Những hạn chế và nguyên nhân 71

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu, chi của các đơn vị sự nghiệp giáo dục tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 83 - 90)

a. Những hạn chế trong quản lý thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Yên Dũng

Hiện nay, huyện Yên Dũng đã thực hiện việc giao quyền tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm, song vẫn không tránh khỏi có một cấp quản lý trung gian, vừa thừa lại vừa thiếu chức năng. Phòng TC & KH quản lý về tài chính, Phòng

GD & ĐT quản lý trực tiếp về chuyên môn, Phòng Nội vụ quản lý về nguồn nhân lực, tất cả những điều này đã làm cho các đơn vị gọi là “tự chủ, tự chịu” nhưng thực tế vẫn chưa được chủ động rõ ràng. Đội ngũ kế toán của nhiều đơn vị giáo dục, đào tạo còn yếu chưa thực sự đáp ứng được những yêu cầu cần thiết của công tác quản lý thu, chi tài chính, nhất là đối với các ở những địa bàn xa trung tâm thị trấn thuộc địa bàn khó khăn.

- Hạn chế trong quy trình quản lý các nguồn thu

+ Những hạn chế trong công tác xây dựng và lập dự toán ngân sách

Việc xây dựng dự toán ngay từ đầu chưa hoàn toàn xuất phát từ yêu cầu thực tế của ngành giáo dục mà còn mang tính dàn trải, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là nguồn thu của NSNN (khả năng ngân sách). Ngân sách đầu tư cho giáo dục đào tạo tuy đã được ưu tiên, nhưng còn rất hạn hẹp nên định mức chi chưa xác định theo yêu cầu thực tế mà ép theo NSNN. Kinh phí chi khác trong thời gian 5 năm vẫn không hề tăng nên việc phân bổ ngân sách cho giáo dục gặp khó khăn, hầu hết các trường chỉ đủ kinh phí duy trì hoạt động thường xuyên, chưa có điều kiện mua sắm cơ sở vật chất, máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác dạy và học.

Việc cấp phát kinh phí cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo chủ yếu dựa trên cơ sở đầu vào và số lượng học sinh, cùng các chi phí của đơn vị, do đó không khuyến khích được các trường giảm chi phí nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Cấp phát kinh phí còn dựa vào các tiêu chuẩn định mức thô sơ, thiếu tổng hợp và chưa đề cập đầy đủ các nguồn tài chính khác, chưa chú ý thiếu tổng hợp và chưa đề cập đầy đủ các nguồn tài chính khác, chưa chú ý đến nhu cầu cụ thể của các đơn vị, mức độ, cơ cấu chi phí khác nhau của các trường, các bậc đào tạo, các lĩnh vực, loại hình đào tạo.

Còn có sự bất hợp lý giữa việc phân bổ ngân sách và sử dụng ngân sách của từng đơn vị giáo dục; việc quyết toán sau khi sử dụng kinh phí. Bởi vì các nghiệp vụ này không cùng tiêu thức so sánh, không đảm bảo tính thống nhất trong quản lý và không có cơ sở để kiểm tra.

Các cơ quan quản lý giáo dục, đào tạo và các đơn vị có kế hoạch chi để đề nghị bố trí kinh phí từ NSNN (kế hoạch chi cao, kế hoạch thu thấp) nhưng có nhiều đơn vị bỏ qua kế hoạch thu.

Đối với các nguồn thu ngoài NS các cơ quan quản lý giáo dục và các đơn vị sự nghiệp giáo dục thường bỏ qua kế hoạch thu hoặc nếu có thì lập rất sơ sài, mang tính chất chiếu lệ cho có, chưa có chi tiết, số dư dự toán thu so với số thực hiện trong năm kế hoạch thường thấp hơn nhiều. Nguồn thu này trong ngành giáo dục là khá lớn nhưng chưa được cân đối cụ thể đầy đủ trong NSNN.

Thực tế công tác kế hoạch hóa ngân sách giáo dục được thực hiện với những yêu cầu và quy trình thực hiện hết sức phức tạp nhưng thực chất là chưa chặt chẽ. Cơ sở của việc lập kế hoạch chưa vững chắc, thiếu căn cứ xác định (định mức giáo viên/ lớp, định mức học sinh/lớp, mức chi/học sinh) trong khi đó chế độ thu, chi tài chính thay đổi nhiều trong thời gian qua như: tăng lương tối thiểu, tăng phụ cấp cho giáo viên trực tiếp giảng dạy, phụ cấp giáo viên cùng khó khăn, các trường chuyên biệt… dẫn đến phải điều chỉnh kế hoạch thường xuyên.

Bên cạnh kế hoạch hàng năm, hầu hết các cơ sở giáo dục, đào tạo và các cấp quản lý giáo dục đều lập kế hoạch trung hạn và dài (5 năm và 10 năm). Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của công tác kế hoạch cũng như các biến đổi nhanh chóng về kinh tế - xã hội, chế độ chính sách của địa phương nên các kế hoạch dài hạn thường thiếu tính khả thi.

+ Những hạn chế trong công tác chấp hành ngân sách

Quy trình cấp phát và quản lý ngân sách giáo dục đào tạo hiện nay theo mô hình Sở GD & ĐT quản lý ngân sách của Văn phòng Sở và các trường THPT, TTGDTX; Phòng tài chính huyện, quản lý ngân sách giáo dục trên địa bàn huyện; Sở tài chính cấp kinh phí và quản lý trực tiếp đối với các đơn vị đào tạo khác. Mô hình quản lý này có hạn chế: Sở giáo dục đào tạo không nắm bắt được chính xác và kịp thời các nguồn thu, chi cho giáo dục đào tạo toàn tỉnh, cơ chế phối kết hợp giữa các Sở, ngành, các cấp ngân sách không chặt chẽ sẽ khó chủ động sắp xếp kinh phí và điều hành các chương trình, mục tiêu đã đề ra (ví dụ việc quản lý ngân sách không được toàn diện sẽ gặp khó khăn trong việc sắp xếp lại đội ngũ giáo viên, giải quyết chế độ giảng dạy đối với giáo viên).

Công tác quản lý các nguồn thu ngoài Ngân sách nhà nước ở một số đơn vị chưa được theo dõi và phản ánh đúng quy định nhất là đối với các khoản thu từ hoạt động dịch vụ, thu sự nghiệp khác, thu liên kết đào tạo. Chưa tận dụng, khai thác khả năng của đội ngũ tri thức, trình độ đa dạng của cán bộ, giảng viên với phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị hiện có thực hiện liên doanh, liên kết trong

nghiên cứu khoa học với sản xuất, các hoạt động chuyển giao công nghệ…nhiều đơn vị chưa xây dựng cơ chế quản lý thu và sử dụng đối với từng loại hình này, định mức thu chưa nhất quán hàng năm, định mức chi chưa cụ thể, việc điều hành chi tiêu từ nguồn kinh phí này chưa được chặt chẽ, vẫn còn tình trạng chi, chưa hạch toán hoặc nếu có hạch toán thì hạch toán chưa đúng quy định..

Những đơn vị có các hoạt động dịch vụ (về ngoại ngữ, tin học…) phải thực hiện nghĩa vụ với NSNN còn chưa chấp hành nghiêm túc trong thu nộp, đảm bảo quy định về thời gian cũng như số phải trích nộp.

- Hạn chế trong quản lý quá trình chi các nguồn kinh phí + Những hạn chế trong công tác xây dựng và lập dự toán chi.

Dự toán chi hiện nay lập vừa thừa lại vừa thiếu. Thừa ở chỗ quá chi tiết theo mục lục ngân sách. Song khi nhìn vào dự toán chi có thể thấy được tổng quỹ lương của đơn vị là bao nhiêu nhưng lại không thấy được chi lương cho giáo viên, giảng viên, chi cho quản quản lý là bao nhiêu, nhân viên hành chính là bao nhiêu để từ đó cấp chủ quản có thể quản lý & phê duyệt giúp định hướng các khung định mức chi giúp cho các đơn vị, quản lý tiết kiệm ngay từ khi lập dự toán. Mặt khác, dự toán chi lập cho các khoản tiền lương, tiền công, phụ cấp hiện chỉ dựa vào số cán bộ giáo viên, giảng viên quản lý, trong khi quỹ lương không chỉ phụ thuộc vào đội ngũ giảng viên, cán bộ hiện có mà còn phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ, giáo viên hợp đồng. Những năm gần đây biên chế khối sự nghiệp cơ bản ổn định, cấp có thẩm quyền không giao thêm biên sự nghiệp mà các đơn vị tự thực hiện hợp đồng lao động để đáp ứng quy mô đào tạo và đảm bảo nhiệm vụ giảng dạy trên cơ sở cân đối nguồn thu, nhiệm vụ chi để đảm bảo chi trả cho các đối tượng này.

+ Những hạn chế trong công tác chấp hành dự toán chi ngân sách

Các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu trong đơn vị dự toán hiện nay được nghiên cứu, xây dựng trên cơ sở chưa thực sự khoa học nên còn thiếu tính thuyết phục, nhất là một số định mức khoản chi hành chính tuy có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi, các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn chưa có những chuyển biến đáng kể. Chi trả vượt giờ, chi đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đã có những bước cải thiện song việc xây dựng định mức chi trả còn chưa hợp lý, chưa xứng với công sức của giáo viên do đó chưa tạo được động lực tích cực để họ giành thời gian nghiên cứu nâng cao trình độ và chất lượng giảng dạy.

+ Những hạn chế trong công tác quyết toán chi ngân sách

Hàng quý, năm, các đơn vị sự nghiệp giáo dục phải lập báo cáo quyết toán gửi cơ quan tài chính cấp trên và cơ quan tài chính đồng cấp song nhiều đơn vị còn gửi quyết toán chậm so với thời gian quy định. Bên cạnh đó hồ sơ Bảng mẫu chưa đầy đủ, thuyết minh báo cáo tài chính sơ sài, không đề xuất được những biện pháp khắc phục tồn tại của đơn vị, không nêu kiến nghị với các cơ quan chủ quản cấp trên hay kiến nghị về những hạn chế của chế độ, chính sách với quá trình thực hiện công tác quản lý thu, chi tại đơn vị.

Việc sử dụng kinh phí ở các đơn vị còn tình trạng không đúng mục đích, tính chất nguồn kinh phí, việc triển khai nhiệm vụ chi theo kế hoạch được duyệt còn chậm. Nhiều khoản chi chưa đúng với định mức, chế độ nhà nước quy định, thực hiện chưa thống nhất với quy định của “Quy chế chi tiêu nội bộ” do chính đơn vị đề ra.

Việc kiểm tra và phê duyệt quyết toán của các đơn vị sự nghiệp giáo dục là trách nhiệm cảu cơ quan quản lý cấp trên của các đơn vị có sự phối hợp của cơ quan tài chính đồng cấp. Tuy vậy việc phối hợp này còn chưa chặt chẽ, thường xuyên, và chậm. Vì vậy nếu có sai sót trong việc sử dụng và quyết toán ngân sách ở các đơn vị này rất khó quy nhiệm thuộc cơ quan tài chính hay cơ quan quản lý giáo dục.

- Những hạn chế trong quá trình thực hiện đổi mới cơ quan quản lý tài chính và phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp giáo dục

Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục còn hạn chế về tác dụng. Sự đổi mới cơ chế và phương thức hoạt động của hệ thống các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo chưa xứng với vị trí và tiềm năng, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Công tác quản lý thu, chi ở một số đơn vị sự nghiệp giáo dục chưa đảm bảo theo các nguyên tắc hạch toán kinh tế để sử dụng kinh phí có hiệu quả, nâng cao chất lượng đào tạo, quy chế chi tiêu nội bộ, phân phối thu nhập còn thấp, đặc biệt đội ngũ nhân viên hành chính vì vậy chưa thực sự khuyến khích cán bộ giáo viên, chưa gắn với hiệu quả và chất lượng công việc. Việc hạch toán nguồn kinh phí NSNN cấp và nguồn kinh phí thu được từ hoạt động dịch vụ và sự nghiệp chưa được rõ ràng, minh bạch, gây khó khăn cho cơ quan quản lý.

b. Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

- Những bất cập trong chính sách chế độ tài chính hiện hành đã dẫn đến những hạn chế nêu trên. Các định mức, chế độ thu, chi trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục dù đã được nhà nước quy định nhưng tính khả thi không cao, khó vận dụng hoặc tạo điều kiện cho đơn vị hạch toán chi tiêu không trung thực. Do chế độ không phù hợp với tình hình thực tế, chế độ chi tiêu không linh hoạt nên không theo kịp sự thay đổi cơ chế quản lý.

Mặt khác, hệ thống các tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục đào tạo làm cơ sở để các đơn vị giáo dục đào tạo thực hiện chưa đồng bộ, chậm sửa đổi như định mức giờ giảng, đơn cử nư chế độ học phí xây dựng từ 10 năm trước, với mức học phí quá thấy không còn phù hợp với mặt bằng giá cả cùng với chính sách cải cách tiền lương trong những năm gần đây. Năm học 2010- 2011 Nghị định số 49/2010/NĐ – CP ngày 14/5/2010 của Chính Phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 – 2011 đến năm 2014 -2015.

Theo quy định, các đơn vị sự nghiệp công lập phải dành 40% nguồn thu được đẻ lại theo quy định để thực hiên cải cách tiền lương; một số chế độ, quy định khi sửa đổi lại sửa đổi liên tục, chưa kịp áp dụng lại sửa đổi gây khó khăn khi thực hiện như hệ thống Mục lục ngân sách.

- Định mức phân bổ ngân sách giáo dục chưa gắn kết chặt với tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo (đội ngũ nhà giáo, điều kiện cơ sở vật chất… chưa làm rõ trách nhiệm chia sẻ chi phí giữa nhà nước và người học về cơ bản còn mang tính bao cấp và bình quân.

Việc phân bổ ngân sách cho giáo dục đào tạo chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, cơ sở khoa học xây dựng định mức chi chưa vững chắc; cơ sỏ phân bổ ngân sách cơ bản căn cứ vào mức chi đối với những nhiệm vụ ổn định cùa năm trước, chỉ bố trí kinh phí tăng thêm cho các nhiệm vụ đặc thù phát sinh. Việc giao kế hoạch thu, chi n gân sách hàng năm chưa gắn với kế hoạch phát triển trung và dài hạn của ngành, gây khó khăn cho việc chủ động sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ, chế độ chính sách và cân đối nhu cầu chi với khả năng nguồn lực tài chính công.

Việc phối hợp quản lý NSNN giữa các ngành các cấp còn trồng chéo, chưa rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn dẫn đến việc quản lý kinh phí đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục còn chưa chặt chẽ.

Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát của các cấp, các ngành về quản ký và sử dụng ngân sách giáo dục còn chưa thường xuyên, còn mang nặng tính hình thức, định kỳ.

- Mạng lưới trường học chưa được quy hoạch hoàn chỉnh, hệ thống các trường lớp còn phân tán. Quy chế thành lập các đơn vị sự nghiệp giáo dục chưa chặt chẽ. Thực trạng đó dẫn đến việc mở trường lớp, các cơ sở đào tạo tăng lên nhanh chóng. Với thực trạng đầu tư phân tán như trên, cùng với việc mở rộng quy mô đào tạo của các đơn vị trong khi các nguồn lực cung cấp cho phát triển giáo dục đào tạo chưa tăng theo tương ứng với nguồn NSNN.

- Chính sách huy động nguồn lực ngoài ngân sách chưa được pháp chế hóa.

Nguyên nhân chủ quan

- Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và tài chính trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục còn hạn chế về tác dụng. Tính tự chủ đối với các đơn vị mới chỉ giới hạn trong nguồn kinh phí đã được cấp, sự phụ thuộc này là nguyên nhân dẫn đến một số đơn vị đã vận dụng sai quy định trong công tác quản lý tài chính, với mục đích để sử dụng kết kinh phí được giao.

- Hệ thống quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị hiện nay tuy đã được xây dựng khá chi tiết nhưng vẫn chưa đầy đủ, nhiều nội dụng chưa được đưa vào định mức, nhiều chế độ, định mức đã lạc hậu so với tình hình thực tế nhưng chưa được bổ sung, điều chỉnh kịp thời.

Các đơn vị sự nghiệp được tạo điều kiện chủ động quyết định các khoản thu, chi nhưng bản thân các đơn vị lại chưa có ý thức trong việc quản lý các khoản thu, chi này nên chưa tự xây dựng hệ thống định mức chi phí phù hợp cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu, chi của các đơn vị sự nghiệp giáo dục tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 83 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)