PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN
3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Khu vực kinh tế dịch vụ
Hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển khá, thị trường hàng hóa, dịch vụ đáp ứng các hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân.
Giai đoạn 2011 - 2015: tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 13,35%/năm. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu thụ xã hội tăng bình quân 8,0%/năm, gấp 2,7 lần so với năm 2010. Cơ sở hạ tầng dịch vụ, thương mại, du lịch dược quan tâm đầu tư, cơ bản hoàn thành quyhoạch mạng lưới chợ, xây dựng 06 chợ truyền thống, siêu thị, trung tâm thương mại; dịch vụ vận tải, tài chính, bưu chính viễn thơng, cơng nghệ thơng tin, khách sạn, nhà hang tiếp tục phát triển mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng phục vụ.
Năm 2016: giá trị sản xuất ngành dịch vụ (giá hiện hành) ước 5.055 tỷ đồng, tăng 0,3% so với kế hoạch, tăng 13% so với năm 2015; tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội (giá hiện hành)
ước 6.950 tỷ đồng, đạt kế hoạch, tăng 11% so với năm 2015.
Các hoạt động dịch vụ vận tải phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và đi lại của nhân dân, doanh thu vận tải hàng hóa ước 526 tỷ đồng, tăng 18,3% so với năm 2015, doanh thu vận tải hành khách ước 237 tỷ đồng, tăng 22,8% so với năm 2015.
b. Khu vực kinh tế công nghiệp
Giai đoạn 2011 - 2015: tốc độ tăng trưởng bình quân 8,3%/năm, trong đó cơng nghiệp là 8,7%/năm, xây dựng 8,1%/năm. Cơ cấu trong nội bộ ngành có sự chuyển biến tích cực theo hướng giảm tỷ trọng cơng nghiệp khai thác, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, nhất là các ngành có lợi thế về nguyên vật liệu tại chỗ.
Năm 2016: sản xuất công nghiệp - xây dựng tiếp tục ổn định và tăng trưởng, giá trị sản xuất (giá hiện hành) ước 5.170 tỷ đồng, đạt kế hoạch, tăng 8,7% so với năm 2015.
c. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Giai đoạn 2011 – 2015: tốc độ tăng trưởng bình quân 8,8%/năm; giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác bình qn đạt 90 triệu đồng/ha.
Năm 2016: Giá trị sản xuất lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản (giá hiện
hành) ước 1.290 tỷ đồng, đạt kế hoạch, tăng 4,45% so với năm 2015. Nông nghiệp
Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ước 5.581 ha, giảm 4,17% so với năm 2015, năng suất sản lượng các loại cây trồng đều tăng: Cây lúa diện tích 953 ha, sản lượng 5.070 tấn, năng suất bình qn 53,2 tạ/ha; cây ngơ diện tích 3.700 ha, sản lượng 17.340 tấn, năng suất bình quân đạt 46,86 tạ/ha; cây rau màu diện tích 700 ha, sản lượng 6.348 tấn, năng suất bình qn đạt 90 tạ/ha. Tổng diện tích cây lâu năm đạt 5.930 ha, tăng 12,9% so với cùng kỳ (chủ yếu tăng diện tích trồng cây ăn quả), sản lượng cà phê nhân ước 6.500 tấn, sản lượng
quả các loại ước 5.135 tấn.
Chăn nuôi: So với năm 2015, đàn trâu tăng 4,3%, đàn bò tăng 4,4%, đàn lợn tăng 2%, đàn dê tăng 84,7%, cịn lại đàn ngựa, đàn gia cầm, đàn nhím, đàn ong đều giảm; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước 4.728 tấn, tăng 7,1%.
Lâm nghiệp: hoàn thành dự án trồng cây ăn quả trên đất dốc tại khu vực rừng đầu nguồn nước hang Tát Tịng, bản Bó, bản Cá Phường Chiềng An với diện tích 40,28 ha; tổ chức đăng ký triển khai thực hiện 124 ha cây ăn quả tại xã Chiềng Ngần. Thực hiện tốt cơng tác phịng chống cháy rừng, trong năm không để xảy ra cháy rừng.
Thủy sản: Khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nơng dân đầu tư và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực thuỷ sản, tuy nhiên do điều kiện địa hình, diện tích ni trồng thủy sản của thành phố khơng lớn, diện tích ổn định qua các năm là 137 ha, sản lượng thủy sản ước 483 tấn, tăng 0,84% so với năm 2015.
Thu nhập:
Do tốc độ tăng trưởng kinh tế khá và ổn định nên giá trị sản xuất bình quân đầu người tăng nhanh trong vòng gần 15 năm qua, từ 3,89 triệu đồng/người/năm vào năm 2000, tăng lên 7,55 triệu đồng/người/năm (475 USD) vào năm 2005, 24,6 triệu đồng/người/năm (1.250 USD) vào năm 2010, 43,51
triệu đồng/người/năm vào năm 2013, 44,89 triệu đồng/người/năm (2.100 USD) năm 2014 và năm 2015 đạt 47,20 triệu đồng/người/năm (2.200 USD). Tỷ lệ số hộ nghèo giảm đàn từ năm 2010 là 593 hộ (chiếm 2,9%) đến năm 2015 còn 414 hộ (chiếm 1,70%).
Công tác di dân, tái định cư các dự án
Đối với cơng trình thủy điện Sơn La, cơng tác bố trí tái định cư, đầu tư cơ sở hạ tầng - xã hội và ổn định đời sống nhân dân được quan tâm triển khai thực hiện.
Bảng 3.2. Kết quả sản xuất và cơ cấu kinh tế của thành phố qua 3 năm (2014-2016)
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Giá trị SX (tỷ đ) Cơ cấu (%) Giá trị SX (tỷ đ) Cơ cấu (%) Giá trị SX (tỷ đ) Cơ cấu (%) Tổng GTSX các ngành
kinh tế (Giá hiện hành) 6611 100 7256 100 7981 100
1. Ngành nông nghiệp 870 13,2 896 12,3 1290 16,2 - Ngành trồng trọt 430 49,4 437 48,8 680 52,7 - Ngành chăn nuôi 440 50,6 459 51,2 610 47,3 2. Ngành Công nghiệp- TTCN và xây dựng 3236 48,9 3480 47,9 3671 46,0 3. Ngành thương mại- dịch vụ 2505 37,9 2880 39,8 3020 37,8
Nguồn: UBND thành phố Sơn La năm (2014-2016)
3.1.2.3. Tình hình biến động dân số và lao động
a. Dân số
Năm 2016, dân số thành phố Sơn La có 100.210 người với mật độ dân số 308 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của thành phố liên tục giảm từ 3,66% năm 2010 xuống 1,86% năm 2014, năm 2015 là 1,20% và ước năm 2016 khoảng 1,10 %.
Bảng 3.3. Tình hình dân số và lao động của thành phố qua 3 năm 2014- 2016 2014- 2016 Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) 1. Tổng số hộ Hộ 22.396 100 23.290 100 24.526 100 + Số hộ NN Hộ 13.432 59,97 13.598 58,4 13.968 56,95 + Số hộ phi NN Hộ 8.964 40,03 9.692 41,6 10.558 43,05 2. Tổng số nhân khẩu Người 98.346 99.007 100.210 3. Tổng số lao động LĐ 59.035 100 60.020 62.333 + Lao động NN LĐ 31.081 32.157 33.968 + Lao động phi NN LĐ 27.954 27.863 28.365 4. Chỉ tiêu bình quân BQ khẩu/hộ Ngườhộ i/ 4,39 4,25 4,08
Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố (2016)
b. Lao động, việc làm
Năm 2016, thành phố Sơn La có khoảng 62.333 người trong độ tuổi lao
động, chiếm 59,99% dân số toàn thành phố. Trong đó, có 10.065 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, tập trung chủ yếu ở ngành giáo dục (3.419 lao động), quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng (2.727 lao động), y tế và các hoạt động cứu trợ xã hội (1.029 lao động).
3.1.2.4. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
a. Giao thông
Thành phố Sơn La là giao điểm của 3 tuyến đường quan trọng sau: Quốc lộ 6, Quốc lộ 4G và Tỉnh lộ 106. Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 302 km về phía Tây Bắc, cách Thành phố Điện Biên khoảng 180 km về hướng Đông theo Quốc lộ 6.
Đường nội thị: Giao thông nội thị thành phố là hiện đã có mạng đường ổn định, chất lượng mặt đường tương đối tốt trong khu vực nội thị. Đường phố
chính khu vực trở lên là 59,30km. Các tuyến đường thường xuyên được duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp. Nhìn chung hệ thống giao thơng đường bộ trên địa bàn thành phố luôn đảm bảo thông suốt, phục vụ tốt nhu cầu phát triển dân sinh, kinh tế xã hội cũng như mục tiêu chính trị, quốc phịng của địa phương.
b. Thủy lợi
Hiện nay các cơng trình thuỷ lợi được xây dựng đồng bộ từ cơng trình đầu mối đến hệ thống kênh mương, tuy nhiên đến nay cịn đến 60% là cơng trình bán kiên cố, cơng trình tạm hoặc mới được đầu tư một phần, thiếu đồng bộ còn chắp vá, đã sử dụng nhiều năm nhưng chưa được đầu tư cải tạo, nâng cấp; do vậy nhiều cơng trình bị xuống cấp, năng lực tưới tiêu giảm, các cơng trình thuỷ lợi mới chỉ phát huy được trên 65% công suất thiết kế.
c. Năng lượng
Nguồn cấp: Nguồn cấp điện cho Thành phố hiện là lưới điện quốc gia với cao áp chính 110kV lộ 173 Hịa Bình- Sơn La, tiết diện dây dẫn AC-185; và
tuyến cao áp dự phòng 110kV lộ 175 Việt Trì - Sơn La, cấp điện cho trạm biến áp khu vực tại phường Chiềng Sinh.
Bưu chính viễn thơng
Trên địa bàn tồn tỉnh hiện có 4 tuyến truyền dẫn cáp quang liên tỉnh, kết nối với mạng truyền dẫn nội tỉnh:
- Tuyến cáp quang Sơn La - Mộc Châu - Hịa Bình - Hà Nội.
- Tuyến cáp quang Sơn La - Phù Yên - Phú Thọ - Hà Nội.
- Tuyến cáp quang Sơn La - Điện Biên - Lai Châu -Lào Cai - Hà Nội.
- Tuyến cáp quang Sơn La - Sông Mã - Điện Biên Đông.
e. Y tế
Hiện nay tồn thành phố, có 1 trung tâm y tế, 1 phòng y tế, 12 trạm y tế xã, phường, 169/169 tổ, bản, tiêủ khu đều có nhân viên y tế.
g. Giáo dục – đào tạo
Năm học 2015 - 2016, tồn thành phố có 52 trường học đảm bảo đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc thành phố Sơn La.
Là trung tâm văn hố, chính trị của tỉnh nên trên địa bàn thành phố tập trung các cơng trình văn hóa như bảo tàng, thư viện, trung tâm văn hóa và nhà văn hóa các cấp, các câu lạc bộ.