Đối với quản lý nguồn thu
Một là, quản lý các nguồn thu tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Yên Dũng đã cơ bản tuân thủ các nguyên tắc, yêu cầu và các quy định của Nhà nước đối với nguồn thu từ NSNN và cả nguồn thu ngoài ngân sách.
Trong quá trình thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ – CP và sau này là Nghị định 43/2006, Nghị định số 16/2015/NĐ – CP của Chính phủ Quy định quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Yên Dũng đã tạo được những thay đổi đáng kể trong nhận thức. Việc ra quyết định, trong đó có các quyết địn về thu, chi mang tính chủ động và sát với thực tiễn hơn, do đó cũng thu được hiệu quả cao hơn. Trách nhiệm quyền hạn của người đứng đầu đơn vị và cán bộ quản lý thu, chi tài chính cũng được nâng lên, cụ thể là nguồn tài chính của các đơn vị huy động được ngày cảng phong phú đa dạng với quy mô ngày càng tăng góp phần bù đắp những thiếu hụt nguồn kinh phí của Ngân sách nhà nước và đáp ứng một phần nhỏ chi phí cho việc nâng cao thất lượng giáo dục toàn diện, cải thiện đời sống của cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Sau khi thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, bộ máy, biên chế và tài chính; phạm vi quyền tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp giáo dục đã từng bước khắc phục được cơ chế “hành chính hóa” trong các hoạt động dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp, bị động, ỷ lại vào sự hỗ trợ từ NSNN. Vì vậy các đơn vị đã phát huy tốt hơn tiềm năng, thế mạnh của mình mang lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động sự nghiệp, từng bước khai thác có hợp lý và hiệu quả cơ sở vật chất hiện có để tăng nguồn thu, tiết kiệm chi, chủ động trong sử dụng các nguồn kinh phí phù hợp với yêu cầu hoạt động của đơn vị. Các đơn vị đã chủ động nghiên cứu và xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với đặc điểm và nhiệm vụ của mỗi nhà trường.
Hai là, quá trình lập dự toán thu, chi hiện nay tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục đã chặt chẽ, phản ánh được đầy đủ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn ngoài ngân sách nhà nước, đáp ứng được các thông tin cần thiết để tống hợp và xây dựng dự toán.
Phân bổ và giao dự toán thu, chi ngân sách: Căn cứ vào dự toán NSNN cho GD & ĐT, Sở TC& KH chủ trì phối với Sở GD & ĐT, Sở Nội vụ liên quan thảo luận phân bổ dự toán thu, chi ngân sách cho giáo dục đào tạo trình UBND huyện quyết định. Cơ quan chủ quản, cấp NSNN huyện căn cứ quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch nhà nước hàng năm của UBND tỉnh, thực hiện giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc đảm bảo thời gian trước 31/12 của năm trước, tạo sự chủ động về nguồn kinh phí cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ.
Các đơn vị giáo dục, đào tạo đều có những quy định khá chặt chẽ về mức thu, đối tượng thu, phương thức quản lý và sử dụng các nguồn thu ngoài NSNN. Phần nào đáp ứng được yêu cầu quản lý thu, chi tài chính góp phần tích cực trong việc bổ sung nguồn thu của các nhà trường.
Ba là, việc thực hiện phân cấp quản lý thu, chi tài chính theo hướng tăng cường tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Yên Dũng được tổ chức mạnh mẽ
Điều này, đã tạo điều kiện về nguồn vốn cho hoạt động giáo dục đào tạo của các đơn vị sự nghiệp giáo dục có những chuyển biến tích cực.
Đối với quản lý chi
Một là, cũng như quản lý nguồn thu, quản lý quá trình chi tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang về cơ bản đã tuân thủ những nguyên tắc, đáp ứng yêu cầu và các quy định quản lý tài chính của Nhà nước đối với các khoản chi từ nguồn NSNN và nguồn ngoài NSNN, cả trong chi thường xuyên và chi không thường xuyên.
Hai là, “Quy chế chi tiêu nội bộ” của các đơn vị sự nghiệp giáo dục cơ bản được xây dựng hàng năm, công khai trước hội nghị cán bộ công chức, viên chức, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động trong chi tiêu, sử dụng kinh phí hợp lý, hiệu quả, đạt được những mục tiêu đề ra trong sử dụng các nguồn tài chính: Hiệu quả - tiết kiệm – đúng quy định
Việc sử dụng các nguồn kinh phí ngày càng hợp lý hơn theo hướng tăng tỷ trọng chi cho công tác chuyên môn, giảng dạy và học tập cũng như tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, từ đó chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên.
Dự toán chi của các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Yên Dũng được giao theo mục chi thường xuyên, với hai nội dung:
- Chi con người - Chi khác
- Tiết kiệm chi 6 tháng cuối năm 10%
Đối với dự toán chi thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao, các đơn vị sự nghiệp được điều chỉnh nội dung chi cho phù hợp với tình hình thực tế. Cuối năm ngân sách dự toán chi thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp chưa sử
dụng kết đơn vị được chuyển năm sau sử dụng tiếp. Do đó không còn hiện tượng chi chạy kinh phí cuối năm, các đơn vị không phải xin ý kiến cơ quan quản lý cấp trên về điều chỉnh nội dung các khoản mục chi để KBNN chấp nhận thanh toán, giảm bớt thủ tục hành chính, khuyến khích các đơn vị tiết kiệm chi, có điều kiện tăng thu nhập cho cán bộ giáo viên, tăng khả năng tích lũy nguồn lực thực hiện các kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo của đơn vị.
Ba là, công tác kiểm soát chi của hệ thống KBNN huyện Yên Dũng ngày càng chặt chẽ hơn
Các hình thức thanh toán qua KBNN được mở rộng đảm bảo thuận lợi cho các đơn vị, tránh gây ùn tắc trong thanh toán chi tiêu hiện nay. Tất cả các khoản chi ở đơn vị đều được kiểm soát qua KBNN, tăng cường kiểm soát số tiền mặt chi tiêu tại đơn vị đã rút tại KBNN. Vì vậy, đã góp phần hạn chế những vi phạm trong việc chấp hành và thực hiện các quy định của nhà nước trong việc chi tiêu và thanh toán các nguồn kinh phí đối với các đơn vị.
Bốn là,các đơn vị giáo dục, đào tạo và các cơ quan quản lý giáo dục đã thực hiện nghiêm túc công tác quyết toán thu, chi ngân sách đảm bảo thời gian quy định, đội ngũ cán bộ quản lý tài chính, trình độ công nghệ của các đơn vị được tăng cường.
Công tác kế toán ở các đơn vị về cơ bản đã thực hiện khá tốt các chính sách chế độ quy định, quản lý chi các nguồn kinh phí. Đối với hầu hết các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Yên Dũng đều đã có cán bộ làm công tác kế toán. Đội ngũ làm công tác kế toán cũng như cán bộ quản lý củ các trường những năm gần đây đã được ngành giáo dục tổ chức các khóa bồi dưỡng về nghiệp vụ kế toán, quản lý tài chính đối với chủ tài khoản và kế toán. 100% các đơn vị đều được trang bị phần mềm kế toán, quản lý tài sản, BHXH… theo những yêu cầu quản lý có tính đặc thù riêng của ngành, đã góp phần rất lớn trong việc đáp ứng yêu cầu của công tác quản ký tài chính nói chung và công tác kế toán nói riêng.