2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
2.1.6. Các Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất đai
(1). Yếu tố pháp luật
Đảng ta xác định Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Chính vì vậy pháp luật có tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý. Một hệ thống pháp luật đồng bộ, rõ ràng, cụ thể đem lại cho công tác quản lý được hiệu quả. Pháp luật đã xác lập, củng cố và hoàn thiện những cơ sở pháp lý của nhà nước nhằm phát huy cao nhất hiệu lực của cơ quan quản lý. Trong thực tế Luật đất đai hiện nay vẫn còn một số hạn chế làm giảm hiệu lực quản lý của cơ quan nhà nước, trong quá trình xây dựng Luật đất đai chưa lường trước được sự
chuyển biến của nệ kinh tế thị trường nên có những quy định chưa rõ ràng mang tích chung chung, thiếu đồng bộ nên việc áp dụng Luật vào thực hiện công tác quản lý của các cấp cịn lúng túng. Vì vậy Yếu tố pháp luật có tầm quan trọng đến cơng tác quản lý đất đai nó có thể nâng cao hiệu quả quản lý hoặc ngược lại nó có thể giảm hiệu lực quản lý. Trong giai đoạn nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa việc kiện toàn hệ thống pháp luật là vấn đề cấp bách hiện nay.
Luật đất đai và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn càng cụ thể càng dễ thực hiện khi áp dụng vào thực tế quản lý đất đai. Kịp thời sửa đổi những bất cập
khi áp dụng vào thực tế để hệ thống luật được áp dụng hiệu quả trong công tác
quản lý.
(2). Yếu tố kinh tế
Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai để phục vụ quản lý là yêu cầu cần thiết, tuy nhiên để đo đạc địa chính, lập thơng tin địa chính đến từng thửa đất và lưu trữ để phục vụ cơng tác quản lý đất đai địi hỏi nguồn kinh phí lớn. Việc này càng làm sớm thì cơng tác quản lý đất đai càng chặt chẽ, tránh sự tranh chấp không xác minh được nguồn gốc đất, thời điểm sử dụng đất ảnh hưởng lớn đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên đến năm 2015 Thành phố Sơn La mới được tỉnh thực hiện dự án đo đạc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, tuy muộn nhưng cũng góp phần đáng kể để nâng cao cơng tác quản lý.
Do khơng có kinh phí nên Thành phố chỉ có một nhà kho nhỏ để phục vụ công tác lưu trữ. Tài liệu qua các thời kỳ đất nhiều, kho chật nên tài liệu bị mục nát xuống cấp ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý đất đai.
Thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất hiện nay cịn mang tính thủ cơng. Hiện nay trên địa bàn Thành phố chưa có một cửa liên thông đến 12 xã phường nên việc thực hiện tuy đã cải thiện nhưng chưa thật sự làm hài lòng người dân. Việc thực hiện một cửa liên thơng cũng địi hỏi phải hiện đại hóa một cửa của tất cả các xã phường địi hỏi phải có nguồn kinh phí để đầu tư.
Trong bất kỳ cơng tác quản lý nào đặc biệt là công tác quản lý đất đai đều phải có cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc và các thiết bị hiện đại để đáp ứng cho yêu cầu quản lý do vậy phải có nguồn kinh phí lớn. Sự phát triển của nền kinh tế sẽ kích thích sự phát triển của khoa học cơng nghệ, sản xuất, năng suất lao động tăng lên, tạo đà cho chun mơn hóa sản xuất và phân cơng lao động xã hội giúp cho công tác quản lý được thuận lợi. Trước kia diện tích đất chủ yếu để sản xuất
nông nghiệp, ngày nay dưới tác động nền kinh tế thị trường đất nông nghiệp được chuyển mục đích sang sử dụng cho sản xuất cơng nghiệp nên diện tích đất nơng nghiệp bị giảm đi. Khi loại đất này tăng lên sẽ giảm loại đất khác đi nhưng giữa chúng có sự bù trừ cho nhau, sự luân chuyển các loại đất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, tạo ra sản phẩm xã hội dẫn đến công tác quản lý nhà nước về đất đai cũng phải đổi mới cho phù hợp với cơ chế kinh tế mới đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới. Ta có thể thấy Yếu tố kinh tế có tác động mạnh đến quản lý sử dụng đất đai, giá trị của các loại đất nhất là trong sự phát triển kinh tế tốc độ cao như ngày nay.
(3). Yếu tố xã hội
Yếu tố xã hội có tầm quan trọng trong tổ chức quản lý xã hội và chức năng quản lý của nhà nước về mọi lĩnh vực quản lý nói chung và quản lý nhà nước về đất đai nói riêng. Quyết định một chính sách đúng phải có Yếu tố xã hội, nó khơng những làm ổn định xã hội mà còn làm tăng cường hiệu quả quản lý của nhà nước. Các yếu tố xã hội như: chăm sóc bảo vệ nhân dân, xóa đói giảm nghèo, văn hóa, xã hội...ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý đặc biệt là quản lý đất đai. Sự ổn định về mặt xã hội là yếu tố để nâng cao hiệu quả quản lý đất đai.
Công tác cán bộ là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến công tác
quản lý đất đai. Cán bộ có trình độ, năng lực và nhiệt tình trong cơng việc sẽ làm cơng tác quản lý đất đai trên địa bàn được hiệu quả cao. Số lượng cán bộ làm cơng tác đất đai đơng thì sẽ tránh được các tình trạng lấn chiếm đất đai khơng được phát hiện, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất và giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai kịp thời hiệu quả.
Ngồi ra, sự hiểu biết pháp luật về đất đai của người dân cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý đất đai.
d) yếu tố về khoa học công nghệ
Mỗi một giai đoạn khác nhau và thời đại khác nhau việc quản lý nhà nước về đất đai cũng khác nhau. Nó phụ thuộc rất lớn vào trình độ của khoa học cơng nghệ. Đặc biệt khoa học quản lý đất đai hiện nay phụ thuộc rất lowbs vào khoa học công nghệ 4.0 và phụ thuộc rất lớn vào giá trị kinh tế của đất đai.
e) Giá trị kinh tế của đất đai
Giá trị kinh tế thực tại của mỗi vùng lãnh thổ , mỗi địa phương từ thành phố đến nơng thơn nó có ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý nhà nước về đất đại.
việc quản lý về đất đai ở nơng thơn khơng phước tạp bằng ở thành phố vì lý do giá trị đất đai tại các thành phố cao gấp nhiều lần giá trị đất ở nông thôn và vùng
sâu vùng xa.