Kết luận 94

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu, chi của các đơn vị sự nghiệp giáo dục tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 106 - 107)

Sau 30 năm đổi mới và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế đã xây dựng được cơ chế hoạt động phù hợp nên đã có những bước phát triển vượt bậc. Thực tiễn công cuộc đổi mới kinh tế đất nước đã khẳng định tình hình giáo dục đào tạo đã có những chuyển biến tích cực. Nhà nước đã kịp thời ban hành Luật giáo dục, Luật phổ cập giáo dục tiểu học, THCS, THPT quy định một nền giáo tiên tiến. Bên cạnh đó, các giải pháp kinh tế cũng được tiến hành đồng thời nhằm đáp ứng đòi hỏi thực tiễn đặt ra. Tuy vậy, một số lĩnh vực sự nghiệp còn chậm đổi mới và lúng túng trong cơ chế hoạt động, đặc biệt là cơ chế tài chính để vừa thực hiện được mục tiêu phát triển các sự nghiệp (như giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, dịch vụ sự nghiệp trong các lĩnh vực nông nghiệp, khoa học công nghệ, xây dựng, giao thông vận tải...) bảo đảm an sinh xã hội, công bằng, định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa phù hợp với những yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Nguyên nhân là do chúng ta đã có thời gian dài bao cấp trong lĩnh vực sự nghiệp: Nhà nước cấp ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp để triển khai các hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp cho người dân thông qua các chỉ tiêu kế hoạch như giường bệnh, đầu học sinh... nhưng do nhiều nguyên nhân về cơ chế quản lý thu, chi ngân sách, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật nên chất lượng dịch vụ của các cơ sở cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cho người dân còn thấp. Bước sang thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người ngày một được cải thiện, đòi hỏi nhu cầu cung ứng dịch vụ sự nghiệp với chất lượng ngày càng tăng lên. Nhà nước cũng không nên tiếp tục bao cấp cho mọi đối tượng và toàn bộ hoạt động sự nghiệp công, đòi hỏi phải nhanh chóng đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập cho phù hợp với tình hình thực tế.

Vì vậy tăng cường quản lý thu, chi theo hướng đa dạng hóa các nguồn tài chính và quản lý hiệu quả thu, chi trong giáo dục của nước ta nói chung và sự nghiệp giáo dục huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang nói riêng là một đòi hỏi tất yếu, trong đó công tác quản lý thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục

hiện nay vừa là yêu cầu, vừa là điều kiện để nâng cao chất lượng đào tạo trong tình hình mới.

Trong khuôn khổ cho phép, luận văn thạc sĩ với đề tài: " Quản lý thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Yên Dũng , tỉnh Bắc Giang" đã đạt được những kết quả sau:

1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận của quản lý thu, chi đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục, phân tích tính tất yếu và những yêu cầu khách quan của đổi mới quản lý thu, chi tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo.

2. Thông qua trình bày, phân tích đánh giá thực trạng đổi mới quản lý thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào tạo công lập trên địa bàn huyện Yên Dũng trước những đòi hỏi thực tiễn đặt ra, luận văn chỉ ra những tồn tại, những bất cập và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý thu, chi tài chính tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

3. Dựa trên những quan điểm, những định hướng về chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là những định hướng phát triển giáo dục đào tạo như tinh thần Nghị quyết trung ương II khóa VII, luận văn trình bày những quan điểm cơ bản cần quán triệu, từ đó đề xuất giải pháp thiết thực, phù hợp nhằm đổi mới quản lý thu, chi đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu, chi của các đơn vị sự nghiệp giáo dục tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)