một số địa phương trong cả nước
Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh
Thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và Nghị định 16/2015/NĐ – CP
của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, ngành giáo dục đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã làm tốt công tác triển khai, hướng dẫn tập huấn, phê duyệt, thanh tra kiểm tra và sơ kết đánh giá nhân rộng mô hình trường công lập tự chủ tài chính theo quy định của Chính phủ. Đến nay tất cả các trường công lập trên địa bàn thành phố đã thực hiện quản lý thu, chi tài chính theo cơ chế tự chủ, toàn ngành đã giải quyết cơ bản tình trạng kế toán trường học chưa đạt yêu cầu đào tạo, thiếu cập nhật hệ thống văn bản pháp quy, từng bước khắc phục tình trạng kế toán thiếu chủ động và thiếu trách nhiệm trong việc tham mưu giải quyết đúng nguyên tắc và các chế độ chính sách tài chính tại đơn vị (Vũ Kim Chung, 2014).
Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh
Tỉnh Bắc Ninh cũng đã tiến hành khoán biên chế và khoán chi hành chính cho các cơ quan Nhà nước theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP và cho các đơn vị sự nghiệp có thu theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Kết quả cho thấy các đơn vị được giao khoán đã chủ động trong khai thác tối đa nguồn thu, quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả kinh phí được NS cấp và kinh phí được chi từ nguồn thu để lại. Tỉnh đã chủ động sắp xếp bộ máy bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.
Tuy nhiên công tác quản lý chi của các đơn vị sự nghiệp giáo dục tỉnh Bắc Ninh cũng còn những khó khăn, hạn chế đó là: Định mức chi NS chưa được điều chỉnh cho phù hợp với biến động của thị trường dẫn đến việc bổ sung ngoài dự toán vẫn còn xẩy ra, hầu hết các sự nghiệp đều phải bổ sung mặc dù cuối năm
vẫn phải chi chuyển nguồn sang năm sau (9%). Cơ cấu phân bổ vốn chi đầu tư phát triển chưa hợp lý, mức thấp (chiếm 23% tổng chi NS địa phương) (Nguyễn Thị Trúc Mai, 2014).
Kinh nghiệm tỉnh Hải Dương
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII) và các chủ trương của Đảng, Nhà nươc về định hướng chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Hải Dương đã đạt được những kết quả quan trọng góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội địa phương nói riêng và cả nươc nói chung.
Để đạt được những kết quả trên, tỉnh ủy, UBND tỉnh Hải dương đã chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý tỉnh Hải Dương đến 2020 gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm anh ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý theo từng cấp học và trình độ, ngành nghề đào tạo năng lực thực tế.
Thực hiện tốt chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý. Việc tuyển dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo phải trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả công tác.
Thực hiện các chế độ khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Đảm bảo ngân sách chi chi giáo dục và đào tạo theo kế hoạch của trung ương, địa phương, bao gồm cả kế hoạch thực hiện các đề án phát triển giáo dục, đào tạo đã được tỉnh phê duyệt; chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Bảo đảm đủ kinh phí hoạt động chuyên môn cho các cơ sở giáo dục, đào tạo công lập.
Đối với giáo dục mầm non và phổ thông, tỉnh ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng,phát triển các cơ sở giáo dục công lập và có cơ chế hỗ trợ để đảm bảo từng nước hoạt thành mục tiêu phổ cập theo luật định. Khuyến khích phát triển các loại hình trường ngoài công lập ở ngành học mầm non đáp ứng nhu cầu xã hội về
giáo dục chất lượng cao ở khu vực đô thị (Vũ Kim Chung, 2014).