2.2.1.Tình hình quản lý thu chi các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên thế giới
Kinh nghiệm về quản lý tài chính của một số nước
a. Nhật Bản
Định hướng nền giáo dục Nhật Bản theo chiều hướng chuyên sâu, coi trọng đầu ra, ứng dụng thực tiến. NS đầu tư vào giáo dục tăng đều vào hàng năm chiến tỷ lệ khá lớn trong đầu tư công.
Năm 2005, Nhật Bản đầu tư 5.733,3 tỷ yên (59 tỷ đô la), chiếm 7% ngân sách và chiếm gần 12 % đầu tư công. Nền giáo dục Nhật bản được đánh giá đứng thứ 3 thế giới sau Anh và Mỹ (Nguyễn Thị Trúc Mai, 2014)
Đầu tư trọng điểm trong GD là nhằm vào nội lực – vào ý thức và cách thức, vào thái độ và phương pháp của người dạy và người học, chủ yếu không nhằm vào ngoại lực – như cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật… đánh rằng không nên thiếu chúng. Nhưng trong hoàn cảnh đang thiết vật chất thì điều mà luôn luôn không thể thiếu và yếu ấy là nội lực phát tích cực.
Bài học đầu tiên và cũng là bài học lớn nhất của nền GD Nhật Bản là như thế. Vì vậy, ngay mỗi trang đầu của sách giáo khoa ở Nhật, họ nhắc nhở học sinh “Đất nước chúng ta không được thiên nhiên ưu đãi. Cho nên các bạn hãy tự biết khai thác nguồn lực của chính mình cho Tổ quốc”. Nhật Bản quan niệm rằng chất lượng giáo dục không bao giờ chỉ là vấn đề của kinh phí rót vào, mà chủ yếu là vấn đề của ý thức và nhận thức, của xu thế đổi mới cách làm từ trong cách nghĩ. Đồng tiền chỉ hỗ trợ cho tư duy và hành động, chứ không thể thay thế được chúng.
b. Singapore
Hàng năm, Chính phủ Singapore đã dành 20% tổng ngân sách quốc gia cho việc đầu tư vào giáo dục – chiếm tỷ trọng đầu tư lớn nhất trong tất cả các ngành (Vũ Kim Chung, 2014).
Trong quản lý chi NSNN cho GD & ĐT nói riêng và chi NSNN nói chung, chính phủ đã kiềm chế chặt chẽ chi ngân sách trong giới hạn nguồn thu, tạo sự thặng dư ngân sách vừa phải trong thời gian dài.
Từ năm 1989 - 1996: thực hiện lập kế hoạch thu, chi NS theo sự bỏ phiếu của các cử tri đại diện. Phương thức này đã tạo sự linh hoạt hơn trong tái phân bổ nguồn lực. Tuy nhiên còn nhiều ràng buộc, vẫn còn tồn tại như: không thể thay đổi các quỹ tiền tệ giữa các năm, thiếu thông tin đầu ra và kết quả, cũng như sự tồn tại dai dẳng quá nhiều việc kiểm soát các quyết định tài chính.
Từ 1998 đến nay: lập kế hoạch chi NS theo kết quả đầu ra. Với những kinh nghiệm được tích lũy qua các lần cải cách quản lý NSNN đã giúp cho Singapore thực hiện thành công phương thức lập kế hoạch chi NS theo kết quả đầu ra. Chương trình cụ thể:
-Xác định và đo lường các chi tiết và báo cáo những đầu ra (hàng hóa công) được tạo bởi các cơ quan nhà nước.
-Mô tả mối liên kết giữa đầu ra của các cơ quan nhà nước và kết quả mong muốn đạt được theo chiến lược phát triển của Nhà nước.
Báo cáo công khai đầu ra then chốt dựa vào các chỉ tiêu thực hiện chương trình mục tiêu(Vũ Kim Chung , 2014).
c. Hàn Quốc
Ngay từ cuối thập kỷ 60, Hàn Quốc đã xác định phương châm: “Giáo dục – đạo tạo là chìa khóa mở cửa tiến vào tương lại” nên đất nước này đã thi hành một loạt các biện pháp và chính sách có hiệu lực để thúc đẩy giáo dục – đào tạo, đẩy nhanh tốc độ ứng dụng khoa học kỹ thuật và bồi dưỡng nhân tài. Chính vì vậy, nền kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, thu nhập bình quân đầu người khá Để đạt được những thành quả về tăng trưởng kinh tế, một trong những biện pháp được Chính phủ sử dụng là cải cách hệ thống giáo dục, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, bồi dưỡng nhân tài phát triển các ngành sản xuất với khoa học kỹ thuật cao, do đó họ không ngừng tăng đầu tư cho giáo dục và nghiên cứu khoa học. Từ giữa thập kỷ 60, trong nhiều năm liền tốc độ tăng trưởng của ngân sách giáo dục đã vượt quá tốc độ tăng của ngân sách giáo dục đã vượt quá tốc độ tăng của GDP. Căn cứ vào thống kê của Ngân hàng thế giới, tỷ lệ kinh phí giáo dục trong tổng chi ngân sách của Chính phủ Hàn Quốc năm 1985 đứng ở vị trí 11 trong số 91 nước và khu vực mà Ngân hàng thế giới đã tiến hành điều tra.
Việc lập kế hoạch cấp phát NSNN cho GD & ĐT theo một quy trình khá chặt chẽ, được tính toán chi tiết trên cơ sở cân đối tất cả nguồn thu và các khoản chi. Bộ tài chính và Bộ giáo dục chịu trách nhiệm lập kế hoạch chi và giáo sát tài
chính đối với mọi nội dung đầu tư của giáo dục – đào tạo. Thông thường Bộ Tài Chính ra một văn kiện quan trọng, trong đó nêu ra các mục tiêu giới hạn, thứ tự ưu tiên dựa trên chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo, đồng thời đưa ra các giải pháp làm tăng nguồn lực… chấp hành ngân sách có sự hợp tác của nhiều cơ quan và các cấp chính quyền. Việc cấp phát kinh phí cũng được thực hiện ở cơ quan ngân khố thuộc ngân hàng Chính phủ.
Việc quản lý ngân sách giáo dục được thực hiện bằng một cơ quan giám sát và kiểm tra của Chính phủ với các công cụ pháp lý khá đầy đủ là các đạo luật. Ngày 01/12/1980, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua đạo luật là Luật thuế giáo dục, theo luật định thì phải tiến hành thu thuế để đảm bảo cung cấp cho nhu cầu của kinh phí giáo dục – đào tạo. Cùng với việc cải cách giáo dục, cải cách bộ máy hành chính, ngân sách giáo dục – đào tạo được quản lý theo một đầu mối thống nhất là Cơ quan quản lý giáo dục trực thuộc Chính Phủ (Vũ Kim Chung, 2014).
d. Philippin
Hàng năm Bộ tài chính đưa ra khung (Số kiểm tra) cùng các hướng dẫn xây dựng kế hoạch chi ngân sách giáo dục – đào tạo. Các quý trình ngân sách được tiến hành rất công phu, xác định đầy đủ cơ cấu nguồn tài chính cho GD & ĐT. Cấp phát kinh phí được tiến hành theo từng quý, đồng thời có cơ quan kiểm toán độc lập có trách nhiệm kiểm tra và thẩm định các báo cáo chi tiết nguồn NSNN cho giáo dục – đào tạo. Về cơ bản quy trình quản lý ngân sách giáo dục –
đào tạo giống Việt Nam (Vũ Kim Chung , 2014).