Quản lý thu, chi nói chung và quản lý thu chi cho các đơn vị hành chính sự nghiệp giáo dục đã và đang được rất nhiều nhà quản lý kinh tế nghiên cứu. Trong năm 2009, Chính phủ đã trình Quốc hội đề án đổi mới cơ chế quản lý tài chính giáo
dục giai đoạn 2009 – 2014 tại tờ trình số 89/TTr – CP, ngày 20 tháng 5 năm 2009. Bên cạnh đó là Báo cáo đánh giá tác động của Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục năm 2009 - 2014 của Bộ GD & ĐT trình Quốc hội ngày 20/5/2009. Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu của một số cá nhân khác mà tác giả có thể tiếp cận được. Nội dung chính của Đề án và một số công trình nghiên cứu có liên quan tác giả thu thập được qua các nguồn sách báo, tài liệu tham khảo bao gồm:
Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục năm 2009 – 2014: Đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo nhằm góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp hóa, hiện tại hóa đất nước, thực sự coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu .
Xác định như cầu tài chính cho các mục tiêu phát giáo dục. Quy định về trách và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương trong việc lập và thực hiện kế hoạch ngân sách giáo dục. Quy định về lương và các chính sách khuyến khích xã hội đầu tư cho giáo dục. Xây dựng cơ chế và chính sách khuyến khích xã hội đầu tư giáo dục. Quy định về lương và các chính sách khuyến khích xã hội đầu tư cho giáo dục. Quy định về lương và các chính sách khuyến khích đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Quy định các nghĩa vụ và quyền hạn về tài chính của các cơ sở. Quy định về trách nhiệm và quyền giám sát, kiểm tra của các Bộ và cơ quan quản lý nhà nước đối với việc sử dungj ngân sách giáo dục.
Báo cáo đánh giá tác động của Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục năm 2009 – 2014. Theo đó, Ngân sách nhà nước và đóng góp của người dân (học phí, tự nguyện, quyên góp) được sử dụng hiệu quả hơn hẳn. Trách nhiệm của các cấp quản lý nhà nước trong việc lập kế hoạch ngân sách cho giáo dục và chính sách sao cho có hiệu quả là rõ ràng, được đánh giá công khai, tạo tiền đề cho việc xử lý trách nhiệm cá nhân và tổ chức (4 kiểm tra: 1 – kiểm tra việc chi cho giáo dục có đúng quy định về mức chi ngân sách không; 2 – Kiểm tra về chi cho các địa bàn, chương trình có phù hợp với nhu cầu không; 3- Kiểm tra việc thu và sử dụng học phí; 4- Kiểm tra việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia ở địa phương – kiên cố hóa, nhà công vụ, tin học hóa...). Các cơ sở giáo dục phải thực hiện 3 công khai: 1 – Công khai cam kết và thực tế chất lượng giáo dục ; 2- công khai nguồn lực của cơ sở đào tạo; 3- công khai tài chính. Đây là cơ sở hết sức quan trọng để nhà nước và nhân dân kiểm tra, đánh giá chất lượng và tình hình tài chính của cở giáo dục.
- Luận văn Thạc sĩ kinh tế của tác giả Vũ Kim Quang về đề tài Giải pháp tăng cường quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục trung học phổ thông tỉnh Hải Dương, năm 2014. Tác giả đã nghiên cứu được một số lý luận có liên quan đến quản lý thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục, đánh giá thực trạng quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục trung học phổ thông và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý tài chính cho các cơ sởn giáo dục phổ thông trên địa bàn nghiên cứu.
- Luận văn Thạc sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Trúc Mai về đề tài Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, năm 2014. Tác giả đã nghiên cứu được một số lý luận có liên quan đến quản lý chi NSNN cho giáo dục – đào tạo cấp huyện, đánh giá được thực trạng chi NSNN cho giáo dục – đào tạo trong giai đoạn nghiên cứu và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý chi NSNN cho giáo dục – đào tạo trên địa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên, tác giả chưa nêu bật được nội dung chính và vai trò trong quản lý chi NSNN cho giáo dục – đào tạo của các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước. Phần kết quả nghiên cứu của tác giả chủ yếu sử dụng các số liệu sơ cấp, chưa sử dụng số liệu thứ cấp để đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN cho giáo dục – đào tạo trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Một số giải pháp tác giả đưa ra chưa thực sự mang tính thực tế cao.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Yên Dũng là một huyện nằm ở tiểu vùng miền núi và trung du của tỉnh Bắc Giang được bao bọc bởi 3 con dông là Sông Cầu, Sông Thương và Sông Lục Nam. Huyện có diện tích tự nhiên là 19042 km2 bao gồm 19 xã và thị trấn. Phía Bắc giáp thành phố Bắc Giang, huyện Lạng Giang; phía Đông giáp huyện Lục Nam; phía Nam giáp với huyện Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh), huyện Chí Linh (tỉnh Hải Dương); phóa Tây giáp với huyện Việt Yên. Dân số của huyện tính đến tháng 9 năm 2014 là 136.337 người. Mật độ dân số là 713 người/km2. Trung tâm huyện là thị trấn Neo (UBND huyện Yên Dũng,2014).
Bản đồ hành chính huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động rất phức tạp và khó khăn nhiều hơn, tăng trưởng toàn cầu thấp so với dự báo đầu năm, tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta. Ở trong nước, việc thắt chặt tài khóa và tiền tệ để kiềm chế lạm phát dẫn đến hệ quả là lãi suất tín dụng tăng cao, doanh nghiệp và nhân dân khó tiếp cận vốn, sản xuất khó khăn. Bên cạnh đó, ở huyện ta tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến khó lường, giá cả một số hàng nông sản giảm, đã ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân. Bối cảnh trên đặt ra những thách thức lớn trong chỉ đạo và điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện năm 2014. UBND huyện đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện mục tiêu đề ra trong Nghị quyết của HĐND huyện và đã đạt được một số kết quả tích cực, tổng giá trị sản xuất cả năm đạt 1.693,103 tỷ đồng tăng 16,03% so với năm 2013, cụ thể:
1. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất: đạt 16,03 %
2. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông – lâm nghiệp – thủy sản chiếm 16,32% 3. Giá trị sản xuất/1ha diện tích đất canh tác đạt 87,53 triệu đồng
4. Giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN ước đạt 314,771 tỷ đồng đạt 101,39% so với kế hoạch
5. Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 547,150 tỷ đồng bằng 139,92% so với kế hoạch đầu năm 2014; trong đó thu trên địa bàn 153,023 tỷ đồng, đạt 150,93% so với kế hoạch.
6. Tỷ lệ kiên có hóa phòng học đạt 77,4% bằng 100% kế hoạch; tỷ lệ trường chuẩn quốc gia ước đạt 80,3% tăng 1,5 % so với kế hoạch.
7. Tỷ lệ xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2011 – 2020 ước đạt 71,4% bằng 100% kế hoạch.
8. Tỷ lệ hộ nghèo dự kiến còn 4,75%, giảm 0,6% so với năm 2012, bằng 100% với kế hoạch.
9. Tỷ suất phát triển dân số tự nhiên 10,5%, đạt 100% so với kế hoạch; tỷ suất sinh giản 0,1%0 so với năm 2013, đạt 200% kế hoạch; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm 0,1%, tỷ số giới tính khi sinh giảm 0,5 điểm phần trăm so với năm 2013.
10.Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là 13,1% giảm 0,5% so với năm 2013, đạt 100% kế hoạch.
11. Tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân đạt 69%, tăng 3,8% so với năm 2013, bằng 100% kế hoạch.
12. Đào tạo nghề cho 2.640 lao động, đạt 103,94 % so với kế hoạch; tỷ lệ lao động qua đào tạo là 48% tăng 2,5% so với kế hoạch.
13. Tạo việc làm mới cho 2.870 lao động, đạt 100% so với kế hoạch; xuất khẩu lao động 755 người, đạt 100,67%.
14. Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 89,4%; tỷ lệ
dân số thành thị được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%.
15. Tỷ lệ gia đình văn hóa là 86,2%, tăng 2,0% so với KH; tỷ lệ làng văn hóa cấp huyện là 76,4%, tăng 15,4% so với KH; tỷ lệ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa là 93,68%, tăng 6,68% so với KH; có 5 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, đạt 125% KH. Tỷ lệ người dân tham gia tập luyện TDTT thường xuyên là 30%, tăng 1% so với KH.
16. 3/6 xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 về đích năm 2014
(Lão Hộ, Cảnh Thụy, Tiến Dũng), 3/6 xã (Xuân Phú, Tư Mại, Đức Giang) hoàn thành 2-3 tiêu chí, 13 xã còn lại hoàn thành từ 1-2 tiêu chí (UBND huyện Yên Dũng, 2014).
3.1.3. Tình hình phát triển giáo dục huyện Yên Dũng
Sự nghiệp giáo dục ngày càng được củng cố và từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng là nhờ thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng cùng với sự quan tâm, chỉ đạo của tỉnh và quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện. Để tạo cơ sở cho việc đào tạo nhân tài ở bậc Mầm non, Tiểu học, THPT, TTGDTX...được tốt hơn cần phải đánh giá được thực trạng giáo dục trên địa bàn huyện trong những năm gần đây để có phương hướng quản lý có hiệu quả.
Hệ thống trường lớp: hiện nay có ba loại hình giáo dục đó là các trường
công lập, dân lập và bán công trong đó hệ thống trường công lập giữ vai trò chủ đạo luôn đảm bảo về hệ thống cơ sở và chất lượng giảng dạy.
Đối với trường công lập: Trên toàn huyện Yên Dũng hiện nay có tất cả 68
trường công lập, với khối Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, TTGDTX. Cơ sở vật chất và quy mô giáo dục huyện Yên Dũng được thể hiện rõ qua số lượng trường lớp và số học sinh qua các năm học, Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Số trường học, lớp học, học sinh hệ công lập, dân lập
Năm học/chỉ tiêu
2012-2013 2013-2014 2014-2015
Công lập Dân lập Công lập Dân lập Công lập Dân lập
Mầm Non 22 02 22 02 22 02 Số lớp 264 10 264 11 264 11 Số học sinh 7.926 276 7.915 309 7.917 342 Tiểu học 22 22 22 Số lớp 308 308 308 Số học sinh 7.805 7.812 7.815 THCS 21 21 21 Số lớp 273 273 274 Số học sinh 8.190 8.198 8.205 THPT 03 02 03 02 03 02 Số lớp 52 05 51 05 52 05 Số học sinh 1.610 135 1.565 129 1.623 132 TTGDTX 01 01 01 Số lớp 15 15 15 Số học sinh 452 467 471 Cộng Số lớp 912 15 911 16 913 16 Số học sinh 25.983 411 25.957 438 26.013 474
Nguồn: Phòng GD & ĐT huyện Yên Dũng (2015)
Qua bảng số liệu cho ta thấy năm học 2012- 2013, 2013- 2014 số, năm 2014- 2015 số trường học là 92; trong khi đó số lượng học sinh năm 2012- 2013 giảm so với năm 2013- 2014 là 26 học sinh; năm 2014- 2015 số học sinh tăng so với năm 2013- 2014 là 01 học sinh. Điều này cho thấy số lượng học sinh trong các trường công lập không đồng đều qua các năm cùng với số lượng các lớp học được xây dựng nhằm đáp ứng được nhu cầu học tập của các em và phụ huynh học sinh.
Cơ sở vật chất trường lớp có nhiều tiến bộ, đáp ứng nhu cầu cho dạy và học. Huyện Yên Dũng có nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng mới, kiên cố hóa trường lớp học, bình quân mỗi năm có khoảng 568 phòng học kiên cố được xây dựng mới. Đến năm học 2011 – 2012, tỷ lệ phòng học kiên cố toàn huyện đạt 87,2%. Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên từ năm 2008 – 2012 đã mang lại những thay đổi về hệ thống phòng học của các trường, số lượng các trường đảm bảo và đạt các tiêu chí trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1 là 69 trường công lập với 100%, trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2 là 52/72 = 72,2% .
3.1.4. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu - Thuận lợi - Thuận lợi
Yên Dũng là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Giang, gồm 19 xã và 2 thị trấn. Trung tâm huyện lỵ cách thành phố Bắc Giang 16 km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 60km theo quốc lộ 1A. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là trên 19.000hecta, dân số khoảng 136.000 người…
Ngoài tiềm năng phát triển nông nghiệp, thủy sản, với vị trí nằm sát thành phố Bắc Giang, nằm liền kề với khu tam giác kinh tế phía Bắc và gần các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Ninh; trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng, huyện Yên Dũng được xác định là một trong 04 huyện, thành phố trọng điểm của tỉnh Bắc Giang trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. Cùng với sự nghiệp phát triển đất nước sau hơn 20 năm đổi mới, huyện Yên Dũng đã phát huy được vai trò tiền phong là hạt nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt cao, công nghiệp, dịch vụ phát triển khá mạng, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.
Nhằm khai thác hiệu quả lợi thế này trong phát triển kinh tế, những năm qua Huyện ủy, UBND huyện đã tranh thủ sự quan tâm, ủng hộ của Trung ương, của tỉnh Bắc Giang, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt cao, công nghiệp, dịch vụ phát triển khá mạnh, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.
Nhằm khai thác hiệu quả lợi thế này trong phát triển kinh tế, những năm qua Huyện ủy, UBND huyện đã tranh thủ sự quan tâm, ủng hộ của Trung ương, của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, điển hình như khu công nghiệp Song Khê – Nội Hoàng và các cụm công nghiệp như: thị trấn Neo, Tân Dân, Nội Hoàng và cụm công nghiệp làng nghề Đông Thượng – Lãng Sơn …
Nhờ đó mà những năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện Yên Dũng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp . Cụ thể: Trong giai đoạn 2010 – 2014, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng 12,8%, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm 15,17%...
Để đạt được kết quả này, huyện đã tập trung phát triển kinh tế theo hướng đa dạng các lĩnh vực, trong đó tập trung cao cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề dịch vụ, tạo thuận lợi thu hút đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển trên địa bàn, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác triệt để để các tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
- Tồn tại
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi , Yên Dũng cũng còn tồn tại một số vấn đề, cụ thể:
- Nguyên nhân khách quan:
Do các doanh nghiệp trên địa bàn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng