giáo dục
4.4.2.1. Nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn thu
- Đa dạng hóa các nguồn thu
Kinh phí là điều kiện cần thiết để thực thi mục tiêu chiến lược giáo dục, để quản lý và điều hành giáo dục. Thông qua hoạt động tài chính trong giáo dục thực hiện các chức năng huy động và phân bổ vốn, điều hòa và giám sát sự phát triển giáo dục giữa các cấp, các bậc giáo dục, giữa các vùng, giữa các tầng lớp trong xã hội có thu nhập khác nhau, khuyến khích các loại hình đào tạo trong các đơn vị giáo dục, đào tạo cần phát triển với các ngành nghề đào tạo cần ưu tiên. Kinh phí đầu tư cho giáo dục hiện nay ở Bắc Giang nói chung và ở huyện Yên Dũng nói riêng còn thấp, chưa đảm bảo cho sự nghiệp phát triển giáo dục, song còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Bên cạnh đó việc quản lý và sử dụng những nguồn lực mà giáo dục có được còn kém hiệu quả.
Căn cứ vào điều kiện thực hiện và chiến lược phát triển của giáo dục đào tạo của huyện Yên Dũng cho thấy những trong những năm tới nhu cầu vốn cho giáo dục đào tạo là rất lớn.
Để đa dạng hóa nguồn thu cho giáo dục đào tạo ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang nói riêng cần tập trung vào các giải pháp cụ thể như sau:
- Tranh thủ nguồn thu từ NSNN
tuyển sinh hàng năm, tỷ lệ học sinh, giáo viên được cấp kinh phí. Đây là nguồn thu chủ yếu trong tổng nguồn thu hàng năm mà Yên Dũng có thể tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan cấp trên và địa phương. Thông qua đó, địa phương có thể tạo điều kiện để các đơn vị khau thác tối đa nguồn tài chính cho giáo dục đào tạo. Mục tiêu là nhằm huy động sức mạnh tổng hợp, thực hiện xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa nguồn lực trong quá trình xây dựng và phát triển giáo dục đào tạo huyện Yên Dũng.
- Nguồn thu sự nghiệp
Đây là nguồn thu đáng kể bổ sung cho nguồn tài chính đối với các cơ sở giáo dục, huy động từ nguồn thu học phí, sự đóng góp của cộng đồng. Trên cơ sở thực hiện chế độ thu và sử dụng học phí và sự điều chỉnh mức học phí mà nhà nước sẽ thực hiện theo lộ tình thời gian tới để tăng khả năng thu hồi chi phí phù hợp với mỗi cấp, bậc giáo dục. Tăng tỷ lệ thu hồi chi phí bằng việc mở rộng diện đóng góp và nâng mức học phí một cách hợp lý. Đây là điều kiện cho các cơ sở giáo dục hướng đến việc đáng ứng nhu cầu giáo dục tốt hơn. Muốn vậy, cần phải thể chế hóa quy chế về các khoản thu học phí và các đóng góp ngoài học phí. Công khai các mức thu học phí và các khoản đóng góp khác vào đầu năm học. Điều chỉnh có tính đến yếu tố trượt giá, yếu tố chất lượng, chi phí của đơn vị, khả năng đảm bảo ngân sách so với chi phí và các yếu tố khác (như thu cao hơn ở các vùng thành phố và vùng có kinh tế phát triển hơn so với các vùng khác).
Việc tăng mức thu học phí ở mức hợp lý, cần gắn liền với chương trình cho vay và lập quỹ học bổng. Nguồn ngân sách tập trung đầu tư chiều sâu, đảm bảo thiết bị, giáo trình tương đối hiện đại cho một số cơ sở để tăng nhanh khả năng đào tạo chất lượng.
Phát triển nâng cấp công tác nghiên cứu khoa học ở tất cả các hướng: khoa học cơ bản, khoa học giáo dục, khoa học công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn phát triển các đề tài, dự án nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo điều kiện môi trường cho hoạt động khoa học và công nghệ. Khuyến khiachs các đề tài, hình thức nghiên cứu và ứng dụng gắn liền với chuyên môn nghiệp vụ.
- Tăng cường các nguồn thu khác
+ Tranh thủ các nguồn tài trợ của các doanh nghiệp, của các nhà hảo tâm trong nước và nước ngoài, để có thêm nguồn kinh phí đầu tư tăng cường cơ sở vật chất đáo ứng ngày một tốt hơn cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học;
+ Khuyến khích các đơn vị giáo dục, đào tạo nâng cao chất lượng dịch vụ và mở rộng loại hình đào tạo so với quy định của nhà nước.
Các đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo trên mức tiêu chuẩn quy định của nhà nước, đào tạo theo nhu cầu đặt hàng của xã hội được thu mức học phí tương ứng với phần giá trị dịch vụ gia tăng so với tiêu chuẩn quy định của nhà nước.
+ Hoàn thiện các quy định trong quản lý và sử dụng tài sản của các đơn vị để khai thác có hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có.
Các đơn vị thực hiện các hoạt động dịch vụ khác phù hợp với chức năng nhiệm vụ của mình, nên việc sử dụng cán bộ, sơ sở vật chất, phân bổ các nguồn lực ngoài việc đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, các đơn vị còn khai thác cơ sở vật chất hiện có và sử dụng các thế mạnh của mình để tăng cường cho hoạt động dịch vụ nhằm tăng các nguồn tài chính cho đơn vị. Chính vì vậy các đơn vị cần xây dựng những quy chế rõ ràng, công khai, xây dựng dự toán cụ thể cho các hoạt động này, có kế hoạch về quản lý và sử dụng tài sản, định mức thu, chi cụ thể từng loại hình đảm bảo có phần chênh lệch thu, chi bù đắp chi phí và có tích lũy.
4.4.2.2. Sử dụng tiết kiệm, nâng cao hiệu quả quản lý chi và phân phối chênh lệch thu chi
- Tăng cường kiểm soát chi
+ Đổi mới cơ cấu chi thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu của các đơn vị giáo dục, đào tạo.
+ Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với cơ chế tự chủ tài chính + Đổi mới hệ thống báo cáo, thống kê tài chính
+ Các đơn vị giáo dục, đào tạo cần trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp nhằm tái đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, tăng chất lượng dạy và học
- Chính sách chế độ đối với cán bộ, giáo viên
+ Cần phân bổ đội ngũ cán bộ giáo viên sao cho phù hợp hơn với tình hình địa phương đảm bảo cả vừa hồng vừa chuyên, giảm tối đa hiện tượng trưng tập cán bộ giáo viên, có chính sách chế độ quy cụ thể đối với cán bộ giảng dạy làm công tác kiêm nhiệm, quan tâm nhiều hơn nữa đến đời sống cán bộ giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, khuyến khích động viên, hỗ trợ cán bộ giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học.
4.4.2.3. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra quá trình chấp hành kỷ luật thu, chi
Thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động thu, chi tài chính thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và với tất cả các khâu lập kế hoạch dự toán thu, chi đến khâu chấp hanh quyết toán thu, chi. Kiểm tra quản lý tài sản, cơ sở vật chất hiện có, thông qua theo dõi cấp phát, kiểm kê trên cơ sở đó có kế hoạch bổ sung hằng năm.
Đối với công tác kiểm tra, giám sát vào hoạt động thu, chi của các đơn vị và tác động tích cực đến quá trình, các khâu trong hoạt động tài chính, thiết thực và hỗ trợ nâng cao hiệu quả quản lý thu, chi, đảm bảo cho các hoạt động trong đơn vị giáo dục, thực hiện tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật, tăng cường pháp chế, giữ vững kỷ luật, nâng cao hiệu quả quản lý. Kiểm tra, giám sát, tăng cường pháp chế, chữ vững kỷ luật, nâng cao cho công tác quản lý, uốn nắn kịp thời những khuyết điểm, điều chỉnh cơ chế chính sách cho phù hợp.
4.4.2.4. Tăng cường công tác hạch toán cùng với việc thực hiện công khai tài chính
Tăng cường quản lý thu, chi không thể không tính nói đến công tác hạch toán kế toán. Hạch toán kế toán thực hiện việc thu nhận và xử lý thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính một cách thường xuyên liên tục, toàn diện và có hệ thống. Các đơn vị sự nghiệp giáo dục cần xây dựng chế độ định kỳ báo cáo kế toán, cung cấp những thông tin đã thu nhận và xử lý của đơn vị cho lãnh đạo, cơ quan quản lý các cấp. Thu nhận, xử lý cung cấp thông tin phải đáp ứng yêu cầu chuẩn mực kế toán, nghĩa là công tác ghi chép, hạch toán, phản ánh hoạt động thu, chi phải chính xác, kịp thời. Như vậy, công tác hạch toán kế toán tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục cần hoàn thiện những nội dung sau.
- Nghiên cứu vận dụng loại hình tổ chức công tác kế toán sao cho phù hợp với tình hình cụ thể của đơn vị. Trong công tác hạch toán kế toán, lựa chọn hình thức tổ chức kế toán là công việc quan trọng và cần thiết. Lựa chọn hình thức tổ chức kế toán phù hợp sẽ phát huy đầy đủ vai trò của công tác kế toán, thống kê trong quản lý các hoạt động thu, chi tài chính, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ của đơn vị đề ra.
- Tổ chức xây dựng hệ thống chứng từ kế toán, tổ chức hạch toán ban đầu và tổ chức luân chuyển chứng từ một cách khoa học.
- Lựa chọn hình thức kế toán phù hợp, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo kế toán và kiểm tra kế toán. Số liệu báo cáo kế toán là số liệu mang tính tổng hợp về tình hình hoạt động của đơn vị theo chỉ tiêu tài chính phục vụ cho công tác quản lý của đơn vị và của các cơ quan quản lý cấp trên.
- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khoa học quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán để giỏi về nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao, có phẩm chất đạo đức tốt; tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ kế toán học tập nâng cao trình độ thông qua việc hỗ trợ kinh phí học tập, tạo điều kiện về thời gian.
- Ngoài việc chấp hành các chế độ chính sách của nhà nước về kế toán, thống kê, các đơn vị trong thẩm quyền cần ban hành các mẫu chứng từ, bảng mẫu liên quan đến hoạt động quản lý tài chính. Cụ thể , đối với nguồn thu ngoài NSNN phải theo dõi từng nguồn thu, chi tiết theo từng đối tượng từng lớp học, khóa học để có thể đánh giá được hiệu quả của hoạt động thu, chi. Phải có báo cáo thống kê thu, chi phí theo từng lớp học, từng năm học giúp cho nhà trường xác định được nguồnn thu, chi cho từng loại, trên cơ sở đó đề xuất phương án thu, chi cho phù hợp.
Đi đôi với tăng cường công tác hạch toán kế toán, cần chú trọng thực hiện tốt công tác kiểm toán, trong đó có kiểm toán nội bộ, công tác kiểm toán là một hoạt động không thể thiếu trong quản lý thu, chi tài chính của đơn vị.
Thực hiện công khai các chỉ tiêu về thu, chi hàng năm trong đơn vị cán bộ công chức viên chức hoặc bằng bảng biểu niêm yết tại văn phòng đơn vị cụ thể: thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch NN về đào tạo, về nguồn kinh phí, các khoản thu, chi, việc phân phối và sử dụng kinh phí từ chênh lệch thu, chi, chi hoạt động thường xuyên...
4.4.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất, mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thu, chi tài chính
Để đáp ứng yêu cầu quản lý trong điều kiện thực hiện đa dạng hóa loại hình đào tạo, đa dạng hóa các nguồn thu khi công nghệ thông tin đã phát triển khá phổ biến trước hết phải ưu tiên mua sắm trang thiết bị như: máy vi tính, nối mạng INTERNET, quản lý kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, kế toán tài sản...
Quá trình thu nhận, xử lý, lưu trữ, phân phối thông tin trong quản lý thu, chi ở các đơn vị sự nghiệp giáo dục hiện nay cũng giống như quy trình chế biến
sản phẩm, bao gồm nhiều khâu, mỗi khâu đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau. Khối lượng thông tin cần xử lý ngày càng lớn, việc tiếp nhận, xử lý thông tin ra quyết định quản lý thu, chi theo hình thức tập trung, hiện đại bằng các thiết bị điện tử và các phần mềm ứng dụng sẽ giúp cho công tác quản lý th, chi đạt hiệu quả hơn. Áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thu, chi theo hướng trang bị đồng bộ các thiết bị tin học nối mạng internet. Việc nối mạng quản lý có tác dụng, một mặt giúp cho các bộ phận nghiệp vụ, quản lý trao đổi thông tin, dữ liệu được dễ dàng, mặt khác lãnh đạo các đơn vị dù ở xa vẫn có thể kiểm tra thông tin quản lý thu, chi của đơn vị, từ đó ra quyết định phù hợp.
Đối với ứng dụng tin học trong công tác kế toán cần đạt được các yêu cầu: + Dễ dàng trong thao tác, đảm bảo các yêu cầu hạch toán
+ Bảng biểu mẫu thống nhất đúng vứ quy định chung hiện hành + Nhiều phần kế toán cùng được thực hiện thuận lợi
+ Đảm bảo việc đối chiếu số liệu kế toan chi tiết với tổng hợp
+ Các số liệu kê toán cần thiết cho điều hành, quản lý phải được khai thac kịp thời và hiệu quả
Song song với trang thiết bị máy móc tin học, cần đào tao đội ngũ cán bộ quản lý tài chính, thành thạo về tin học ứng dụng để khai thác có hiệu quả máy móc thiết bị tin học. Thực hiện tốt công việc trên, sẽ giúp cho công tác quản lý tài chính đối với cac đơn vị đạt hiệu quả cao hơn.
4.4.2.6. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp chính quyền, sự phối hợp quản lý giữa các ngành trong quản lý thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Yên Dũng
- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp chính quyền HĐND, UBND tỉnh, huyện chỉ đạo triển khai, cụ thể hóa kịp thời các chủ trương chính sách chế độ về quản lý tài chính trong lĩnh vực giáo dục phù hợp với tình hình thực tê của địa phương, nhất là chính sách chế độ về học phí, tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục của huyện tháo gỡ khó khăn về nguồn thu, chi tài chính khi áp dung và thực hiện đúng chính sách, chế độ về học phí. Việc giao kế hoạch thu, chi NS hàng năm cần gắn liền với kế hoạch trung hạn và dài hạn của ngành, từ đó tạo điều kiện để các đơn vị sự nghiệ giáo dục có sự chủ động trong sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện nhiệm vụ hoạt động, chế độ chính sách và dự kiến kinh phí theo trần
NS được xác định trước để cân đối giữa nhu cầu chi với khả năng nguồn lực tài chính công. Tiếp tục đầu tư các nguồn lực cho giáo dục, đặc biệt là nguồn lực tài chính, tăng cường đầu tư phát triển, đầu tư trọng điểm cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục ở những vùng trọng điểm, vùng đặc biệt khó khăn, hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn...
-Tăng cường quản lý và sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý cấp sở, ngành, cấp huyện, các phòng ban trên địa bàn huyện Yên Dũng.
Đổi mới công tác lập kế hoạch, phân bổ nguồn thu, nhiệm vụ chi phù hợp, công bằng giữa các đơn vị. Dự toán NS phải dựa trên cơ sở kết quả “đầu ra” của giáo dục nhằm sử dụng hợp lý các nguồn thu, chi đầu tư cho giáo dục. Cần phối hợp chặt chẽ trong quá trình phân bổ, giao kế hoạch đào tạo giữa cơ quan quản lý giáo dục các cấp và cơ quan tài chính, kế hoạch đầu tư có cơ sở phân bổ, giao kế