3.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh nguồn thu
- Chỉ tiêu về nguồn thu sự nghiệp
+ Thu sự nghiệp khác
Các khoản thu được sự thỏa thuận với cha mẹ học sinh - Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu thu.
- Các chỉ tiêu phản ánh tăng giảm thu;
- Các chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ thất thoát trong quản lý thu; - Chỉ tiêu về quản lý công tác kiểm tra, giám sát thu. - Chỉ tiêu về quản lý quyết toán thu.
3.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh chi
- Chỉ tiêu phản ánh lượng chi; - Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu chi. - Các chỉ tiêu phản ánh tăng giảm chi;
- Các chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ thất thoát trong quản lý chi; - Chỉ tiêu về quản lý công tác kiểm tra, giám sát chi; - Chỉ tiêu về quản lý quyết toán chi.
3.3.3. Chỉ tiêu phản ánh quản lý thu, chi của các đơn vị sự nghiệp giáo dục
a. Chỉ tiêu phản ánh quản lý thu
- Dự toán NSNN cấp, tỷ lệ phân bổ dự toán
- Kế hoạch thu, tỷ lệ thực hiện thu so với kế hoạch thu các nguồn thu
b. Chỉ tiêu phản ánh quản lý chi
- Kế hoạch chi, tỷ lệ các khoản chi NSNN - Kế hoạch chi, tỷ lệ chi các nguồn khác
3.3.4. Thanh tra, giám sát
- Giám sát quá trình phân tổ thực hiện quản lý thu, chi và chấp hành các chế độ của nhà nước
3.3.5. Đánh giá việc tổ chức thực hiện
- Đối chiếu với Luật NSNN, Luật giáo dục; - Đối chiếu với các quy định của tỉnh;
- Các ý kiến và dư luận xã hội về công tác quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp giáo dục.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THU, CHI CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG
4.1.1. Thực trạng thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn nghiên cứu nghiên cứu
Các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện hiện nay có 74 trường ( trong đó: mầm non: 24 trường (công lập: 22 trường; dân lập: 02 trường); tiểu học: 22 trường; THCS: 21 trường; THPT: 06 trường (03 trường công lập, 03 trường dân lập); TTGDTX: 01 trường). Các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Yên Dũng chủ yếu là loại hình đơn vị sự nghiệp do nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động: 66/72 = 91,6%, thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ – CP ngày 25/04/2006 và Nghị định số 16/2015/NĐ – CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ “Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập”.
a.Các nguồn thu
- Thu từ NSNN cấp
- Thu từ nguồn học phí
- Thu từ tiền học thêm
- Thu tiền quỹ trông xe
- Thu từ nguồn khác theo quy định: Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng cho (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Tất cả các khoản thu đều phải lập dự toán và sử dụng hợp lý đúng mục đích, có hiệu quả.
b.Các khoản chi
- Chi cho hoạt động thường xuyên của đơn vị, gồm:
+ Chi cho con người, như: tiền công, tiền lương, tiền thưởng; phụ cấp lương, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp trích nộp BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành;
+ Chi quản lý hành chính, như: chi điện, chi xăng dầu, vệ sinh môi trường, mua vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, công tác phí, hội nghị phí, thông tin liên lạc, tuyên truyền, cước điện thoại, fax...
+ Chi nghiệp vụ chuyên môn: Chi mua sách báo tạp chí, tài liệu giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo, thiết bị, vật tư thí nghiệm, thực hành, chi cho giáo viên và học sinh, chi hội nghị chuyên đề và các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn khác...
+ Chi sửa chữa thường xuyên và các khoản thường xuyên khác của đơn vị phục vụ công tác chuyên môn và duy tu sửa chữa các công trình hạ tầng; chi thường xuyên liên quan đến thu phí, chi đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công chức, viên chức trong đơn vị; chi thường xuyên khác;
- Các khoản chi không thường xuyên của đơn vị:
+ Các khoản chi thuộc về đầu tư phát triển, sửa chữa lớn tài sản; mua sắm TSCĐ, xây dựng nhỏ;
+ Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học + Các khoản chi không thường xuyên khác (nếu có)
Để lập dự toán cho những khoản chi này, đơn vị căn cứ vào thực trạng tài sản hiện có tại đơn vị, khả năng tài chính và tiêu chuẩn định mức.
4.1.2. Lập kế hoạch/dự toán thu, chi
a. Kế hoạch thu
Quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp do Ngân sách nhà nước cấp đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Yên Dũng được thực hiện theo quy trình sau:
- Đầu năm ngân sách căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ sự nghiệp được giao, các đơn vị xây dựng kế hoạch thu, chi ngân sách cả năm trên cơ sở những chủ trương, chỉ đạo và hướng dẫn của các Bộ, UBND tỉnh và Sở Tài Chính, UBND huyện, Phòng Tài chính kế hoạch, Phòng GD & ĐT gửi cơ quan chủ quản. Cơ quan chủ quản tổng hợp dự toán thu chi của các đơn vị trực thuộc để làm căn cứ bảo vệ và thảo luận dự toán Ngân sách năm với cơ quan tài chính. Sau đó, cơ quan tài chính tổng hợp báo cáo UBND huyện, Tỉnh để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phân bổ dự toán ngân sách các cấp, đảm bảo giao dự toán thu, chi ngân sách năm đến từng đơn vị sử dụng ngân sách trước 31/12 của năm trước.
Sơ đồ 4.1. Phân bổ Ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Yên Dũng
Phòng TC & KH huyện (2015)
Từ năm 2008 trở về trước tỉnh Bắc Giang áp dụng quản lý kinh phí sự nghiệp giáo dục đào tạo quan ngân sách cấp tỉnh. Từ năm 2009 tỉnh thực hiện phân cấp quản lý ngân sách đối với lĩnh vực này nhằm tăng tính chủ động và trách
UBND tỉnh Sở tài chính Sở GD & ĐT Phòng GD & ĐT UBND các huyện, TP Phòng TC & KH Các trường THCS TTGD TX Các trường THPT Các trường TH Các trường MN KBNN huyện, TP
nhiệm quản lý ngân sách đối với lĩnh vực này nhằm tăng tính chủ động và trách nhiệm quản lý ngân sách của cấp huyện và các phòng ban. Theo đó Ủy ban nhân dân huyện dự toán cho các trường đào tạo trực thuộc UBND, Phòng TC & KH thực hiện quản lý tài chính trực tiếp đối với các đơn vị này, Phòng GD & ĐT quản lý chuyên môn đối với các đơn vị trực thuộc (các khối trường MN, TH, THCS). Sở GD & ĐT quản lý theo dõi ngân sách đối với các đơn vị trực thuộc. Từ năm ngân sách 2011, việc phân bổ Ngân sách nhà nước cho các đơn vị giáo dục đào tạo của tỉnh thực hiện theo theo Nghị quyết 21/2014/NQ – HĐND ngày 11/12/2014 của HHĐND tỉnh Bắc Giang “Dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ dự toán ngân sách nhà nước năm 2015. Theo đó, định mức chi sự nghiệp giáo dục công lập: Kinh phí chi cho bộ máy được tính bằng số giáo viên trên đầu lớp nhân với lương, phụ cấp, các khoản đóng góp bình quân năm trên một biên chế. Những mức chi này đảm bảo mức chi tối thiểu theo tỷ lệ của ngành từ 80 – 200 triệu đồng/trường, các khoản kinh phí khác theo chế độ quy định như: Kinh phí trả phụ cấp thâm niên nhà giáo theo Nghị định số 54/2011/NĐ – CP của Chính phủ, kinh phí cấp bù học phí đối với học sinh thuộc đối tượng chính sách được miễn giảm học phí theo Nghị định số 49/2010/NĐ – CP.
Ngoài ra ngân sách còn dành một khoản kinh phí để hỗ trợ các trường đạt chuẩn quốc gia, trường vùng sâu, vùng xa, trường khó khăn với số kinh phí 100 triệu đồng/ trường.
Căn cứ nhiệm vụ, chỉ tiêu đào tạo, chỉ tiêu kế hoạch thu, chi ngân sách năm được giao, các đơn vị dự toán cấp I thực hiện phân bổ và giao dự toán thu, chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo đúng các quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ – CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước. Phương án phân bổ này phải được cơ quan tài chính thẩm định bằng văn bản thì Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp I, cơ quan chủ quản mới có cơ sở giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc, đồng thời gửi cơ quan tài chính, Kho bạc cùng cấp để giám sát quá trình thực hiện dự toán.
Đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Yên Dũng thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo quy định tại nghị định số 43/2006 và 16/2015/NĐ – CP, việc phân bổ và giao dự toán thu, chi ngân
sách nhà nước căn cứ vào nhiệm vụ được giao, phân loại sự nghiệp, dự toán kinh phí nhà nước đảm bảo hoạt động thường xuyên năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dự toán chi tiết theo 2 phần: Dự toán chi con người, dự toán chi khác.
Việc cấp phát kinh phí NSNN cho các đơn vị được thực hiện theo phương thức phân bổ hạn mức kinh phí, được cơ quan tài chính cấp 2 lần (lần 1 cấp 80 % tổng dự toán chi – cấp vào tháng 12 năm trước; lần 2: cấp phần còn lại và những điều chỉnh tăng giảm (nếu có ) vào tháng 11 năm tài chính.
- Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh
- Các khoản huy động từ nguồn tài trợ, quà biếu tặng…đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân: Các nguồn thu này phải được ghi chép, quản lý thống nhất qua hệ thống sổ sách kế toán và được chi tiêu, sử dụng theo thỏa thuận với các nhà tài trợ (nếu có) và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
- Huy động đầu tư cơ sở vật chất trường học: Các đơn vị khi vận động, quản lý, sử dụng khoản đóng góp này phải thực hiện theo đúng quy định bao gồm:
+ Thống nhất chủ trương và kế hoạch triển khai trong Ban giám hiệu, Hội đồng nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh;
+ Lập kế hoạch công việc nêu rõ mục đích, đối tượng hưởng lợi, hình thức huy động, cách thức tổ chức thực hiện, chất lượng sản phẩm... và dự trù kinh phí để thực hiện bao gồm dự kiến nguồn huy động, nội dung chi, định mức chi... Niêm yết công khai tối thiểu 7 ngày để tiếp thu ý kiến, hoàn chỉnh.
+ Báo cáo Sở Giáo dục và đào tạo để xin chủ trương và chỉ được tiến hành thực hiện khi có sự đồng ý của Sở, Phòng;
+ Báo cáo Phòng GD & ĐT (Các trường MN, TH, THCS) để xin chủ trương và được sự định hướng chỉ đạo của Phòng GD & ĐT;
+ Khi hoàn thành công việc, các đơn vị phải quyết toán công khai số kinh phí đã huy động và kết quả thực hiện với các tổ chức, cá nhân đã đóng góp kinh phí;
+ Quá trình vận động, quản lý, sử dụng kinh phí phải đảm bảo nguyên tắc: tự nguyện, đúng mục đích, dân chủ, công khai, minh bạch.
b.Dự toán chi
Căn cứ dự toán chi cả năm được giao và yêu cầu nhiệm vụ phải chi, đơn vị lập nhu cầu chi ngân sách, chi gửi KBNN nơi giao dịch và phòng TC & KH huyện. Chi tiết theo nhóm mục:
- Chi thanh toán cá nhân - Chi nghiệp vụ chuyên môn - Chi mua sắm, sửa chữa - Các khoản chi khác
Các khoản chi thanh toán cá nhân và các khoản chi có tính chất thường xuyên phải bố trí đều từng tháng trong năm để chi theo chế độ quy định. Những khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm như đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản có tính chất không thường xuyên khác phải thực hiện theo tiến độ đã ghi trong dự toán được giao, các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện dự toán chi theo chế độ, định mức chi tiêu ngân sách đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị thực hiện tự chủ và tiến độ, khối lượng thực hiện nhiệm vụ.
4.1.3. Thực hiện kế hoạch (hay dự toán) thu, chi
a. Thực hiện kế hoạch thu
Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp hay còn gọi là nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước bao gồm: thu học phí, các loại lệ phí được để lại cho tại đơn vị theo quy định, các hoạt động liên kết đào tạo, các loại dịch vụ cùng các nguồn thu hợp pháp khác.
Trước những yêu cầu đổi mới tài chính công hiện nay và đặc biệt là đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục thì đa dạng nguồn kinh phí là một hướng đi trung tâm của chiến lược đổi mới chính sách tài chính, nhằm đảm bảo khả năng phát triển bền vững về mặt tài chính của các đơn vị, tạo điều kiện cho các trường tăng nguồn thu ngoài NSNN.
Kết quả tài chính của các hoạt động sự nghiệp thể hiện qua Bảng 4.1 cho thấy nguồn thu ngoài ngân sách không ngừng tăng lên và chiếm tỷ lệ tương đói lớn trong tổng nguồn thu của các đơn vị.
Bảng 4.2. Cơ cấu nguồn thu ngoài NSNN của các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Yên Dũng
Chỉ tiêu Cấp học Mức thu theo khu vực miền núi (triệu đồng) Năm học 2012 – 2013 Năm học 2013 – 2014 Năm học 2014 – 2015 Số học sinh Thành tiền (triệu đồng) Số học sinh Thành tiền (triệu đồng) Số học sinh Thành tiền (triệu đồng) Mầm non 0,03 7.292 1.968 7.282 1.966 7.296 1.969 Tiểu học THCS 0,03 7.535 2.034 7.542 2.036 7.549 2.038 THPT 0,035 1.465 461 1.420 447 1.493 470 TTGDTX 0,035 411 129 425 133 429 135 Cộng X 16.703 4.594 16.669 4.583 16.767 4.613 Tỷ trọng trong tổng thu x x 69% x 67% x 70%
Nguồn: Phòng TC & KH huyện Yên Dũng (2014)
Từ khi thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ – CP và NĐ 16/2015/NĐ – CP của Chính phủ đối với các đơn vị sự nghiệp nói chung được chủ động trong xây dựng và quyết định các khoản thu. Theo đó các khoản phí, lệ phí theo quy định khung, mức thu cơ quan có thẩm quyền, các đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, đối tượng, nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định.
- Quản lý nguồn thu học phí
Việc thu và sử dụng học phí trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Yên Dũng thực hiện theo Nghị quyết số 09/2014/NĐ – HĐND ngày 11/7/2014 của HĐND tỉnh quy định về thu học phí năm học 2014 – 2015. Miễn, giảm, hỗ trợ chi phí học tập thực hiện theo thông tư liên tịch 20/2014/TTLT – BGD ĐT – BLĐTB&XH hướng dẫn Nghị định về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015 và Nghị định 74/2013/NĐ – CP.
Học phí được thu định kỳ hàng tháng; nếu học sinh tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cho cả kỳ học hoặc cả năm học. Các đơn vị có trách nhiệm tổ chức thu học phí của học sinh, khu thu phải cấp biên lai thu tiền cho từng học sinh. Biên lai thu học phí do các đơn vị trực tiếp mua tại chi cục thuế huyện, thành phố (bằng tiền học phí dành cho công tác quản lý thu, chi quỹ học phí). Các đơn vị sự nghiệp giáo dục có trách nhiệm tổ chức thu học phí và nộp Kho