Kiến nghị 95

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu, chi của các đơn vị sự nghiệp giáo dục tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 107 - 118)

5.2.1. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành trung ương, tỉnh Bắc Giang

Để đảm bảo việc quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính đối với sự nghiệp công lập có ý nghĩa. Cùng với xu hướng giao quyền tự chủ tài chính gắn liền với trách nhiệm nhiều hơn cho các đơn vị sự nghiệp công lập thì việc đánh giá hiệu quả trong quản lý thu, chi tài chính lại càng cần thiết. Đề nghị Chính phủ sớm ban hành các văn bản quy định tiêu chí cụ thể, hệ thống đáng giá kết quả hoạt động thích hợp để đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng hoạt động sự nghiệp công lập của các đơn vị khi được giao quyền tự chịu trách nhiệm làm căn cứ hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

Đề nghị ban hành khung học phí theo từng năm học và ban hành mức thu của từng ngành nghề đào tạo để làm cơ sở pháp lý cho các địa phương, các

trường đào tạo dễ dàng áp dụng thực hiện cũng như đảm bảo mặt bằng tương đối về mức thu học phí giữa các địa phương và giữa các trường đào tạo.

Các bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về mọi nguồn tài chính trong ngân sách và ngoài ngân sách. Phối hợp với nhau kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chỉ tiêu ngân sách dành cho giáo dục đào tạo đối với các ngành, các địa phương.

Định mức phân bổ ngân sách cho giáo dục đào tạo phải gắn với tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo (giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất…) từ đó làm rõ trách nhiệm chia sẻ chi phí đào tạo giữa nhà nước và người học ở giáo dục nghề nghiệp… Bộ tài chính phối hợp với Bộ GD & ĐT hoàn thiện hệ thống định mức ngành giáo dục đào tạo (Một số định mức giáo dục đào tạo hiện nay còn không phù hợp với thực tế), điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quản lý ngân sách giáo dục đào tạo, là căn cứ cơ bản để phân bổ nguồn lực một cách hợp lý và chính xác.

Bộ Nội Vụ xây dựng và trình thủ tướng chính phủ quyết định thành lập một số tổ chức kiểm định và đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp. Sửa đổi Nghị định 71/2003/NĐ – CP ngày 19/06/2003 của Chính Phủ về phân cấp quản lý biên chế sự nghiệp cho phù hợp với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục. Giao cho các địa phương được quyền quyết định thành lập và chuyển dần một số cơ sở công lập sang loại hình ngoài công lập nhằm đa dạng hoá các loại hình, các hình thức hoạt động và sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao đồng thời huy động được các tiềm năng và nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển khu vực này.

5.2.2. Kiến nghị với huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

Triển khai và cụ thể hóa kịp thời các chủ trương chính sách chế độ về quản lý thu, chi tài chính trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Tiếp tục đầu tư các nguồn lực cho giáo dục, đặc biệt là nguồn lực tài chính, tăng cường đầu tư phát triển, đầu tư trọng điểm cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục;

Công tác lập kế hoạch, phân bổ nguồn thu, nhiệm vụ chi.

Tăng cường công tác kiểm tra, thực hiện trách nhiệm của đơn vị chủ quản trong công tác quản lý của ngành.

Thực hiện chức năng phối kết hợp trong công tác kiểm tra giám sát quá trình thực hiện quản lý thu, chi trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

Tăng cường khoán chi quản lý hành chính, giao quyền tự chủ tài chính đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp; nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị sử dụng NS để từng bước sử dụng NSNN được hiệu quả, công khai, tăng thu nhập cho cán bộ công chức; mở rộng thí điểm khoán chi cho cấp xã theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Thực hiện đồng bộ giữa giao quyền tự chủ về tài chính, NS với tự chủ về tổ chức, biên chế. Căn cứ vào sự cần thiết, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp hàng năm NSNN sẽ tính toán cấp một lượng kinh phí cố định dưới hình thức Nhà nước đặt hàng cho đơn vị hành chính, sự nghiệp đó. Với một lượng kinh phí như vậy, thủ trưởng đơn vị sử dụng NS được quyền chủ động tuyển dụng, bố trí lao động, sắp xếp tổ chức bộ máy sao cho đảm bảo hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất. Tiến tới các đơn vị sự nghiệp có thu sẽ phải tổ chức hạch toán doanh thu, chi phí, tính toán hiệu quả kinh tế, xác định lãi lỗ, thành lập các quĩ khen thưởng, phúc lợi như các doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị đáp ứng các tiêu chuẩn do nhà nước qui định. Từng bước cải cách thủ tục hành chính trong quản lý, điều hành NSNN tránh cơ chế "xin - cho".

Sau thời gian công tác tại huyện Yên Dũng, được sự giúp đỡ của các cán bộ trong Phòng Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc NN huyện, Hiệu trưởng, kế toán các trường và sự hướng dẫn tận tình của PGS-TS Phạm Văn Hùng em đã hoàn thành luận văn của mình với đề tài “Quản lý thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục

trên địa bàn huyện Yên Dũng, Tỉnh Bắc Giang”. Trong quá trình làm luận văn em

đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học ở trường và tranh thủ ý kiến đóng góp của những người làm thực tế, qua đó đưa ra một số giải pháp cơ bản để góp phần hoàn thiện công tác quản lý thu, chi.

Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về kinh nghiệm và thời gian nên luận văn này còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ bảo để có thể tiếp thu và bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ cho công tác sau này.

Một lần nữa, Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phạm Văn Hùng - người đã trực tiếp hướng, Em cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ thuộc Phòng Tài chính - Kế hoạch và Kho bạc NN huyện Yên Dũng, Hiệu trưởng, kế toán các trường, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tận tình để em có thể hoàn thành tốt luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ GD & ĐT (2009). Báo cáo đánh giá tác động của Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục năm 2009 – 2014;

2. Bộ GD & ĐT (2011). Thông tư 55/2011/TT – BGD &ĐT ngày 22/11/2011 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;

3. Bộ Tài Chính (2006). Thông tư số 17/2006/TT – BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;

4. Bộ Tài Chính (2007). Thông tư số 14/2007/TT – Bộ Tài Chính ngày 08/03/2007 về hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện công tác y tế trong các trường học; 5. Bộ Tài Chính (2010). Thông tư 185/2010/TT – BTC ngày 15/11/2010 của Bộ tài

chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

6. Bộ Tài chính (2012). Thông tư 161/2012/TT – BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước;

7. Bộ Tài chính (2013). Thông tư số 08/2013/TT – BTC ngày 10/01/2013n của Bộ Tài Chính về hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ kho bạc (TABMIS);

8. Bộ Tài Chính (2015). Cổng thông tin điện tử support@mof.gov.vn;

9. Chính phủ (2009), Đề án đổi mới cơ chế quản lý tài chính giáo dục năm 2009 – 2014;

10. Chính phủ (2009). Nghị định số 62/2009/NĐ – CP ngày 27/7/2009 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; 11. Chính Phủ (2013), Chỉ thị số 02/CT – TTg về đổi mới căn bản, toàn diện giáo

dục và đào tạo;

12. Chính phủ (2014). Thông tư liên tịch số 20/2014/TTLT – BGDĐT – BTC – BLĐTB & XH hướng dẫn nghị định số 49/2010/NĐ – CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học sinh hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015;

13. Chính phủ (2015). Nghị định số 16/2015/NĐ – CP ngày 14/2/2015 của Thủ tướng chính phủ qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; 14. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang, BacGiang.gov.vn;

15. Cổng thông tin điện tử huyện Yên Dũng. Yendung.gov.vn;

16. HĐND tỉnh Bắc Giang (2011). Nghị quyết số 19/2011/NQ – HĐND của Hội đồng nhân dân tỉn Bắc Giang quy định mức thu học phí trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp,giáo dục đại học công lập tỉnh Bắc Giang từ năm học 2011 – 2012 đến năm học 2014 – 2015;

17. HĐND tỉnh Bắc Giang (2013). Nghị quyết số 23/2013/NQ – HĐND ngày 11/12/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang về dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ dự toán năm 2014;

18. HĐND tỉnh Bắc Giang (2014). Nghị quyết số 09/2014 – HĐND ngày 11/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định mức thu học phí trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm học 2014 – 2015; 19. Kho bạc nhà nước huyện Yên Dũng (2014). Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện

nhiệm vụ năm 2014

20. Nguyễn Thị Trúc Mai (2014). Hoàn Thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệ giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. Tr.35 – 50;

21. Phòng Tài chính kế hoạch (2012, 2013, 2014). Báo cáo tổng hợp số cấp dự toán của Phòng Tài chính kế hoạch, năm 2012, 2013, 2014;

22. Phòng Nội vụ huyện Yên Dũng (2014). Báo cáo thống kế tình hình đội ngũ năm 2015;

23. Phòng GD & ĐT huyện Yên Dũng (2012, 2013, 2014). Báo cáo tổng kết năm học 2012 – 2013, 2013 – 2014

24. Quốc hội (2003), Luật NSNN do Quốc Hội khóa 13 ban hành ngày 25/06/2015; 25. Quốc hội (2003), Luật kế toán số 03/2003/QH11 và Luật kế toán sửa đổi số

88/2015/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017;

26. Sở GD & ĐT tỉnh Bắc Giang (2014). Công văn số 733/SGD& ĐT – KHTC ngày 10/2014 của Sở giáo dục và đào tạo về hướng dẫn thu, quản lý, sử dụng các khoản thu trong các cơ sở giáo dục công lập năm học 2014 – 2015;

27. Trường Tiều học Nội Hoàng (2014), Báo cáo quyết toán năm 2014; 28. Trường Mầm non Tiền Phong (2014). Báo cáo quyết toán năm 2014;

29. Trường THPT Yên Dũng 1 (2014). Báo cáo quyết toán năm 2014; 30. Trường THCS Nội Hoàng (2014). Báo cáo quyết toán năm 2014;

31. Trường TTGDTX huyện Yên Dũng (2014). Báo cáo quyết toán năm 2014; 32. Tăng Bình và Ngọc Tuyền (2015). Tài liệu bồi dưỡng: Năng lực quản lý tài

chính dành cho chủ tài khoản & kế toán trưởng trong các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp. Nhà xuất bản tài chính;

33. UBND tỉnh Bắc Giang (2012). Quyết định số 455/2012/QĐ – UBND ngày 25/12/2012 của UBND tỉnh Bắc Giang quy định việc dạy thêm, học thêm; 34. UBND huyện Yên Dũng (2012, 2013, 2014). Báo cáo tổng kết tình hình thực

hiện nhiệm vụ từ năm 2012 đến năm 2014;

35. Vũ Kim Chung (2014). Giải pháp tăng cường quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục trung học phổ thông tỉnh Hải Dương;

PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA Về công tác quản lý thu, chi

Tên đơn vị sử dụng NS: ……….. Mã số đơn vị sử dụng NS: ………

1.Họ và tên cá nhân được hỏi ý kiến:... - Giới tính: Nam Nữ

2. Nơi ở hiện nay: ... 3. Đơn vị công tác: ... 4. Chức vụ: ... 5. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

Trung cấp Cao đẳng Đại học Thạc sĩ - Hình thức đào tạo

Chính quy Tại chức

- Hiện nay có làm việc đúng chuyên môn được đào tạo Có Không 6. Số năm vào ngành:………

7. Thời gian giữ chức vụ hiện tại: ………..

Xin ông (bà) vui lòng cho biết một số thông tin sau: I/ Về Dự toán NS

1. Ông (bà) đánh giá như thế nào về công tác lập, phân bổ dự toán thu, chi NS và các khoản khác (Xin đánh dấu X vào 1 ô thích hợp)

Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém

2. Theo ông (bà) trong lập dự toán, phân bổ chi NS còn một số nhiệm vụ chi chưa đúng với định mức nguyên nhân do đâu? (có thể chọn nhiều mục để đánh dấu

X)

Do định mức phân bổ thấp, chưa phù hợp

Do người làm công tác phân bổ chưa nắm đầy đủ những quy định của định mức Khác (nêu cụ thể) …...………

3. Theo ông (bà) trong lập dự toán thu, chi NS và các khoản khác hiện nay vẫn còn tình trạng lập dự toán chưa sát với thực tế nguyên nhân do đâu? (có thể

Thời gian lập dự toán bị giới hạn

Chưa căn cứ vào tình hình thực hiện của những năm liền kề và nhiệm vụ của năm kế hoạch

Năng lực của người được giao nhiệm vụ lập dự toán còn hạn chế Chưa lường trước được những nhiệm vụ phát sinh trong năm Khác (nêu cụ thể) ...………

II/ Về quản lý thu, chi tác chính ở các đơn vị sự nghiệp giáo dục

4. Ông (bà) đánh giá như thế nào về công tác quản lý thu, chi tài chính ở

các đơn vị sự nghiệp giáo dục hiện nay tại huyện Yên Dũng (Xin đánh dấu X vào 1 ô

thích hợp)

Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém

5. Ông (bà) đánh giá như thế nào về công tác chấp hành chi NS và các khoản khác của các đơn vị sự nghiệp giáo dục? (Xin đánh dấu X vào 1 ô thích hợp)

Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém

6. Theo ông (bà) phương thức cấp phát chi NS hiện nay đã thuận tiện cho việc giao dịch thanh toán kinh phí chi NS chưa?

Rất thuận tiện Thuận tiện Chưa thuận tiện

7. Hiện nay còn 05 hình thức cấp phát (1. Dự toán, 2. Giao tự chủ, 3. Lệnh chi; 4. Ghi thu ghi chi, 5. Hạn mức vốn) theo ông (bà) có cần giảm hình thức cấp

phát nào không?

Giữ nguyên (nếu chọn thì chuyển câu 8)

Có thể giảm hình thức (có thể chọn nhiều mục để đánh X) Dự toán

Giao tự chủ Lệnh chi Ghi thu ghi chi Hạn mức vốn XDCB

8. Theo Ông (bà) tại sao còn có tình trạng đơn vị sự nghiệp giáo dục tăng thu các khoản thu với quy định của nhà nước (có thể chọn nhiều mục để đánh dấu X)

Do định mức phân bổ cho các nhiệm vụ chi thấp.

Một số nhiệm vụ cấp trên giao nhưng không giao kinh phí để thực hiện. Do chưa nắm được quy định của nhà nước.

9. Theo ông (bà) nguyên nhân của việc chấp hành chi NS và các khoản chi xã hội hóa chưa đúng quy định là do đâu? (có thể chọn nhiều mục)

Do chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định chưa phù hợp

Do năng lực quản lý của chủ tài khoản, trình độ kế toán đơn vị sử dụng NS chưa đáp ứng được yêu cầu

Do cấp chậm nguồn NS

Do văn bản hướng dẫn thường xuyên thay đổi các đơn vị chưa nắm bắt kịp Do công tác kiểm tra, kiểm soát chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên

Công tác phối hợp giữa các phòng ban liên quan chưa chặt chẽ, chưa thống nhất Do thiếu sự hướng dẫn của cơ quan quản lý về chuyên môn nghiệp vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu, chi của các đơn vị sự nghiệp giáo dục tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 107 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)