY Việt Nam, 2017).
Bảng 4.17. Mức độ hiểu biết về chính sách bảo hiểm xã hội của người lao động
Đối tượng
Hiểu đầy đủ tương đối Có biết Biết được chút ít Không biết SL (n=150) Tỷ lệ (%) (n=150)SL Tỷ lệ (%) (n=150)SL Tỷ lệ (%) (n=150)SL Tỷ lệ (%) Đã tham gia 13 8,67 34 22,67 32 21,33 21 14,00 Chưa tham gia 0 0,00 13 8,67 26 17,33 11 7,33 Tổng 13 8,67 47 31,33 58 38,67 32 21,33
Nguồn: Số liệu điều tra (2018)
Theo bảng số liệu, có đến 21,33% người lao động động được hỏi không biết về chính sách BHXH; 38,67% biết chút ít; 31,33% biết tương đối và 8,67%
hiểu đầy đủ. Phần đa người lao động trên địa bàn huyện được bết đến cơ quan BHXH thông qua việc được cấp thẻ BHYT đi khám chữa bệnh cho người dân tộc, do đây là đối tượng được cấp thẻ BHYT hoàn toàn miễn phí, nên tính ỷ lại của người dân vào chính sách nhà nước còn cao. Vì vậy, tham gia BHXH, hiểu những chính sách về BHXH nhiều lao động không muốn tìm hiểu bởi họ phải trích đóng hàng tháng từ lương.