Thực hiện kế hoạch (hay dự toán) thu,chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu, chi của các đơn vị sự nghiệp giáo dục tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 56 - 67)

a. Thực hiện kế hoạch thu

Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp hay còn gọi là nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước bao gồm: thu học phí, các loại lệ phí được để lại cho tại đơn vị theo quy định, các hoạt động liên kết đào tạo, các loại dịch vụ cùng các nguồn thu hợp pháp khác.

Trước những yêu cầu đổi mới tài chính công hiện nay và đặc biệt là đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục thì đa dạng nguồn kinh phí là một hướng đi trung tâm của chiến lược đổi mới chính sách tài chính, nhằm đảm bảo khả năng phát triển bền vững về mặt tài chính của các đơn vị, tạo điều kiện cho các trường tăng nguồn thu ngoài NSNN.

Kết quả tài chính của các hoạt động sự nghiệp thể hiện qua Bảng 4.1 cho thấy nguồn thu ngoài ngân sách không ngừng tăng lên và chiếm tỷ lệ tương đói lớn trong tổng nguồn thu của các đơn vị.

Bảng 4.2. Cơ cấu nguồn thu ngoài NSNN của các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Yên Dũng

Chỉ tiêu Cấp học Mức thu theo khu vực miền núi (triệu đồng) Năm học 2012 – 2013 Năm học 2013 – 2014 Năm học 2014 – 2015 Số học sinh Thành tiền (triệu đồng) Số học sinh Thành tiền (triệu đồng) Số học sinh Thành tiền (triệu đồng) Mầm non 0,03 7.292 1.968 7.282 1.966 7.296 1.969 Tiểu học THCS 0,03 7.535 2.034 7.542 2.036 7.549 2.038 THPT 0,035 1.465 461 1.420 447 1.493 470 TTGDTX 0,035 411 129 425 133 429 135 Cộng X 16.703 4.594 16.669 4.583 16.767 4.613 Tỷ trọng trong tổng thu x x 69% x 67% x 70%

Nguồn: Phòng TC & KH huyện Yên Dũng (2014)

Từ khi thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ – CP và NĐ 16/2015/NĐ – CP của Chính phủ đối với các đơn vị sự nghiệp nói chung được chủ động trong xây dựng và quyết định các khoản thu. Theo đó các khoản phí, lệ phí theo quy định khung, mức thu cơ quan có thẩm quyền, các đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, đối tượng, nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định.

- Quản lý nguồn thu học phí

Việc thu và sử dụng học phí trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Yên Dũng thực hiện theo Nghị quyết số 09/2014/NĐ – HĐND ngày 11/7/2014 của HĐND tỉnh quy định về thu học phí năm học 2014 – 2015. Miễn, giảm, hỗ trợ chi phí học tập thực hiện theo thông tư liên tịch 20/2014/TTLT – BGD ĐT – BLĐTB&XH hướng dẫn Nghị định về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015 và Nghị định 74/2013/NĐ – CP.

Học phí được thu định kỳ hàng tháng; nếu học sinh tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cho cả kỳ học hoặc cả năm học. Các đơn vị có trách nhiệm tổ chức thu học phí của học sinh, khu thu phải cấp biên lai thu tiền cho từng học sinh. Biên lai thu học phí do các đơn vị trực tiếp mua tại chi cục thuế huyện, thành phố (bằng tiền học phí dành cho công tác quản lý thu, chi quỹ học phí). Các đơn vị sự nghiệp giáo dục có trách nhiệm tổ chức thu học phí và nộp Kho bạc Nhà nước. Biên lai thu học phí theo quy định của Bộ Tài chính.

Toàn bộ số học phí thu được của các cơ sở giáo dục công lập gửi toàn bộ số học phí thu được vào Kho bạc Nhà nước. Các đơn vị giáo dục ngoài công lập gửi toàn bộ số học phí thu được vào ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản (tài khoản tiền gửi) để đăng ký hoạt động.

Các cơ sở giáo dục thuộc mọi loại hình đều có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán, quyết toán học phí theo quy định quả lý tài chính hiện hành đối với từng loại hình. Thu, chi học phí của các đơn vị sự nghiệp giáo dục được tổng hợp chung vào báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm.

Các cơ sở giáo dục thực hiện công khai mức học phí theo quy định của Thông tư số 09/2009/TT – BGD & ĐT ngày 07/5/2009 của Bộ GD & ĐT về ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.

Cùng với tăng đầu tư của nhà nước, thì đầu tư của người dân qua hình thức học phí ở các trường cũng tăng từ 4.594.230 nghìn đồng năm 2012 lên 4.613.580 nghìn đồng năm 2014. Về cơ cấu nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước thì học phí là nguồn thu chủ yếu chiếm trên 70% tổng thu sự nghiệp giáo dục đào tạo (Bảng 4.1). Thực hiện chính sách học phí đã có ý nghĩa lớn trong việc thực hiện chủ trường xã hội hóa giáo dục của Chính phủ, nguồn thu học phí đã hỗ trợ tích cực cho chi thường xuyên trong mỗi đơn vị trường học.

Ngoài các nguồn thu trên, các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh còn có một số các nguồn thu khác như: bán thanh lý TSCĐ, trông giữ xe, tiền dạy thêm học thêm… tuy nhiên số thu này chiến tỷ lệ nhỏ trong tổng thu ngoài NSNN của các đơn vị, chủ yếu thu theo phương thức lấy thu bù chi hầu như không có nguồn tích lũy tái đầu tư phát triển. Những nội dung thu này được hướng dẫn thực hiện, quản lý như sau:

+ Tiền học thêm: Thực hiện theo Quyết định số 455/2012/QĐ – UBND ngày 25/12/2012 của UBND tỉnh Bắc Giang quy định việc học thêm, dạy thêm

Toàn bộ số tiền học thêm (theo thực tế học sinh tham gia) thu được của các cơ sở giáo dục công lập gửi toàn bộ số tiền thu được vào Kho bạc Nhà nước. Các đơn vị giáo dục ngoài công lập gửi toàn bộ số học phí thu được vào ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nươc nơi mở tài khoản (tài khoản tiền gửi) để đăng ký hoạt động.

+ Tiền trông xe đạp của học sinh

Toàn bộ số tiền trông xe thực tế học sinh tham gia) thu được của các cơ sở giáo dục công lập gửi toàn bộ số tiền thu được vào Kho bạc Nhà nước. Các đơn vị giáo dục ngoài công lập gửi toàn bộ số học phí thu được vào ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản (tài khoản tiền gửi) để đăng ký hoạt động.

- Các khoản thu hộ

+ Tiền Bảo hiểm thân thể học sinh; Bảo hiểm y tế bắt buộc

Tiền bảo hiểm thâm thể học sinh; Bảo hiểm y tế được thu trên cơ sở tự nguyện của học sinh, mức thu theo quy định của cơ quan bảo hiểm.

- Các khoản thu phục vụ trực tiếp + Tiền phục vụ học sinh bán trú + Tiền ăn (tính theo ngày)

+ Tiền điện, nước sinh hoạt phục vụ bán trú (tính theo tháng) + Tiền chất đốt, tiền thuê người nấu (tính theo tháng)

+ Tiền quản lý trông trưa (tính theo tháng) + Công cụ, dụng cụ (tính theo năm)

Trường xây dựng phương án thu, chi thống nhất thông qua hội phụ huynh học sinh (Có biên bản thống nhất thông qua) và đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ.

- Các chi phí phục vụ trực tiếp học sinh học tập + Quần áo đồng phục

+ Đồ dung, dụng cụ học tập + Giấy kiểm tra, giấy thi + Nước uống, giấy vệ sinh

b.Các khoản chi

- Đối với các khoản chi thường xuyên

Đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục nguồn NSNN cấp chủ yếu được sử dụng cho các khoản chi thường xuyên, trực tiếp gắn với quá trình giảng dạy và học tập

Hàng năm, tuy kinh phí NSNN chi thường xuyên cho giáo dục đào tạo có tăng lên nhưng những năm qua khi thực hiện lộ trình cải cách tiền lương, mức lương tối thiểu tăng lên, đồng thời thực hiện chính sách đối với nhà giáo về chế độ phụ cấp thâm niên từ 01/05/2011 (nghị định số 54/2011/NĐ – CP của Chính phủ) nhằm động viên, khích lệ nhà giáo trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, thu nhập còn thấp hiện nay, giúp nhà giáo yên tâm với nghề nâng cao rèn luyện chuyên môn, tạo sức hút, khuyến khích sinh viên giỏi vào ngành sư phạm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nên nguồn kinh phí chi thường xuyên từ NSNN chủ yếu đáp ứng nhu cầu chi cho con người vì vậy kinh phí chi hoạt động chuyên môn nghiệp vụ không tăng, có chiều hướng giảm đi (Bảng 4.2.).

Trong những năm qua huyện Yên Dũng đã thực hiện phân cấp quản lý về tổ chức, quản lý cán bộ cũng như quản lý tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện tự chủ theo Nghị định số 16/2015/NĐ – CP đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục. Các đơn vị đã cố gắng, chủ động hoàn chỉnh, sắp xếp tổ chức bộ máy, thực hiện tinh giản biên chế, giảm chi phí hành chính, đồng thời tăng tỷ lệ chi cho nghiệp vụ chuyên môn giảng dạy và học tập cũng như đầu tư mua sắm trang thiết bị, nâng cấp cơ sở vật chất từng bước được cải thiện.

Để chủ động sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyên được giao đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính xây dựng “Quy chế chi tiêu nội bộ” theo quy định của Thông tư 71/2006/TT – BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính. Đây là căn cứ để đơn vị thực hiện chi và Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi, cơ quan tài chính cùng cấp giám sát chi.

Nội dung “Quy chế chi tiêu nội bộ” bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thống nhất trong đơn vị, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị nhằm tăng cường công tác quản lý, sử dụng kinh phí tiết kiệm, tăng thu nhập cho cán bộ, giáo viên. Thủ trưởng đơn vị căn cứ tính chất công việc, khối lượng sử dụng, tình hình thực hiện các năm trước, quyết định phương thức khoán chi cho từng cá nhân, bộ phận, phòng, khoa, các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc...

Bảng 4.3. Cơ cấu chi thường xuyên từ nguồn NSNN theo định mức của các cơ giáo dục giai đoạn 2012 – 2014 trên địa bàn huyện Yên Dũng

Tên đơn vị

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Chi thường xuyên (triệu đồng) Chi con người (triệu đồng) Chi khác (triệu đồng) Tỷ lệ chi CN/tổng Chi TX (%) Chi thường xuyên (triệu đồng) Chi con người (triệu đồng) Chi khác (triệu đồng) Tỷ lệ chi CN/tổn g Chi TX (%) Chi thường xuyên (triệu đồng) Chi con người (triệu đồng) Chi khác (triệu đồng) Tỷ lệ chi CN/tổn g Chi TX (%) MẦM NON 40.777 38.397 2.380 94,2% 39.543 37.163 2.380 94% 45.459 43.079 2.380 94,8% TIỂU HỌC 51.032 48.022 3.010 94,1% 51.919 48.909 3.010 94,2% 51.691 48.681 3.010 94,2% THCS 62.985 59.779 3.206 94,9% 65.398 62.192 3.206 95% 68.560 65.354 3.206 95,3% THPT, TTGDTX 10.333 9.652 681 93,4% 10.612 9.931 681 93,6% 10.910 10.229 681 94% Cộng tổng 165.127 155.850 9.277 x 167.472 158.195 9.277 x 176.620 167.343 9.277 x

Nguồn: Phòng TC & KH huyện Yên Dũng (2014)

Đối với cơ sở giáo dục đào tạo tự đảm bảo chi phí hoạt động và đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thì Thủ trưởng đơn vị được quyết định mức chi quản lý và chi nghiệp cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Các đơn vị do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thì Thủ trưởng đơn vị quyết định mức chi không vượt quá mức chi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Đối với các khoản chi không thường xuyên

+ Kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo được hỗ trợ từ Ngân sách trung ương thực hiện thông các dự án:

- Hỗ trợ phổ cập mầm non 5 tuổi, xóa mù chữ, chống tái mù, duy trì kết quả phổ cập tiểu học, thực hiện phổ cập giáo dục THCS, hỗ trợ phổ cập giáo dục THPT.

- Đào tạo cán bộ tin học và đưa tin học vào nhà trường

- Tăng cường dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân

- Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng đặc biệt khó khăn

- Tăng cường cơ sở vật chất trường học

Thực hiện Quyết định số 2331/QĐ – TTG ngày 20/12/2010 của Thủ tướng Chính Phủ ban hành danh mục chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011; Quyết định số 196/QĐ – TT ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011. Công văn số 748/BGD & ĐT – KHTC ngày 18/02/2011 của Bộ GD & ĐT “Hướng dẫn triển khai Chương trình MTQG giáo dục đào tạo năm 2012; Quyết định số 1210/QĐ – TTg ngày 05/09/2012 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo giai đoạn 2012 – 2015. Đối với các đơn vị sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ và thụ hưởng kinh phí từ chương trình, dự án trên năm 2011 trở về trước đều được bố trí ngay trong dự toán đầu năm. Từ năm 2012 nguồn kinhphis này thực hiện phân bổ bổ sung trong năm, nên việc tổ chức triển khai và thực hiện các dự án thường chậm, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân, gây khó khăn cho đơn vị thụ hưởng và thực hiện.

Chi chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012 – 2014 của huyện để thực hiện dự án “Hỗ trợ giáo dục miền nùi, vùng dân tộc thiểu số và vùng khó khăn”, dự án” Nâng cao năng lực đào tạo các cơ sở giáo dục”, chủ yếu thực hiện hỗ trợ mua sắm sửa chữa nhà lớp học, trang thiết bị dạy học cho các xã Đồng Phúc, Hương Gián với tổng kinh phí là 300 triệu đồng.

Kinh phí của dự án chủ chủ yếu được đầu tư để mua sắm thiết bị, dạy học cải tạo, sửa chữa, chống xuống cấp, xây mới phòng học và các công trình phụ trợ... Do tính chất quản lý của dự án có tính đầu tư nên các thủ tục, trình tự khác

phức tạp; Kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo còn hạn hẹp so với nhu cầu rất lớn của ngành nhưng các đơn vị cơ bản đã sử dụng đúng mục tiêu, đối tượng, cơ sở vật chất đã được đầu tư đảm bảo chất lượng.

+ Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn TSCĐ

Đối với chi đầu tư phát triển trong cân đối của các địa phương đã được phân bổ trên cơ sở tính điểm theo các tiêu chí về dân số, trình độ phát triển diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính và các tiêu chí bổ sung khác.

+ Quản lý chi mua sắm TSCĐ

Đa số các dụng cụ dùng trong công tác giảng dạy, học tập ở các đơn vị giáo dục, đào tạo được hình thành bởi nhiều nguồn khác nhau và dùng nhiều mục đích khác nhau cho giảng dạy học tập, hoạt động dịch vụ, phúc lợi...

Theo chế độ hiện hành, mọi TSCĐ trong đơn vị khi mua sắm phải có hồ sơ, thủ tục theo quy định (hợp đồng mua bán, hóa đơn, biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ liên quan khác) và phải được theo dõi, quản lý, sử dụng và tính khấu hao theo đúng quy định và mọi TSCĐ khi mua sắm phải có trong dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Song thực tế quản lý các khoản chi mua sắm TSCĐ đối với các đơn vị giáo dục đào tạo còn nhiều bất cập:

Nguồn kinh phí dùng cho mua sắm TSCĐ trong đơn vị còn nhiều hạn chế. Để đáp ứng nhu cầu TSCĐ đơn vị lập kế hoạch, từ trình đề nghị cấp trên cấp kinh phí hỗ trợ, dự toán được duyệt nhưng đơn vị thường không được nhận kinh phí mà nhận kinh phí bằng hiện vật tương ứng với giá trị lập kế hoạch. Nên hầu hết các đơn vị thụ hưởng mới đưa vào sử dụng đã bị hỏng và lạc hậu, hiệu suất khai thác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu, chi của các đơn vị sự nghiệp giáo dục tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 56 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)