Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu, chi của các đơn vị sự nghiệp giáo dục tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 45 - 46)

- Thuận lợi

Yên Dũng là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Giang, gồm 19 xã và 2 thị trấn. Trung tâm huyện lỵ cách thành phố Bắc Giang 16 km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 60km theo quốc lộ 1A. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là trên 19.000hecta, dân số khoảng 136.000 người…

Ngoài tiềm năng phát triển nông nghiệp, thủy sản, với vị trí nằm sát thành phố Bắc Giang, nằm liền kề với khu tam giác kinh tế phía Bắc và gần các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Ninh; trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng, huyện Yên Dũng được xác định là một trong 04 huyện, thành phố trọng điểm của tỉnh Bắc Giang trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. Cùng với sự nghiệp phát triển đất nước sau hơn 20 năm đổi mới, huyện Yên Dũng đã phát huy được vai trò tiền phong là hạt nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt cao, công nghiệp, dịch vụ phát triển khá mạng, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

Nhằm khai thác hiệu quả lợi thế này trong phát triển kinh tế, những năm qua Huyện ủy, UBND huyện đã tranh thủ sự quan tâm, ủng hộ của Trung ương, của tỉnh Bắc Giang, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt cao, công nghiệp, dịch vụ phát triển khá mạnh, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

Nhằm khai thác hiệu quả lợi thế này trong phát triển kinh tế, những năm qua Huyện ủy, UBND huyện đã tranh thủ sự quan tâm, ủng hộ của Trung ương, của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, điển hình như khu công nghiệp Song Khê – Nội Hoàng và các cụm công nghiệp như: thị trấn Neo, Tân Dân, Nội Hoàng và cụm công nghiệp làng nghề Đông Thượng – Lãng Sơn …

Nhờ đó mà những năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện Yên Dũng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp . Cụ thể: Trong giai đoạn 2010 – 2014, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng 12,8%, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm 15,17%...

Để đạt được kết quả này, huyện đã tập trung phát triển kinh tế theo hướng đa dạng các lĩnh vực, trong đó tập trung cao cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề dịch vụ, tạo thuận lợi thu hút đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển trên địa bàn, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác triệt để để các tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

- Tồn tại

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi , Yên Dũng cũng còn tồn tại một số vấn đề, cụ thể:

- Nguyên nhân khách quan:

Do các doanh nghiệp trên địa bàn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực tài chính yếu, khả năng cạnh tranh thấp.

Nguồn lực kinh tế của huyện còn hạn chế, dẫn đến việc đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn.

Chưa có chế tài xử lý cụ thể đối với các trường hợp cán bộ, nhân dân sinh con thứ 3 trở lên; hình thức xử lý kỷ luật đối với đảng viên sinh con thứ 3 trở lên giảm nhẹ.

- Nguyên nhân chủ quan:

Việc triển khai và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển KT – XH của một số cơ quan và UBND xã chưa cụ thể. Trong chỉ đạo, điều hành của một số xã chưa chọn đúng vấn đề trọng tâm, chủ đạo dàn trải, lúng túng, thiếu quyết liệt; Sự phối hợp giữa các cơ quan đơn vị, cơ sở trong thực hiện một số nhiệm vụ chưa tốt, thiếu chủ động, sáng tạo.

- Nhận thức của một bộ phận nhân dân về pháp luật còn hạn chế, một số hộ gia đình, cá nhân không đồng thuận với phương án bồi thường giải phóng mặt bằng của Nhà nước, gây khó khăn cho công tác tuyên truyền, vận động, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của một số dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu, chi của các đơn vị sự nghiệp giáo dục tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)