Điều kiện tự nhiên, dân số xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc khối doanh nghiệp trên địa bàn huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 52 - 55)

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Đặc điểm về địa lý

Tân Sơn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ, được thành lập theo Quyết định 61/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Sơn để thành lập 2 huyện: huyện Thanh Sơn mới và huyện Tân Sơn.

Dưới đây là bản đồ hành chính của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ:

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ (2008)

Huyện Tân Sơn nằm về phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì 75km. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 68.858 ha. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp: 5.297 ha, diện tích đất lâm nghiệp: 52.577,5 ha, diện tích đất chưa sử dụng: 8.779 ha.

Ranh giới hành chính: Phía Bắc giáp huyện Yên Lập, phía Đông giáp huyện Thanh Sơn của tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp huyện Đà Bắc của tỉnh Hòa Bình, phía Tây giáp huyện Văn Chấn của tỉnh Yên Bái và huyện Phù Yên của tỉnh Sơn La.

Huyện Tân Sơn có 17 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm các xã: Minh Đài, Tân Phú, Mỹ Thuận, Thu Ngạc, Thạch Kiệt, Thu Cúc, Lai Đồng, Đồng Sơn, Tân Sơn, Kiệt Sơn, Xuân Đài, Kim Thượng, Xuân Sơn,Văn Luông, Long Cốc, Tam Thanh, Vinh Tiền. Ngoại trừ 3 xã Minh Đài, Văn Luông, Mỹ Thuận, 14 xã còn lại của huyện Tân Sơn đều thuộc diện xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II.

Đến ngày 28/04/2017, Chính phủ có ban hành Quyết định 582/QĐ-TTg thì huyện Tân Sơn rút xuống chỉ còn 6 thuộc khu vực III là xã đặc biệt khó khăn gồm các xã sau Xuân Sơn, Tân Sơn, Đồng Sơn, Kiệt Sơn, Thu Ngạc, Vinh Tiền.

b. Giao thông vận tải

Trên địa bàn có các tuyến quốc lộ 32A, 32B chạy qua, đây là các tuyến quan trọng tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản nói riêng giữa huyện Tân Sơn với các địa phương lân cận như Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình và các huyện trong tỉnh.

- Địa hình: Là huyện miền núi nên địa hình huyện Tân Sơn có đặc điểm là dốc lớn, xen kẽ là các dải ruộng và thung lũng nhỏ, chia cắt mạnh tạo nên sự đa dạng và phức tạp cho địa hình của huyện.

c. Về tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất: huyện Tân Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 68.858,26 ha với 5 nhóm đất chủ yếu: đất phù xa, đất Glây, đất xám, đất tầng mỏng và đất đỏ, chủ yếu là đất xám và đất đỏ.

Tài nguyên nước: nguồn nước mặt, diện tích sông suối và nước chuyên dùng của toàn huyện là 671 ha. Trên địa bàn có hệ thống sông chính như: sông Bứa, sông Chôm, sông Giày. Ngoài ra, còn có hệ thống suối như: suối Chiềng, suối Quả, suối Thân, suối Vường, suối Thang và suối Xuân.

Tài nguyên khoáng sản: Theo số liệu điều tra về địa chất và báo cáo thuyết minh dự án khảo sát đo đạc xác định khu vực quản lý khai thác và bảo vệ khoáng sản trên địa bàn huyện Tân Sơn có 23 điểm mỏ và điểm quặng như: đá vôi, quặng sắt.

Tài nguyên rừng và cảnh quan: tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 46.437,95 ha; chiếm 67,44% diện tích đất của toàn huyện, mật độ che phủ rừng là 77%. Là huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất trong tỉnh, chiếm trên 30% diện tích đất lâm nghiệp của toàn tỉnh, có nhiều tài nguyên rừng phong phú, trong đó nổi bật là Vườn Quốc gia Xuân Sơn với tổng diện tích là 15.048 ha, đây là vùng có hệ sinh thái với các hệ động thực vật đa dạng và phong phú. Hiện tại trong rừng có 366 loài động vật, trong đó có 46 loài ghi vào sách đỏ Việt Nam, 18 loài có trong sách đỏ thế giới, có 726 loài thực vật bậc cao thuộc 475 chi, 134 họ.

3.1.1.2. Dân số - Lao động

Dân số trung bình năm 2017 gồm có 20.636 hộ với 81.204 người. Trong đó 7 nhóm hộ dân tộc thiểu số chiếm 82,3%, cụ thể: dân tộc Mường chiếm phần lớn với 75%, Dao 6,4%, H'mông 0,67% và một số dân tộc khác như Tày, Thái, Hoa, Nùng chiếm 0,23%; dân tộc Kinh chỉ chiếm 17,7%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,2%; năm 2017 ước 1,2%. Mật độ dân số trung bình là 111 người/km2.

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu nhóm hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Tân Sơn năm 2017

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2017)

Toàn huyện hiện có 53.782 lao động, trong đó có 45.394 lao động trong độ tuổi, chiếm 84,34%. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, tuy nhiên đạt thấp so mục tiêu đề ra là lao động nông nghiệp còn dưới 60% lao động xã hội; năm 2017, cơ cấu Nông lâm nghiệp 82,2%; Công

Kinh Mường Dao H'mông Dân tộc khác 75 % 17,7% 6,4 %

nghiệp 8,4%; Dịch vụ 9,4%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề đạt trên 40%; năm 2017 ước đạt 44%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc khối doanh nghiệp trên địa bàn huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 52 - 55)