a. Kết quả thu được trong quá trình thực hiện khảo sát và phỏng vấn
Bảng 4.5. Kết quả đánh giá công tác hoạt động, giảng dạy của nhà trường
Chỉ tiêu Hiệu trưởng, hiệu phó, Kế toán, thủ quỹ (n = 4) Giáo viên giảng dạy tự đánh giá (n = 20 ) Phụ huynh học sinh tự đánh giá (n = 40)
1. Tự chủ tài chính và chính sách phân cấp quản lý
tài chính 2.75 2.56 2.5
2. Chính sách và công tác quản lý tài chính ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục
2.75 2.56 2.27
3. Năng lực lãnh đạo quản lý 2.75 2.46 2.45
4. Đầu tư cơ sở vật chất thiết bị học tập 2.25 2.55 2.65
5. Thu nhập, đầu tư của bậc phụ huynh học sinh 2.5 2.55 2.45
6. Năng lực, thành tích học tập của học sinh 2.5 2.46 2.65
7. Trình độ chuyên môn của giáo viên 2.55 2.65 2.5
8. Lương giáo viên và lãnh đạo 2.25 2.3 2.4
9. Môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội 2.75 2.35 2.45
10. Xu thế hội nhập và quá trình quốc tế hóa 2.5 2.6 2.46
Nguồn: Số liệu điều tra ( 2015)
Qua kết quả thu được từ khảo sát và phỏng vấn Bảng 4.4 thì những yếu tố được xác định có ảnh hưởng đến kết quả và chất lượng giáo dục gồm:
- Trình độ chuyên môn của giáo viên, năng lực quản lý, năng lực học sinh, quy trình đánh giá, thành tích học tập của học sinh; cơ sở vật chất thiết bị học tập của nhà trường; đầu tư của nhà nước, thu nhập và đầu tư của các gia đình cho học tập của con cái... Trong đó nhân tố ảnh hướng lớn nhất đến chất lượng giáo
dục là trình độ giáo viên, lương giáo viên, hiệu quả lãnh đạo trên 81% giáo viên và lãnh đạo các trường tham gia khảo sát đều chủa gia cho rằng các nhân tố khác như nhập của gia đình học sinh, sự đánh giá, kỳ vọng cao tới thành tích học tập của học sinh có ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
- Kết quả phỏng vấn cho thấy: Việc phân bố nguồn lực dựa trên nhu cầu của nhà trường có ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Các hiệu trưởng cho rằng quyền tự chủ chính là việc được chủ động trong việc quyết định sử dụng các nguồn lực tài chính dựa trên nhu cầu của nhà trường. Các Chủ tài khoản và kế toán nhà trường cảm thấy quyền tự chủ cho họ nhiều quyền hơn trong việc ra các quyết định về tài chính cho các nhiệm vụ, hoạt động của nhà trường một cách kịp thời chủ động song cũng gắn vào đó nhiều trách nhiệm cao hơn. Kinh phí ngân sách cấp cho các trường và nguồn thu học phí (không tính kinh phí ngân sách cấp tăng cường cơ sở vật chất cho các trường theo dự án), chủ yếu sử dụng cho việc trả lương giáo viên, chi tiền lương và các khoản lương chiếm từ trên 80% tổng kinh phí.
- Nhìn chung tỷ lệ ý kiến của các đối tượng được phỏng vấn ở các trường đều cho rằng tăng cường và giao quyền tự chủ về tài chính, cũng như thực hiện phân cấp mạnh quản lý tài chính cho các cơ sở giáo dục có sự ảnh hưởng mạnh đến chất lượng giáo dục chiếm hơn 75 % và có ảnh hưởng rất nhiều là 60%. Khi các cơ sở giáo dục được tự chủ trong việc phân bổ và quyết định chi theo tình hình thực tế nhiệm vụ của đơn vị mình, nhà trường sẽ đầu tư nhiều hơn phát triển chuyên môn.
- Về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học mới, cả 02 trường đều đảm bảo cơ sở vật chất cơ bản theo quy định và các thiết bị cần thiết phục vụ cho nhu cầu học tập cảu học sinh như phòng học và các phòng chức năng, phần mềm kế toán... Trường TTGDTX tuy mới được thành lập từ năm 1996 đến nay nhưng đã được các cơ quan, ban ngành quan tâm đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Mặc dù cơ sở vật chất không ảnh hưởng đến kết quả và chất lượng đào tạo nhưng nó ảnh hưởng lớn đến kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin , học ngoại ngữ và kỹ năn thực hành của học sinh.
Bảng 4.6. Cơ cấu chi từ NSNN và nguồn học phí của các trường, năm 2014
Tên đơn vị Tổng KP (nghìn đồng) Chi con người (Lương, các khoản đóng góp) (triệu đồng) Chi chuyên môn, nghiệp vụ (triệu đồng) Chi tăng cường CSVC (Nghìn đồng) Chi khác KP tiết kiệm chi tăng thu nhập, phúc lợi ở đơn vị (triệu đồng) So sánh với năm trước 2013 (tăng, giảm) (%) MN Tiền Phong 2.475 2.275 27 29 140 4 6,8% Nguồn NSNN cấp 2.460 2.269 25 22 140 4 4,8% Nguồn thu học phí 15 6 2 7 2% TH Nội Hoàng 2.353 2.197 17 14 120 5 6,5% Nguồn NSNN cấp 2.353 2.197 17 14 120 5 6,5% THCS Nội Hoàng 4.047 3.843 47 66 184 7 7,3% Nguồn NSNN cấp 3.987 3.719 33 44 184 7 5% Nguồn thu học phí 60 24 14 22 1,8% THPT Yên Dũng 1 3.998 3.664 57 89 173 12 8% Nguồn NSNN cấp 3.913 3.630 37 61 173 12 5% Nguồn thu học phí 85 34 23 28 3% TTGDTX 3.469 3.208 35 67 150 9 12% Nguồn NSNN cấp 3.424 3.190 30 45 150 9 7% Nguồn thu học phí 45 18 5 22 5% Nguồn: Phòng TC & KH (2014) - Cán bộ lãnh đạo quản lý của các đơn vị đều đủ kiến thức và kỹ năng trong việc điều hành quản lý đơn vị nói chụng và quản lý thu, chi tài chính nói riêng. Vì hiệu trưởng là người có trách nhiệm trực tiếp với nguồn tài chính: huy động, phân phối, quản lý thu, chi tài chính trong đơn vị nhà trường, có mối quan hệ với ngân hàng, kho bạc và các nhà tài trợ; thường xuyên theo dõi đôn đốc thủ quỹ thực hiện việc thu, chi và kiểm quỹ tiền mặt theo đúng quy định; ký
duyệt dự toán, thanh quyết toán thu, chi, các hồ sơ tài chính... là người đứng đầu đơn vị, thực hiện việc ra các quyết định về chuyên môn cũng như các quyết định về quản lý sử dụng nguồn tài chính để đem lại hiệu quả cao nhất.
- Cán bộ kế toán, thủ quỹ của nhà trường đều đảm bảo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ tài chính, có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện nhiệm vụ, đã góp phần tham mưu đắc lực cho lãnh đạo nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch tài chính, phân bổ nguồn lực tài chính đảm bải thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, chấp hành các chính sách và chế độ của nhà nước, các quy định tài chính kế toán hiện hành. Tham mưu xây dựng mức chi tiêu trong đơn vị, phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí, vốn, quỹ ở nhà trường.
- Quản lý nguồn thu tại các trường + Thu học phí
Mức thu học phí tại các trường đều được thông báo công khai tại các cuộc họp phụ huynh học sinh đầu mỗi năm học. Các trường thực hiện mức thu theo đúng quy định của nhà nước và của cấp trên, hồ sơ chứng từ đều được kaoah đầy đủ, chi tiết, lưu trữ đúng quy định. Việc cấp biên lai thu học phí được dùng theo đúng quy định. Toàn bộ số học phí thu được tại đơn vị phải nộp vào tài khoản tiền gửi của đơn vị tại KBNN nơi đơn vị giáo dịch và sau khi hoàn thành đầy đủ các thủ tục, chứng từ, kiểm tra đối chiếu số học sinh và số thu thực tế, các trường thực hiện theo đúng quy định của nhà nước. Các khoản thu, chi học phí về cơ bản đã bảo đảm quyđịnh, tập hợp đầy đủ trong báo cáo tài chính quý, năm của các trường.
+ Tiền học thêm, trông xe: các đơn vị đã thực hiện theo đúng quy định về hồ sơ sổ sách, và được hạch toán vào báo cáo tài chính quý, năm theo quy định của HĐND tỉnh Bắc Giang quy định.
+ Tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể... tất cả các trường đều tổ chức thu hộ. Đảm bảo mức thu theo quy định
+ Các khoản đóng góp tự nguyện
Ngoài các khoản thu đã nêu trên, các đơn vị sự nghiệ còn được phép nhận các khoản hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân (bằng tiền hoặc hiện vật). Các nguồn thu này chưa thực sự được ghi chép, quản lý thống nhất qua hệ thống sổ sách kế toán. Song việc chi tiêu, sử dụng có sự thống nhất theo sự thỏa
thuận với các nhà tài trợ, hội phụ huynh học sinh nhà trường trong biên bản họp đầu năm mỗi học kỳ. “Quy chế chi tiêu nội bộ” của các đơn vị đều không quy định cụ thể việc quản ký và sử dụng nguồn thu này.
Đối với khoản huy động nguồn đóng góp của tổ chức cá nhân để tăng cường cơ sở vật chất trường học; các đơn vị khi thực hiện vận động, quản lý, sử dụng nguồn kinh phí này chưa thực hiện đúng quy định:
+ Chưa lập kế hoạch công việc nêu rõ mục đích, đối tượng hưởng lợi, hình thức huy động, cách tổ chức thực hiện, chất lượng sản phẩm,....và dự trù kinh phí để thực hiện bao gồm dự kiến nguồn huy động, nội dung chi, mức chi. Niêm yết công khai ở đơn vị để tiếp thu ý kiến .
- Quản lý chi tại các trường
Các trường đã giành 40% số kinh phí được sử dụng từ học phí để chi lương sau khi đã trừ khoản chi cho công tác quản lý thu, chi theo quy định.
Các khoản chi thường xuyên từ nguồn NSNN cấp theo định mức, các đơn vị đều lập dự toán chi tiết, có cơ sở thuyết minh theo quy định, các định mức chi tiêu được cụ thể hóa trong “Quy chế chi tiêu nội bộ”. Song bên cạnh đó một số nội dung chi chưa được quy định cụ thể, công khai trong quá trình điều hành, chỉ đạo chi trong đơn vị của Chủ tài khoản – hiệu trưởng nhà trường.
Do nguồn lực tài chính của các trường không đa dạng, chủ yế từ nguồn học phí và các khoản chi phí khác do cha mẹ học sinh chi trả (nội dung này chỉ có các bản báo cáo thu, chi công khai trong Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh và các lớp khi học phụ huynh tổng kết học kỳ, cuối năm học) Các trường không thống kê và hạch toán vào hệ thống sổ sách báo cáo kế toán. Mặc dù nguồn NSNN cấp eo hẹp chưa đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất nhưng các trường cũng có những cố gắng trong quá trình điều hành quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ nhưng tiết kiệm chi .
- Đánh giá hiệu quả chi
- Dùng phiếu điều tra kinh tế về quản lý chi: Công việc này được tiến hành sau khi đã lựa chọn được người phụ trách tài chính gồm chủ tài khoản và kế toán của 25 đơn vị trường học cấp I, II, III, TTGDTX trên địa bàn huyện Yên Dũng. Mục đích của điều tra, nhằm thu thập các thông tin về lập dự toán, thực hiện và quyết toán cùng những yếu tố, nhân tố ảnh hưởng và tác động tới quản lý thu, chi tài chính của các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Yên Dũng.
Đối với công tác quản lý quyết toán cấp huyện: Trong những năm qua, quyết
toán ngân sách lập đều chậm không đảm bảo thời gian quy định của Luật Ngân sách nhà nước và kéo dài trong suốt 3 năm chưa được khắc phục. Nguyên nhân của việc nộp báo cáo quyết toán chậm được thể hiện qua số liệu của kết quả điều tra tại Bảng Bảng 4.7
Bảng 4.7. Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời nguyên nhân của việc lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách chậm
Nguyên nhân Số ý kiến Tỷ lệ %
Trình độ năng lực kế toán còn yếu kém 37/50 74
Thiếu tinh thần trách nhiệm 43/50 86
Văn bản hướng dẫn không rõ ràng 11/50 22
Khối lượng công việc nhiều 27/50 54
Khác 6/50 12
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015)
Có 86% ý kiến cho rằng do thiếu tinh thần trách nhiệm; 74% ý kiến là do trình độ năng lực của kế toán còn yếu kém, 54% ý kiến là do khối lượng công việc nhiều, 22% ý kiến do văn bản hướng dẫn không rõ ràng và 12% ý kiến là do lý do khác.
Thật vậy, ở cấp huyện đã phân tích chi tiết ở bảng 4.17 tình hình đội ngũ cán bộ quản lý NS ở huyện thì bên cạnh đó kế toán thuộc các đơn vị sự nghiệp khối các trường Tiểu học phải kiêm nhiệm thêm công tác Hành chính, kế toán khối các trường THCS phải kiêm công tác văn thư. Phòng Tài chính - kế hoạch là cơ quan thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao về lập, thẩm định quyết toán ngân sách lại thiếu về biên chế (Biên chế được giao từ 10 đến 12 nhưng thực tế chỉ có 8 biên chế), tuy cán bộ được tuyển dụng toàn trình độ đại học nhưng lại thiếu kinh nghiệm công tác thực tiễn do mới được tuyển dụng 04/08. Ngoài ra còn có kế toán thiếu tinh thần trách nhiệm trông thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao. Mặc dù Luật ngân nhà nước đã có quy định và chế tài xử phạt đối với những đơn vị nộp báo cáo không đúng thời gian quy định nhưng chế tài xử phạt chưa nghiệm chỉ tạm dừng cấp phát kinh phí chi thường xuyên và xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực kế toán cho nên việc nộp báo cáo quyết toán chậm kéo dài trong suốt 3 năm chưa được khắc phục đòi hỏi phải có giải pháp để thực hiện trong những năm tiếp theo.
- Số liệu giữa kế hoạch ngân sách và số liệu quyết toán thực tế cho thấy, hàng năm luôn phải điều chỉnh mức dự toán so với ban đầu bằng dự toán bổ sung với tỉ lệ rất cao (dao động từ 31,77- 58,5% đối với chi đầu tư XDCB và 20,98- 22,45% đối với chi thường xuyên). Như vậy, số liệu quyết toán cuối năm lại phản ánh kết quả thực thi ngân sách không tuân thủ dự toán; với chi đầu tư XDCB, quyết toán cuối năm luôn đạt tỉ lệ thấp hơn dự toán (năm 2013 chỉ đạt có 74,3% so với kế hoạch), ngược lại quyết toán cuối năm của chi thường xuyên lại luôn cao hơn dự toán (từ 100,7-102,7%) (Bảng 4.8).
Bảng 4.8. Cơ cấu chi nguồn NSNN giữa dự toán dự toán bổ sung với kết toán cuối năm từ 2012-2014
Nội dung chi
2012 2013 2014 Dự toán bổ sung (%) Kết toán cuối năm (%) Dự toán bổ sung (%) Kết toán cuối năm (%) Dự toán bổ sung (%) Kết toán cuối năm (%) Chi sự nghiệp giáo dục 31,77 99,60 38,84 74,30 58,5 97,00 Chi thường xuyên 22,45 102,70 20,98 101,20 26,62 100,70
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Yên Dũng (2014)
Điều này đã phản ánh tính tuân thủ ngân sách không cao, làm mất hiệu lực của việc xây dựng kế hoạch chi của các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Yên Dũng. Như vậy, công tác lập, phân bổ dự toán và tính thực thi ngân sách tại Yên Dũng có hiệu quả chưa cao.
- Đánh giá công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước
Qua điều tra đánh giá về công tác quản lý thu, chi tài chính của các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Yên Dũng có liên quan đến các nội dung từ khâu lập và phân bổ dự toán, chấp hành dự toán đến khâu quyết toán, kết quả đánh giá thu được như sau: Bảng 4.9
Bảng 4.9. Đánh giá về công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước
Mức độ
Lập, phân bổ DT thu, chi Ngân sách
Thực thi ngân sách
Quyết toán ngân sách
Số ý kiến % Số ý kiến % Số ý kiến %
Rất tốt 14 28 17 34 13 26
Tốt 29 58 28 56 32 64
TB 7 14 5 10 5 10
Kém 0 0 0 0 0 0
Rất kém 0 0 0 0 0 0
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015)
Trên 50% số ý kiến cho rằng việc thực hiện các khâu của quy trình quản lý thu, chi tài chính đạt mức tốt.
Không có ý kiến nào đánh giá đạt mức độ kém và rất kém.